Ôn tập phần văn học (Ngữ văn 12)

Câu 1: Quá trình phát triển của Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX:

a. Chặng đường từ năm 1945 đến năm 1954:

- Chủ đề:

+ Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng.

+ Kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân.

+ Cổ vũ phong trào Nam tiến.

+ Biểu dương những tấm gương vì nước quên mình

- Từ cuối năm 1946, VH tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống TD Pháp.

- Thành tựu:

+ Văn xuôi: truyện ngắn và kí: Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng (Trần Đăng), Đôi mắt, Nhật kí ở rừng (Nam Cao)

+ Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc. Tác phẩm tiêu biểu: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh), Đèo Cả (Hữu Loan), Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm)

+ Kịch: Bắc Sơn, Những người ở lại (Nguyễn Huy Tưởng), Chị Hòa (Học Phi)

+ Lí luận, nghiên cứu, phê bình VH: Chủ nghĩa Mác và mấy vấn đề văn hóa Việt Nam (Trường Chinh), Nhận đường, Mấy vấn đề nghệ thuật (Nguyễn Đình Thi)

b. Chặng đường từ năm 1955 đến năm 1964:

- VH tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ca ngợi những đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Thành tựu:

+ Văn xuôi:

* Mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề và phạm vi của hiện thực đời sống: Mùa lạc (Nguyễn Khải), Cao điểm cuối cùng (Hữu Mai)

* Viết về hiện thực đời sống trước cách mạng với cái nhìn, khả năng phân tích và sức khái quát mới: Vợ nhặt (Kim Lân), Mười năm (Tô Hoài)

* Hạn chế: Nhiều tác phẩm viết về con người và cuộc sống một cách đơn giản, phẩm chất nghệ thuật còn non yếu.

+ Thơ: phát triển mạnh mẽ

* Đề tài: sự hồi sinh của đất nước, thành tựu bước đầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nỗi đau chia cắt hai miền Nam – Bắc

* Kết hợp hài hòa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạng cách mạng.

* Tác phẩm tiêu biểu: Gió lộng (Tố Hữu), Ánh sáng và phù sa (Chế Lan Viên), Riêng chung (Xuân Diệu).

+ Kịch: Một đảng viên (Học Phi), Quẫn (Lộng Chương), Chị Nhàn (Đào Hồng Cẩm)

 

doc8 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập phần văn học (Ngữ văn 12), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Hồ Chí Minh.
Kể từ khi “Đi tìm hình của nước” cho đến khi từ biệt chúng ta “để gặp cụ Các Mác, cụ Lê – Nin”, Người đã sử dụng ngòi bút của mình như một vũ khí chiến đấu. Để cho sáng tác của mình có tác dụng thiết thực và đạt hiểu quả cao, Người cũng đã tự đặt cho mình những nguyên tắc khi cầm bút. Trước hết là mục đích viết để làm gì? Tiếp đó là viết cho ai? Từ đó viết để làm gì, và viết cho ai mà quy định nội dung, quy định cách viết: viết cái gì và viết như thế nào? Những nguyên tắc sáng tác nay như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm của Người, dù là ở nước ngoài hay ở trong nước, dù là viết bằng tiếng Việt Nam, hay tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, dù là viết khi người còn trẻ hay đã về già, sáng tác của Người nhất quán trong phong cách, đa dạng về thể loại, lúc thì như một ngòi bút phương Tây sắc sảo, điêu luyện và rất Pháp, lúc thì “giá đặt bên cạnh Đường thi và Tống thi cũng khó mà phân biệt được”. Lại cũng có những tác phẩm mà các bậc đại khoa, các bậc túc nho – uyên thâm chữ nghĩa – cảm thấy rất thích hợp với mình. Trong khi một số tác phẩm khác thì những người công nhân, những người nông dân kém văn hóa, đọc không những dễ hiểu mà còn rất thích.
Về văn xuôi, từ Vi hành đến Tuyên ngôn Độc lập, từ Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin đến Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người đều viết theo yêu cầu của cách mạng, trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, nhằm một mục đích cụ thể để kịp thời phục vụ cách mạng.
Để làm sáng tỏ vấn đề hơn, ta có thể lấy việc sáng tác Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin làm thí dụ. Nhiều người đã mất thời giờ tranh luận xem sáng tác này là nghị luận chính trị hay hồi ký cũng là do không nắm được quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh.
Mục đích sáng tác của bài văn này đã vượt khỏi phạm vi dân tộc mà mang một ý nghĩa quốc tế vô sản rất trọng đại. Bấy giờ, vào những năm cuối của thập kỷ năm mươi, vào lúc cần khẳng định sự đúng đắn tuyệt đối của chủ nghĩa Lênin đối với cao trào cách mạng giải phóng dân tộc trước sự tấn công của chủ nghĩa xét lại, vấn đề là nói như thế nào đây để mọi người, mọi dân tộc dễ dàng hiểu được rằng: chỉ có chủ nghĩa Lênin mới thực sự giải phóng được cho các dân tộc bị áp bức? Và Người đã chọn giọng kể thành thực, cảm động, đôi khi pha chút tự hào dí dỏm bằng những chi tiết chân thực chọn lọc. Chính nhờ đó mà những kỷ niệm tưởng như riêng tư lại mang được ý nghĩa xã hội rộng lớn hơn là những lý luận dài dòng. Đây là cái thần của văn chương Hồ Chí Minh. Lý luận dù viết những vấn đề phức tạp, cao siêu, lời lẽ của Người vẫn giản dị, dễ cảm dễ nhớ, vui tươi.
Khi cần, Người không tự bó mình trong một thể loại nhất định nào cả. Thể loại, ngữ nghĩa, câu cú đối với Người chỉ là phương tiện. Đã như vậy phương tiện nào tốt nhất thì dùng, không câu nệ. Không nhất thiết chỉ là ký hay chỉ là chính luận mà có thể pha cả hai. Mà pha cả hai thì đã sao một khi cả hai chuyên chở tốt nội dung đến người đọc.
Hồ Chủ tịch có vốn văn hóa rất rộng, Người có thể sử dụng nhiều loại ngữ, cho nên tùy theo mục đích chính trị cụ thể, tùy theo đối tượng tuyên truyền mà Người sử dụng khi là tiếng Việt, khi là tiếng nước ngoài. Chẳng hạn khi ở Pháp, các truyện ký và các bài văn chính luận Người viết bằng tiếng Pháp để tố cáo thực dân Pháp, để phơi bày bộ mặt của các xứ thuộc địa cho nhân dân Pháp thấy rõ âm mưu và tội
1/- Hồ Chí Minh luôn xem Văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp Cách mạng. Do đó, mỗi văn nghệ sĩ phải là người chiến sĩ đi đầu trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Trong bài "Cảm tưởng đọc Thiên gia thi", Bác đã viết: 
" Nay ở trong thơ nên có thép 
Nhà thơ cũng phải biết xung phong". 
2/- Trong sáng tác, Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến tính chân thật và tính dân tộc của Văn học. Điều này ta thấy rất rõ trong "Bản án chế độ thực dân Pháp" hoặc "Tuyên ngôn độc lập", tính chân thật được Bác vận dụng trong việc nêu ra các số liệu, các dẫn chứng từ thực tế, trên các báo đài đã đưa tin. Ví dụ: Trong "Tuyên ngôn độc lập" , Bác sử dụng từ ngữ rất bình dị đời thường, dễ hiểu; đưa ra các số liệu chính xác, cụ thể: 
"Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương....thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật... Kết quả là cuối năm ngoái đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói..." 
3/- Khi cầm bút, bao giờ Người cũng xuất phát từ mục đích , đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức sáng tác của tác phẩm. Trong thời kỳ Mặt trận Việt Minh, để tuyên truyền, giác ngộ và kêu gọi đồng bào đoàn kết đứng lên chống Pháp, Bác đã sử dụng hình thức thơ ca mang âm hưởng của những bài vè, những bài thơ lục bát để để tuyên truyền, nhân dân dễ thuộc. Đó là các bài thơ như "Hoàn đá to", "Ca công nhân", "Con cáo và tổ ong",... Khi ra nước ngoài, nhằm mục đích vạch trần bộ mặt giả dối, lừa bịp của thực dân Pháp tại chính quốc, đồng thời tố cáo bộ mặt bán nước của Khải Định, Bác đã viết "Vi hành" , "Con rồng tre", "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu",...
Câu 4: Mục đích viết Tuyên ngôn độc lập của Bác:
- Khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, đồng thời còn là cuộc tranh luận nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của bè lũ xâm lược Pháp, Mĩ
- Tuyên bố với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới về quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
Câu 5: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh họa.
A- Mở Bài
Bài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một thành tựu quan trọng của thơ ca kháng chiến chống Pháp.Bài thơ được Tố Hữu sáng tác vào tháng 20 năm 1954 nhân một sự kiện lịch sử.Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu về thủ đô Hà Nội.Từ điểm xuất phát ấy bài thơ thể hiện tình gắn bó thắm thiết giữa người ra đi và người ở lại,giữa miền xuôi và miền ngược,giữa người cán bộ với Việt Bắc quê hương của cách mạng,với đất nước và nhân dân,với Đảng và Bác Hồ,với cuộc kháng chiến đã thành kỉ niệm sâu nặng trong tâm hồn.
Như thế nghĩa là trong niềm vui thắng lợi và đón nhận cuộc sống thanh bình nhà thơ vẫn không quên tình nghĩa gắn bó trong những năm gian khổ đã qua và coi đây là cội nguồn sức mạnh tinh thần to lớn cho những ngày hiện tại và tương lại.Có thể nói,bài thơ Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca mà cội nguồn sâu xa của nó là tình cảm quê hương đất nước,là truyền thống ân nghĩa,đạo lý thuỷ chung của dân tộc.
B-Thân bài
1.Việt Bắc với vẻ đẹp của cảnh và người
a) Nét độc đáo của cảnh Việt Bắc.
b)Sự hoà quyện giữa cảnh và người.
Trước hết với kiểu kết cấu đối đáp rất đậm đà tình nghĩa của bài thơ Việt Bắc là tình yêu với thiên nhiên đất nước được biểu hiện cụ thể qua sự gắn bó với núi rừng Việt Bắc trong nỗi nhớ của người cán bộ sắp về xuôi.Cảnh Việt Bắc hiện ra những vẻ đẹp hiện thực và thơ mộng,thi vị gợi rõ nét độc đáo của Việt Bắc so với nhiều miền quê khác của đất nước.Việt Bắc đó là hình ảnh “Trăng lên đầu núi,nắng chiều lưng nương”,hình ảnh bản làng mờ trong sương sớm,những bếp lửa hồng trong đêm khuya,là những “rừng nứa bờ tre,ngòi thưa,sông Đáy” là tiếng mõ trâu về trong rừng chiều,tiếng “Chày đêm nện cối đều đều suối xa”.
Nhưng có lẽ nổi bật nhất là nỗi nhớ của Tố Hữu về Việt Bắc là sự hoà quyện với người,là ấn tượng không thể phai mờ về những người dân Việt Bắc cần cù trong lao động,thuỷ chung trong nghĩa tình:
Ta về mình có nhớ ta
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Qua đó có thể thấy thiên nhiên Việt Bắc hiện ra với những vẻ đẹp phong phú,đa dạng,thay đổi theo thời tiết,từng mùa.Gắn với cảnh tượng ấy là con người giản dị,người đi làm nương rẫy,người đan nói,người hái măng…Bằng những việc làm tưởng chừng nhỏ bé của mình họ đã góp phần tạo ra sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến.Chính tình nghĩa gắn bó và san sẻ cũng nhau chịu đựng gian khổ thiếu then,cùng nhau gánh vác nhiệm vụ nặng nề,khó khăn giữa nhân dân với bộ đội và cán bộ tất cả càng làm cho hình ảnh Việt Bắc sáng ngời trong hồi tưởng của nhà thơ.Việt Bắc- đó là hình ảnh những mái nhà “Hắt hiu lau xám,đậm đà lòng son”,hình ảnh người mè “Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”,là những ngày tháng đồng cam cộng khổ:
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng
Có thể nói âm hưởng trữ tình vang vọng suet b ài thơ tạo nên khúc ca ngọt ngào,đằm thắm của tình yêu đồng chí với đồng bào,của tình yêu thiên nhiên,yêu đất nước,yêu đời.
2.Việt Bắc hào hùng trong chiến đấu
a)Khung cảnh sử thi
b)Vai trò Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến.
Theo dòng hồi tưởng của Tố Hữu bài thơ dẫn ta vào khung cảnh Việt Bắc chiến đấu với những hình ảnh hào hùng,những hoạt động sôi nổi,những âm thanh náo nức,phấn chấn.ở đây bài thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca mang dáng vẻ sử thi hiện đại bởi vì chỉ cần miêu tả khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc,Tố Hữu đã nêu bật khí thế chiến đấu vô cùng mạnh mẽ của dân tộc.
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rungQuân đi điệp điệp trùng trùng
ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá,muôn tàn lửa bay
Dân tộc ấy đã vượt qua bao gian khổ hi sinh để lập nên những kì tích,những chiến công ,đèo Giàng,sông Lô,phố Ràng,Hoà Bình,Tây Bắc,Điện Biên…..Nhưng Tố Hữu không thể miêu tả diễn biến của cuộc kháng chiến mà chỉ còn đi sâu vào lý giải những cội nguồn sức mạnh đã dẫn tới chiến thắng.Đó là sức mạnh của lòng căm thù : “Miếng cơm chấm muối,mối thù nặng vai”,sức mạnh tình nghĩa thủy chung: “Mình đây ta đó,đắng cay ngọt bùi” nhất là sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân,của sự hoà quyện gắn bó giữa con người với thiên nhiên-tất cả tạo thành hình ảnh “đất nước đứng lên”
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội,rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.
Đặc biệt bằng những lời thơ trang trọng mà tha thiết Tố Hữu đã đi sâu nhấn mạnh,hình ảnh và vai trò của Việt Bắc như là quê hương của cách mạng,căn cứ vững chắc của cuộc kháng chiến.Trong những năm đen tối trước cách mạng,hình ảnh Việt

File đính kèm:

  • docOn tap phan van hoc Ngu van 1200.doc
Giáo án liên quan