Phân phối chương trình Sinh học lớp 10 năm học 2011-2012

Phần I. Giới thiệu chung về thế giới sống

Phần II. Sinh học tế bào

Chương I. Thành phần hóa học của tế bào

Chương II. Cấu trúc của tế bào

Chương III. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

Chương IV. Phân bào

Phần III. Sinh học vi sinh vật

Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

 

doc148 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phân phối chương trình Sinh học lớp 10 năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành. 
2. Cấu trúc bậc 2:
 Cấu trúc bậc 2 là cấu trúc bậc 1 co xoắn( dạng α ) hoặc gấp nếp ( dạng β ) tạo thành.
3. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4:
 - Cấu trúc bậc 3: Là cấu trúc không gian 3 chiều của Protein do cấu trúc bậc 2 co xoắn hay gấp nếp.
 - Cấu trúc bậc 4: Do 2 hay nhiều chuỗi polipeptit cùng loại hay khác loại tạo thành.
 Các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao, độ pH,…có thể phá hủy các cấu trúc không gian 3 chiều của phân tử Prôtêin làm chúng mất chức năng sinh học, còn gọi là hiện tượng biến tính của phân tử Prôtêin.
II. Chức năng của Prôtêin:
- Cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
Ví dụ: Côlagen à mô liên kết.
- Dự trữ các axit amin.
Ví dụ: Prôtêin sữa,…
- Vận chuyển các chất.
Ví dụ: Hêmôglôbin
- Bảo vệ cơ thể.
Ví dụ: kháng thể
- Thu nhận thông tin.
Ví dụ: các thụ thể trong tế bào.
- Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh.
Ví dụ: các Enzim.
III. Axit Đêôxiribô Nuclêic:
1. Cấu trúc của ADN:
- Phân tử ADN có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit. Mỗi nuclêôtit có cấu tạo gồm 3 thành phần:
+ Đường Pentôzơ (C5H10O4).
+ nhóm Phôtphat (H3PO4)
+ Bazơ Nitơ: A, T, G, X.
 Có 4 loại nuclêôtit tương ứng với 4 loại bazơ nitơ.
- Các nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết photphodieste tạo thành chuỗi polinucleotit. 
- Gen là một đoạn phân tử ADN, trong đó trình tự nuclêôtit trên ADN qui định cho một sản phẩm nhất định (Prôtêin hay ARN).
* Cấu trúc không gian của ADN:
- Theo Watson và Crick: ADN gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit song song và ngược chiều nhau,các nucleotit đối diện liên kết với nhau bằng các liên kết Hiđrô ( A lk T bằng 2 lk hidro, G lk X bằng 3 lk hidro ).
- Hai chuỗi pôlinuclêôtit xoắn quanh một trục tưởng tượng như một thang dây xoắn
2. Chức năng của ADN:
 - ADN có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền (TTDT).
 ADN được cấu tạo 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung nên TTDT được bảo quản rất chặt chẽ. Nếu có sai sót sẽ có hệ thống enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa.
IV. Axit Ribô Nuclêic:
1. Cấu trúc của ARN:
 Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân là nuclêôtit, gồm có 3 thành phần:
+ Đường Pentôzơ: C5H10O5.
+ Nhóm phôtphat: H3PO4
+ Bazơ nitơ: A, U, G, X
à Có 4 loại đơn phân: A, U, G, X.
* mARN:
 Có cấu tạo gồm một chuỗi pôlinuclêôtit, mạch thẳng.
* rARN: 
 Có cấu trúc mạch đơn nhưng nhiều vùng liên kết với nhau tạo nên các vùng xoắn kép cục bộ.
* tARN: 
 Cấu tạo gồm 3 thùy, trong đó có 1 thùy mang bộ ba đối mã.
2. Chức năng của ARN:
- mARN: truyền đạt thông tin di truyền từ AND đến ribôxôm và được dùng như một khuôn để tổng hợp nên Prôtêin.
- rARN: Là thành phần cấu tạo nên ribôxôm, là nơi tổng hợp nên prôtêin.
- tARN: vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp protein.
 Ở một số loài virut, thông tin di truyền còn được lưu giữ trên ARN.
3. Củng cố:
- Kể tên vài loại Prôtêin có trong tế bào và cho biết chức năng của chúng.
- Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà, thịt lợn đều được cấu tạo từ Prôtêin nhưng rất khác nhau về đặc tính. Hãy giải thích?
- Phân biệt cấu trúc của ADN với ARN?
- Nếu phân tử ADN quá bền vững và sự sao chép thông tin di truyền không xảy ra sai sót thì thế giới sinh vật có đa dạng và phong phú như ngày nay hay không?
4. Dặn dò: 
Học thuộc bài đã học.
Xem mục: Em có biết.
Đọc trước bài 7 trang 31, SGK Sinh học 10.
***********************************************************************
Ngµy so¹n:.................................
Ngµy gi¶ng:................................
Chương II: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
Bài 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ
(Tiết 6)
I. Mục tiêu bài học:
	1. Về kiến thức:
Sau khi học xong bài này, học sinh cần :
Nêu được các đặc điểm của tế bào nhân sơ.
Giải thích được tế bào nhân sơ với kích thước sẽ có lợi gì?
Về kĩ năng & thái độ 
-Trình bày được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào vi khuẩn. 
II. Phương tiện dạy học:
	Hình 7.1 và hình 7.2 SGK Sinh học 10 phóng to.
III. Nội dung dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Phân biệt cấu trúc của ADN với ARN?
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV nêu câu hỏi, gọi HS trả lời.
- Hãy nêu đặc điểm của tế bào nhân sơ?
GV nêu câu hỏi, gọi HS trả lời.
- Kích thước nhỏ đem lại lợi ích gì cho tế bào nhân sơ ?
GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Hãy nêu các thành phần chính cấu tạo nên tế bào nhân sơ ?
Hoạt động 
GV chia nhóm học sinh
 Nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh thực hiện.
Nhóm 1, 2: 
- Cấu tạo và chức năng của màng sinh chất?
Nhóm 3, 4:
- Cấu tạo và chức năng của tế bào chất và vùng nhân?
GV nhận xét, đánh giá.
GV yêu cầu nhóm còn lại dán kết quả lên bảng.
GV nhận xét, đánh giá, kết luận vấn đề.
HS nghe câu hỏi, nghiên cứu SGK trả lời.
HS tự nghiên cứu SGK, trả lời.
HS nghe câu hỏi, tham khảo SGK trả lời.
HS tách nhóm theo hướng dẫn của GV.
Tiến hành thảo luận theo sự phân công.
Các nhóm nghiên cứu SGK, thảo luận, ghi kết quả. 
Nhóm đại diện dán kết quả lên bảng.
Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
Nhóm 3,4 dán kết quả lên bảng.
Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ:
- Chưa có nhân hoàn chỉnh.
- Chưa có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.
- kích thước nhỏ, khoảng từ 1- 5µm.
Kích thước tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V lớn, giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh, tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh.
II. Cấu tạo tế bào nhân sơ:
 Gồm: màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân.
1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi:
* Thành tế bào:
- Cấu tạo: chủ yếu từ peptiđôglican.
- Chức năng: quy định hình dạng tế bào vi khuẩn.
* Màng sinh chất:
- Cấu tạo: gồm 1 lớp prôtêin và 2 lớp photpholipit.
- Chức năng: Bảo vệ khối sinh chất bên trong tế bào.
 Một số tế bào vi khuẩn còn có vỏ nhầy để bảo vệ tế bào.
* Roi: giúp vi khuẩn di chuyển.
* Lông: Giúp các vi khuẩn gây bệnh dễ bám vào bề mặt tế bào vật chủ.
2. Tế bào chất:
- Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân. Gồm bào tương, ribôxôm và các hạt dự trữ.
3. Vùng nhân:
- Chỉ chứa phân tử ADN dạng vòng.
- Một số vi khuẩn còn chứa Plasmit trong tế bào chất, đây là cấu trúc ADN dạng vòng có khả năng tự nhân đôi độc lập với ADN của vi khuẩn.
3. Củng cố:
- Thành tế bào vi khuẩn có chức năng gì? 
- Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản đem lại cho chúng ưu thế gì?
4. Dặn dò: 
Học thuộc bài đã học.
Xem mục: Em có biết.
Đọc trước bài 8 trang 36, SGK Sinh học 10.
***********************************************************************
Ngµy so¹n:.................................
Ngµy gi¶ng:................................
Chương IV: PHÂN BÀO
Bài 18: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
(Tiết 20)
I. Mục tiêu bài học:
	1. Về kiến thức:
Sau khi học xong bài này, học sinh cần: 
	- Nêu được chu kì tế bào.
	- Mô tả được các giai đoạn khác nhau của chu kì tế bào.
	- Nêu được quá trình phân bào được điều khiển như thế nào và những rối loạn trong quá trình điều hòa phân bào sẽ gây nên những hậu quả gì.
2. Về kĩ năng & thái độ 
- Nêu được ý nghĩa của nguyên phân.
II. Phương tiện : 
	Hình 18.1 và hình 18.2 SGK Sinh học 10 phóng to.
III. Nội dung dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: Không
2. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời.
- Chu kì tế bào là gì? Chu kì tế bào trải qua mấy giai đoạn, kể tên các giai đoạn đó?
GV đánh giá, kết luận
Hoạt động:
GV chia nhóm HS, phát phiếu học tập, nêu yêu cầu công việc đối với HS.
Các pha
Đặc điểm
Pha G1
Pha S
Pha G2
 GV chỉnh sửa, bổ sung.
Hoạt động:
Yêu cầu: Quan sát hình 18.2, hoàn thành phiếu học tập sau:
Các kì
Đặc điểm
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời.
- Cho biết ý nghĩa của quá trình nguyên phân ?
GV đánh giá, kết luận.
HS nghe câu hỏi, tự tham khảo SGK trả lời.
Các HS khác nhận xét, bổ sung.
HS tách nhóm theo yêu cầu của GV, nhận phiếu học tập, thảo luận để hoàn thành.
Các pha
Đặc điểm
Pha G1
Tổng hợp những chất cần thiết cho sinh trưởng.
Pha S
NST nhân đôi
Pha G2
Tổng hợp những chất cần thiết cho phân bào.
HS nhận phiếu học tập, thảo luận, thống nhất nội dung, hoàn thành phiếu học tập.
Các kì
Đặc điểm
Kì đầu
- NST kép co xoắn lại.
- Màng nhân dần tiêu biến.
- Thoi phân bào dần xuất hiện.
Kì giữa
- NST xoắn cực đại.
-Tập trung ở mặt phẳng xích đạo. 
Kì sau
- Nhiễm sắc tử tách nhau, đi về hai cực của tế bào.
Kì cuối
- NST dãn xoắn.
- Màng nhân xuất hiện.
HS nghe câu hỏi, tự tham khảo SGK trả lời.
Các HS khác nhận xét, bổ sung.
I. Chu kì tế bào:
- Khái niệm: Là một chuỗi các sự kiện có trật tự từ khi 1 tế bào phân chia tạo thành 2 tế bào con, cho đến khi các tế bào con này tiếp tục phân chia.
- Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn: Kì trung gian ( thời kì giữa 2 lần phân bào ) và quá trình nguyên phân. 
- Kì trung gian: Chiếm thời gian dài nhất, là thời kì diễn ra các quá trình chuyển hóa vật chất... đặc biệt là quá trình nhân đôi của ADN. Được chia làm 3 pha:
+ Pha G1: Là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào. Vào cuối pha G1 có 1 điểm kiểm soát ( R ) nếu tế bào vượt qua được mới đi vào pha S và diễn ra quá trình nguyên phân.
+ Pha S: Ở pha này diễn ra sự nhân đôi ADN, NST, nhân đôi trung tử.
+ Pha G2: Diến ra sự tổng hợp protein histon, protein của thoi phân bào( tubulin...).
- Sau pha G2 sẽ diễn ra quá trình nguyên phân.
II. Quá trình nguyên phân:
- Là hình thức phân chia tế bào ( sinh dưỡng và sinh dục sơ khai ), xảy ra phổ biến ở các sinh vật nhân thực.
- Nguyên phân gồm 2 giai đoạn
1. Phân chia nhân: ( phân chia vật chất di truyền )
 Gồm 4 kì:
+ Kì đầu: NST kép bắt đầu co xoắn, trung tử tiến về 2 cực của tế bào, thoi phân bào hình thành, màng nhân và nhân con tiêu biến.
+ Kì giữa : NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. NST có hình dạng và kích thước đặc trưng cho loài.
+ Kì sau: Mỗi NST kép tách nhau ra ở tâm động, hình thành 2 NST đơn đi về 2 cực của tế bào.
+ Kì cuối: NST dãn xoắn dần, màng nhân và nhân con xuất hiện, thoi phân bào biến mất.
2. Phân chia tế bà

File đính kèm:

  • docgiao an sinh hoc 10.doc