Ôn tập Ngữ văm 9 - Thơ hiện đại Việt Nam và các chủ đề thường gặp

I. Chủ đề 1: Hình tượng người phụ nữ trong thơ ca hiện đại Việt Nam.

1/ Kiến thức – kĩ năng.

a) Kiến thức:

- Nắm vững hiểu biết về các tác giả (Bằng Việt, Nguyễn Khoa Điềm, Chế Lan Viên) và các tác phẩm ( Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò)

- Nắm vững hiểu biết về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác tác phẩm thơ nêu trên.

- Liên hệ, mở rộng tới một số tác phẩm viết về hình tượng người phụ nữ trong thơ ca hiện đại như “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh; hay trong văn học trung đại như: “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương; Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

b) Kĩ năng:

- Yêu cầu HS nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

- Vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận.

2/ Các trường hợp vận dụng, ứng dụng kiến thức – kĩ năng trên và các phương pháp giải ứng với từng trường hợp.

 

doc46 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn tập Ngữ văm 9 - Thơ hiện đại Việt Nam và các chủ đề thường gặp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à ” Hai tiếng “ hót chi” là giọng điệu thân thương của người dân xứ Huế được tác giả đưa vào diễn tả cảm xúc thiết tha giữa người và cảnh. Chim chiền chiện hót gọi xuân về. Tiếng chim ngân vâng, rung động đất trời đem đến bao niềm vui. 
- Ngắm dòng sông, nhìn bông hoa đẹp, nghe chim hót, nhà thơ bồi hồi sung sướng: “ Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay ” Không gian dường như ngưng đọng lại. Nhà thơ đã lựa chọn từ ngữ thật tài tình: “ hứng” là một cử chỉ bình dị, trân trọng, thể hiện cảm xúc sâu xa. Còn “ giọt long lanh” là một liên tưởng đầy chất thơ. Là giọt sương mai, hay giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện? Sự chuyển đổi cảm giác đã tạo nên hình khối thẩm mĩ của âm thanh.
=> Tóm lại chỉ bằng ba nét vẽ: dòng song xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót  Thanh Hải đã vẻ nên một bức tranh xuân tươi đẹp và đáng yêu vô cùng. Đó là vẻ đẹp và sức sống mặn mà của đất trời vào xuân.
* Mùa xuân của đất nước qua tâm tưởng nhà thơ ( khổ 2,3)
- Cấu trúc thơ song hành để chỉ rõ hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ tổ quốc: “ Mùa xuân người cầm súng Lộc trải .” “ lộc” là chồi non, cành biếc mơn mởn. “ lộc” trong văn cảnh này tượng trưng cho vẻ đẹp của mùa xuân và sức sống mãnh liệt của đất nước. Người lính khoác trên lưng vành lá ngụy trang xanh biếc, mang theo sức sống mùa xuân, sức mạnh của dân tộc để bảo vệ tổ quốc. Người nông dân đem mồ hôi và sức lao động cần cù làm nên màu xanh cho ruộng đồng: “ trải dài nương mạ” bát ngát quê hương. Ý thơ vô cùng sâu sắc: Máu và hoa của nhân dân đã góp phần tô điểm mùa xuân và để giữ lấy mùa xuân mãi mãi. 
- Cả dân tộc bước vào mùa xuân với khí thế trẩn trương, náo nhiệt: “ Tất cả như hối hả/ Tất cả như xôn xao ” “ hối hả” nghĩa là vội vàng, gấp gáp, khẩn trương. “ xôn xao” là có nhiều âm thanh xen lẫn vào nhau, làm cho náo động. Việc vận dụng từ láy linh hoạt vừa có sức gợi hình, gợi cảm, vừa làm cho lời thơ vang lên nhịp điệu vui tươi, mạnh mẽ khác thường. Đó là hành khúc mùa xuân của thời đại Hồ Chí Minh. 
- Bốn câu thơ tiếp theo ở khổ ba bộc lộ niềm suy tư của tác giả về đất nước, về nhân dân: “ Đất nước bốn nghìn năm .Cứ đi lên .” Chặng đường lịch sử của đất nước với bốn ngàn năm trường tồn, lúc suy vong, lúc hưng thịnh với bao thử thách: “ Vất vả và gian lao”. Thời gian đằng đẵng ấy nhân dân ta từ thế hệ này sang thế hệ khác đã đem mồ hôi xương máu, lòng yêu nước cũng như tinh thần quả cảm để xây dựng và bảo vệ đất nước. Câu thơ “ Đất nước như vì sao” là một hình ảnh so sánh đẹp và mang ý nghĩa. Sao là nguồn sáng lấp lánh, là vẻ đẹp vĩnh hằng trong không gian và thời gian. So sánh đất nước với vì sao là biểu lộ niềm tự hào đối với đất nước Việt Nam anh hùng, giàu đẹp. Hành trang đi tới tương lai của dân tộc ta không một thế lực nào có thể ngăn cản được: “ Cứ đi lên” Ba tiếng “ Cứ đi lên” thể hiện sự quyết tâm và niềm tin sắt đá của dân tộc để xây dựng một Việt Nam dân giàu, nước mạnh.
- Sau lời suy tư là đều tâm niệm của nhà thơ: “ Ta là con chim hót  Một nốt trầm ” Nhà thơ muốn hóa thân vào những gì gần gũi nhất để dâng hiến cuộc đời mình cho cuộc đời chung: muốn làm “con chim hót” để gọi xuân về, đem đến niềm vui cho con người. Làm “ một cành hoa” để góp vào muôn nghìn hương sắc tô điểm cho cuộc sống, làm đẹp thiên nhiên, sông núi. Làm “ một nốt trầm” trong bản hòa ca bất tận để làm xao xuyến lòng người.
- Với Thanh Hải hóa thân là để dâng hiến, để phục vụ cho một mục đích cao cả: “ Một mùa xuân .Dù là ” Lời thơ tâm tình, thiết tha. Mỗi con người hãy trở thành “ Một mùa xuân nho nhỏ” để làm nên mùa xuân bất tận của đất nước. Ai cũng phải có ích cho đời. “ Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sang tạo khắc sâu ý tượng: “ Mỗi cuộc đời đã hóa núi sông ta” (Nguyễn Khoa Điềm). “ nho nhỏ” và “ lặng lẽ” là cách nói khiêm tốn, chân thành; “ dâng cho đời” là lẽ sống đẹp, cao cả. . Bởi “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” ( Tố Hữu) Sống hết mình, thủy chung cho đất nước, đem cả cuộc đời mình phục vụ đất nước, cả từ lúc tuổi hai mươi căng tràn sức sống hay khi tóc đã điểm bạc. Thanh Hải đã sống như lời thơ ông tâm tình. 
( Liên hệ cuộc đời hoạt động cách mạng của Thanh Hải và hoàn cảnh sáng tác bài thơ để thấy rõ ý thơ vừa phân tích trên.)
- Thanh Hải sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ rất tài tình: “ Ta làm  ta làm  ta nhập”, “ dù là tuổi  dù là khi” đã làm cho âm điệu thơ, giọng thơ thêm tha thiết, sâu lắng, ý thơ được khắc sâu và nhấn mạnh. Người đọc xúc động biết bao trước một giọng thơ trữ tình, ấm áp tình đời như vậy . Bởi lời thơ ấy cũng chính là “ tiếng hót” cuối cùng Thanh Hải cất lên gửi trọn tâm tình với non sông, đất nước.
* Tiếng hát yêu thương ngợi ca quê hương ( khổ cuối )
“ Nam Ai” và “ Nam Bình” là hai điệu dân ca Huế rất nởi tiếng mấy trăm năm nay. “ Phách Tiền” là một loại nhạc cụ dân tộc để điểm nhịp cho lời ca. Câu thơ “ Mùa xuân ta xin hát” diễn tả niềm xúc động bồi hồi của nhà thơ đối với quê hương yêu dấu buổi xuân về.
c) Kiến thức mở rộng, nâng cao: 
- Mùa xuân chính là sự chuyển giao của đất trời mỗi khi năm mới đến, nhưng trong thơ Thanh Hải nó trở thành “ Mùa xuân nho nhỏ” như có hình, có khối. Mùa xuân đã gợi cảm hứng cho không biết bao nhiêu thi nhân, nghệ sĩ, ta bắt gặp một đôi bướm trắng “ phấp phới sấn hoa bay” trong thơ Lê Thánh Tông, một màu xanh “ rợn chân trời” của cỏ non trong thơ Nguyễn Du hay một “ Mùa xuân chín” với những cô thôn nữ trẻ trung, xinh đẹp của Hàn Mặc Tử, Nhưng bằng hình tượng “ Mùa xuân nho nhỏ” rất độc đáo, tác giả đã tạo nên một dấu ấn cho riêng mình trong bài thơ xuân đất Việt. Phải chăng, đó là hình ảnh ẩn dụ của sự cống hiến cuộc đời mình cho đất nước, để cùng với mọi người làm nên “ Mùa xuân lớn” của dân tộc? 
- Trong thơ Thanh Hải, không chỉ có cảnh xuân tươi đẹp mà ẩn chứa trong mỗi hình ảnh đó còn có tình yêu cuộc sống, yêu quê hương tha thiết. Ta bắt gặp một cái gì như thế này: “ Xuân của đất trời nay mới đến
 Trong tôi xuân đã đến lâu rồi.
 Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi.
 Trong vườn thơm ngát của hồn tôi.” ( Xuân Diệu )
Hai nhà thơ khác nhau, hai hoàn cảnh sang tác và hai nội dung ý nghĩa khác nhau, nhưng dường như họ đồng cảm với nhau ở tấm lòng: Mùa xuân không chỉ của đất trời, mùa xuân sẽ tràn ngập mãi trong lòng người với một tình yêu mãnh liệt, một sức sống tràn trề. Nếu như tình yêu làm cho khu vườn tâm hồn cảu Xuân Diệu mãi nở hoa, kết trái thì khát vọng sống, cống hiến cũng làm cho mùa xuân ở mãi trong tâm hồn Thanh Hải khiến ông luôn trẻ trung, sung sức. Ta tưởng như mùa xuân lúc nào cũng ngân vang, phơi phới trong lòng tác giả. Chính “ mùa xuân tâm hồn” bất diệt là nội lực to lớn giúp tác giả vượt lên bệnh tật để “hót lên tiếng hót cuối cùng” dâng cuộc đời
- Sau khi phn tích xong khổ thơ 4,5 – hai khổ thơ thể hiện tập trung nhất chủ đề, ý nghĩa của cả bài thơ, ta lin hệ mấy câu thơ của Tố Hữu:
 Nếu là con chim, chiếc lá
 Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
 Lẽ nào vay mà không có trả
 Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?
 ( Một khúc ca xuân)
Hay mấy câu thơ ông viết lúc sắp từ giã cuộc đời:
 Xin để lại đời yêu quý nhất
 Một nắm tro và mấy vần thơ
 Thơ gửi bạn đời, tro bón đất 
 Sống là cho, chết cũng là cho.(Tố Hữu)
Nhà thơ Thanh Hải, nhà thơ Tố Hữu, và cả những nhân vật trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đều có lẽ sống rất đẹp, rất giống nhau: Sống là để cho, để cống hiến cho quê hương đất nước, cống hiến một cách thầm lặng, vô tư và họ xem đó là niềm hạnh phúc
d) Phần bài tập vận dụng: 
Bài tập 1. Trong bài thơ có những hình ảnh mùa xuân nào ? Phân tích quan hệ giữa các hình ảnh mùa xuân ấy.
	- Có 3 hình ảnh mùa xuân trong bài thơ : mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, mùa xuân nhỏ của mỗi người. Từ cảm hứng về mùa xuân thiên nhiên à cảm nghĩ về mùa xuân đất nước. Từ mùa xuân lớn của thiên nhiên đất nước mà liên tưởng đến mùa xuân của mỗi người – mỗi cuộc đời – một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn.
	- Như vậy hình ảnh mùa xuân trước chuẩn bị và gợi ra những hình ảnh mùa xuân tiếp theo. Trong hình ảnh mùa xuân đất nước cũng có hình ảnh mùa xuân thiên nhiên. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ của mỗi người cũng được thể hiện bằng những chi tiết đã được hiện ra trong hình ảnh mùa xuân thiên nhiên nhưng có sự biến đổi.
Bài tập 2. Trong phần đầu bài thơ, tác giả dùng đại từ “tôI” sang phần sau lại dùng đại từ “ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình.
	- Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ “tôi” sang “ta”. Điều này không phải hoàn toàn là ngẫu nhiên mà đã được tác giả sử dụng như một dụng ý nghệ thuật thích hợp với sự chuyển biến của cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ. Chữ “tôi” trong câu “tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu vừa thể hiện một cái “tôi” cụ thể rất riêng của nhà thơ, vừa thể hiện được sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân. Nếu thay bằng chữ “ta” thì hoàn toàn không thích hợp với nội dung cảm xúc ấy mà chỉ vẽ ra một tư thế có vẻ phô trương.
	- Còn trong phần sau, khi bầy tỏ điều tâm niệm tha thiết như một khát vọng được dâng hiến những giá trị tinh tuý của đời mình cho cuộc đời chung thì đại từ “ta” lại tạo được sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước.
	- Hơn nữa, điều tâm nguyện ấy không chỉ của riêng nhà thơ, cái “tôi” của tác giả đã nói thay cho nhiều cái “tôi” khác, nó nhất thiết phải hoá thân thành cái “ta”. Nhưng “ta” mà không hề chung chung vô hình, mà vẫn nhận ra được một giọng nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm thắm của cái “tôi” Thanh Hải.
Bài tập 3. Cho đoạn thơ:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...
(Thanh Hải - Mùa xuân nho nhỏ - Ngữ văn 9, tập hai)
	Em hãy viết một đoạn văn khoảng 8 câu, phân tích để làm rõ giá trị của các điệp ngữ trong đoạn thơ trên.
Gợi ý
a. Về hình thức:
	- Độ dài khoảng 10 câu .
	- Bố cục đoạn văn theo cách tổng hợp - phân tích - tổng hợp.
	- Không mắc lỗi về diễn đạt.
b. Về nội dung, trình bày được những cảm nhận về đoạn thơ:
	- Chỉ rõ những

File đính kèm:

  • docOn tap tho hien dai 9.doc
Giáo án liên quan