Phương pháp giải bài trắc nghiệm hóa

Câu 1: Cho hỗn hợp 3 muối ACO3, BCO3, XCO3 tan trong dung dịch HCl 1M vừa đủ tạo ra 0,2 mol khí. Thể tích (ml) dung dịch HCl đã dùng là:

 A. 200 B. 100 C. 150 D. 400

Câu 2: Hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau trong PNC nhóm II. Hòa tan hoàn toàn 3,6g hỗn hợp A trong HCl thu được khí B. Cho toàn bộ lượng khí B hấp thụ hết bởi 3 lit Ca(OH)2 0,015M thu được 4 gam kết tủa. 2 kim loại trong muối cacbonat là:

 A. Mg,Ca B. Ca,Ba C. Be,Mg D. A và C

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp giải bài trắc nghiệm hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Cho hỗn hợp 3 muối ACO3, BCO3, XCO3 tan trong dung dịch HCl 1M vừa đủ tạo ra 0,2 mol khí. Thể tích (ml) dung dịch HCl đã dùng là:
	A. 200	B. 100	C. 150	D. 400
Câu 2: Hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau trong PNC nhóm II. Hòa tan hoàn toàn 3,6g hỗn hợp A trong HCl thu được khí B. Cho toàn bộ lượng khí B hấp thụ hết bởi 3 lit Ca(OH)2 0,015M thu được 4 gam kết tủa. 2 kim loại trong muối cacbonat là:
	A. Mg,Ca	B. Ca,Ba	C. Be,Mg	D. A và C
Câu 3: Nung m gam hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat trung tính của 2 kim loại N và M đều có hóa trị II. Sau một thời gian thu được 3,36 lit CO2(đktc) và còn lại hỗn hợp trắn Y. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu thêm được 3,36 lit CO2( đktc). Phần dung dịch đem cô cạn thu được 32,5gam muối khan. Giá trị của m là:
	A. 22,9g	B. 29,2g	C. 35,8g	D. Kết quả khác
Câu 4: Thực hiện phản ứng tách nước 14,7g hỗn hợp 2 ancol no,đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng bằng H2SO4 đặc ở 170oC thu được hỗn hợp 2 olefin và 5,58g nước. Công thức 2 ancol là:
	A. C2H5OH, C3H7OH	B. CH3OH, C2H5OH
	C. C3H7OH, C4H9OH	D. C4H9OH, C5H11OH
Câu 5: Một hỗn hợp chứa 2 axit đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Để trung hòa dung dịch này cần dùng 40ml dung dịch NaOH 1,25M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hòa thu được 3,68 g hỗn hợp muối khan. Công thức 2 axit là:
	A. CH3COOH, C3H7COOH	B. C2H5COOH, C3H7COOH
	C. HCOOH; CH3COOH	D.Đáp án khác
Câu 6: Đun nóng 7,2 gam este A với dung dịch NaOH dư; phản ứng kết thúc thu được glixêrol và 7,9gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ hỗn hợp muối đó tác dụng với H2SO4 loãng thu được 3 axit hữu cơ no đơn chức mạch hở D,E,F trong đó E,F là đồng phân của nhau; E là đồng đẳng kế tiếp của D. Công thức phân tử của các axit là:
	A. C2H4O2; C3H6O2	B. C2H4O2; C3H6O2
	C. C3H6O2; C4H8O2	D. Kết quả khác
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 1 hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp nhau thu được 25,76lit CO2 (đktc) và 27g H2O. Xác định công thức phân tử của 2 hiđrocacbon và tính thành phần % theo số mol mỗi chất
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 ancol đồng đẳng liên tiếp của ancol metylic rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 và bình 2 đựng KOH rắn. Khối lượng bình 1 tăng 2,61 gam, khối lượng bình 2 tăng 4,62 gam. Xác định CTPT của 2 ancol
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X gồm 2 axit no A1, A2 thu được 11,2 lit khí CO2(đktc). Để trung hòa 0,3 mol X cần 500ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo phù hợp của 2 axit là:
	A. CH3COOH và C2H5COOH	B. CH3COOH và HOOC-CH2-COOH
	C. HCOOH và HOOC-COOH	D. HCOOH và C2H5COOH
Câu 10: Hiđro hóa 3 gam hỗn hợp X gồm 2 anđhit no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng được 3,16 g hỗn hợp Y gồm 2 ancol và 2 anđhit dư, 2 anđhit đó là:
	A. HCHO và CH3CHO	B. CH3CHO và C2H5CHO
	C. C2H5CHO và C3H7CHO	D. C3H7CHO và C4H9CHO
Câu 11: 1,1 gam hỗn hợp A gồm 2 ancol đơn chức, đồng đẳng kế tiếp tác dụng với Na dư tạo ra 1,76 g hỗn hợp ancolat. A là hỗn hợp:
	A. C2H5OH; C3H7OH	B. C3H5OH; C4H7OH
	C. CH3OH; C2H5OH	D. C3H7OH; C4H9OH
Câu 12: Cho axit oxalic tác dụng với hỗn hợp 2 ancol đơn chức, đồng đẳng liên tiếp thu được 5,28g hỗn hợp 3 este trung tính. Thủy phân lượng este trên bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 5,36 g muối. Hai ancol có công thức:
	A. CH3OH; C2H5OH	B. C2H5OH; C3H7OH
	C. C3H7OH; C4H9OH	D. C4H9OH; C5H11OH
Câu 13: Nitro hóa benzen được 14,1g hỗn hợp gồm hai chất nitro có khối lượng phân tử hơn kém nhau 45 đvC. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 chất nitro này được 0,07mol N2. Hai chất nitro đó là:
	A. C6H5NO2 và C6H4(NO2)2	B. C6H4(NO2)2 và C6H3(NO2)3
	C. C6H3(NO2)3 và C6H2(NO2)4	D. C6H2(NO2)4 và C6H(NO2)5
Câu 14: Hỗn hợp X gồm 2 ancol no có số nguyên tử bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol X thu được 11,2 lit CO2(đktc). Mặt khác 0,25 mol X đem tác dụng với Na dư thấy thoát ra 3,92 lit H2(đktc). Các ancol của X là:
	A. C3H7OH; C3H6(OH)2	B. C4H9OH; C4H8(OH)2
	C. C2H5OH; C2H4(OH)2	D. C3H7OH; C3H5(OH)3
Câu 15: Một hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic no A, B không tham gia phản ứng tráng bạc có số nguyên tử hơn kém nhau 1C. Nếu trung hòa 10,98g X bằng một lượng NaOH vừa đủ thu được 15,27g hỗn hợp Y gồm 2 muối. Nếu làm bay hơi 10,98g X ở 273oC, 1atm thu được thể tích 6,72 lit. Công thức cấu tạo 2 axit là:
	A. CH3COOH và HOOC-CH2-COOH
	B. CH3COOH và HOOC-COOH
	C. CH3CH2COOH và HOOC-CH2-CH2-COOH
	D. HCOOH và CH3COOH
Löu Huyønh Vaïn Long
(Email: Vanlongthpt@gmail.com
ĐT: 0986.616.225)

File đính kèm:

  • docPP giai toan trac nghiemLTDH.doc