Ôn tập kiểm tra học kì 2 (năm học 2009 – 2010)

Một số chú ý khi làm bài tập nhận biết

- Làm đúng thứ tự (theo bảng tổng hợp sau)

- Chú ý đến hiện tượng của phản ứng

- Nhớ viết phương trình phản ứng minh họa và cân bằng

 

doc8 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập kiểm tra học kì 2 (năm học 2009 – 2010), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (năm học 2009 – 2010)
Bài tập loại 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
1. H2S +	 S 
2. S +	 SO2
3. SO2 + 	 H2SO4
4. H2SO4 + 	 CuSO4 
5. CuSO4 + 	 Na2SO4
6. Na2SO4 +	 BaSO4
7. H2S +	 SO2
8. SO2 +	 SO3	
9. SO3 + 	 H2SO4 
10. H2SO4 +	 SO2
11. SO2 + 	 NaHSO3
12. NaHSO3 + 	 Na2SO3
13. FeS +	 SO2
14. SO2 +	 NaHS
15. NaHS +	 Na2S
16. Na2S +	 Na2SO4
17. Na2SO4 +	 NaCl
18. NaCl 	 AgCl
19. FeS2 +	 SO2
20. SO2 +	 S
21. S +	 H2S
22. H2S +	 H2SO4
23. H2SO4 +	 Fe2(SO4)3
24. Fe2(SO4)3 +	 BaSO4
25. HCl +	 Cl2
26. Cl2 + 	 Br2
27. Br2 +	 I2
28. I2 +	 HI
29. HI + 	 NaI
30. NaI + 	 AgI
31. KMnO4	O2
32. O2 +	SO2
33. SO2 +	Na2SO3
34. Na2SO3 +	NaCl
35. NaCl +	Cl2 
36. Cl2 +	NaClO
37. Cl2 +	FeCl3 
38. FeCl3 +	NaCl 
39. NaCl +	 Cl2 
40. Cl2 +	HCl 
41. HCl +	 KCl 
42. KCl +	AgCl
43. HCl +	CuCl2
44. CuCl2 +	Cu(OH)2
45. Cu(OH)2 +	CuSO4
46. CuSO4 +	CuCl2
47. CuCl2 +	KCl 
48. KCl +	Cl2
Bài tập loại 2: nhận biết các chất mất nhãn chứa riêng:
TT MT
NaOH
HCl
K2SO4
NaCl
Phương trình:
TT MT
HCl
H2SO4
Na2SO4
KCl
Phương trình:
TT MT
HCl
HI
HNO3
NaOH
Phương trình:
TT MT
KNO3
KCl
K2SO4
KOH
Phương trình:
TT MT
NaCl
NaI
NaBr
HBr
Phương trình:
TT MT
O2
O3
Cl2
H2
Phương trình:
TT MT
H2S
SO2
CO2
O2
Phương trình:
TT MT
NaOH
Ba(OH)2
H2SO4
HCl
Phương trình:
TT MT
H+
OH-
		SO42-
Cl-
Phương trình:
Một số chú ý khi làm bài tập nhận biết
Làm đúng thứ tự (theo bảng tổng hợp sau)
Chú ý đến hiện tượng của phản ứng 
Nhớ viết phương trình phản ứng minh họa và cân bằng
Bản tổng hợp nhận biết một số chất hữu cơ thường gặp
TT
Loại chất HC
Thuốc thử
Dấu hiệu
1
Axit (có chứa H)
Quý tím
Hóa đỏ
2
Bazơ (có chứa OH)
Quý tím
Hóa xanh 
3
Muối sunfat (SO42-)
Dung dịch BaCl2
- k.tủa trắng 
4
Muối clorua (Cl)
Dung dịch AgNO3
K.tủa trắng
5
Muối bromua (Br)
K.tủa vàng nhạt
6
Muố iotua (I)
K.tủa vàng
7
Một số hợp chất khác
Dùng phương pháp loại trừ (con lại)
Một số phương trình phản ứng minh họa
1. Nhận biết ion sunfat (SO42-) SO42- + Ba BaSO4 
H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl
Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl
2. Nhận biết ion halogenua (X-) X- + Ag+ AgX
NaCl + AgNO3AgCl + NaNO3
HCl + AgNO3AgCl + HNO3
Bài tập loại 3: Bài tập cơ bản
phương pháp giải
Tính số mol một trong các chất liên quan mà đề số liệu
Viết và cân bằng phương trình phản ứng.
Đặt số mol vào phương trình và suy ra các chất liên quan
Áp dụng công thức trả lời yêu cầu của đề.
bài tập tham khảo
Bt 1: Cho 250 ml dung dịch Na2SO3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 1M. Khi phản ứng kết thúc thu được 2,24 lít khí thoát ra (đktc). 
Xác định nồng độ mol/l của dd Na2SO3 đã phản ứng
Xác định thể tích dd H2SO4 đã dùng
Bt 2: Hòa tan hoàn toàn 40 gam đá vôi (CaCO3) vừa đủ trong 100 ml dung dịch H2SO4.
Tính thể tích khí thu được (ở đktc).
Xác định nồng độ mol/l của dd H2SO4
Bt 3: Cho 250 ml dung dịch Na2S 2M tác dụng vừa đủ với dung dịch 100 ml dd Pb(NO3)2. Phản ứng kết thúc, hãy tính:
Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng.
Nồng độ dd muối sau phản ứng
Bt 4: Hòa tan 19,5 gam kim loại R (hóa trị II) trong dd HCl dư, sau phản ứn thu được 6,72 lít hiđro (Đktc).
Xác định tên kim loại
Tìm thể tích H2SO4 đ 16M để hòa tan hết lượng kim loại trên
Bt 5: Để trung hòa 10 ml dd NaOH thì cần vừa đủ 5 ml dd H2SO4 1,5M
Xác định nồng độ mol/l của dd NaOH
Tính nồng độ mol/l các chất có trong dd sau phản ứng.
Bài tập loại 4: Bài toàn lượng dư
Bt 1: Đun nóng 6,48 g S với 9,6 gam Al, phản ứng kết thúc thu được hh A.
Khối lượng các chất có trong hỗn hợp A.
Thể tích khí thu được khi hòa tan hh A trong dd HCl
Bt 2: Cho 11,2 gam Fe vào bình chưa 5,376 lít Clo (đktc). Phản ứng kết thúc, Hãy tìm khối lượng các chất có trong bình sau phản ứng.
Bt 3: Cho 80 ml dd HCl đặc 10M vào bình phản ứng chứa 15,8 gam KMnO4, phản ứng kết thúc tính Vclo (đktc) và k.lượng các chất rắn có trong binh sau phản ứng.
Bt 4: Trộn 300 ml dd BaCl2 1M với 200 ml dd H2SO4 1M, phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa và dd A
Xác định giá trị m.
Tính nồng độ mol/l các dd sau phản ứng.
Bt 5: Trộn 200 ml dd BaCl2 0,1M với 400 ml dd AgNO3 0,75M. 
Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng.
Nồng độ dd muối sau phản ứng
Bt 6: Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lít SO2 (hoặc H2S) ở đktc bằng V ml dd NaOH 2M, phản ứng kết thúc hãy tính khối lượng các chất (hoặc nồng độ mol/l) các chất có trong dd sau phản ứng trong các trường hợp sau.
a. V = 250 b. V = 400	 c. V = 600 (cho Vdd thay đổi không đán kể)
Bài tập loại 5: Bài toàn hỗn hợp
Phương pháp giải chung
Tính số mol một trong các chất liên quan mà đề số liệu
Viết và cân bằng 2 phương trình phản ứng.
Đặt ẩn vào phương trình và suy ra các chất liên quan
Lập 2 phương trình (x, y) là số mol của 2 chất ban đầu liên quan đến số liệu đề cho. (đôi khi cũng không cần phải lập hệ)
Giải hpt tìm x, y và áp dụng công thức trả lời yêu cầu của đề.
Bài tập tham khảo
Bt 1: Hòa tan hoàn toàn 8,85 gam hỗn hợp Fe và Zn trong dung dịch H2SO4 đặc (12M) nóng thì thu được 4,48 lít khí (đktc). 
Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Tính thể tích dd H2SO4 đã phản ứng.
Bt 2: Hòa tan hoàn toàn 18,36 gam hỗn hợp Al và Mg trong dung dịch H2SO4 đặc (58%) nóng thì thu được 20,16 lít khí (đktc). 
Xác định thành phần % về K.lượng Al và Mg trong h.hợp ban đầu.
Tính khối lượng dd H2SO4 58% đã phản ứng.
Bt 3: Để hòa tan hoàn toàn 30,4 gam hh FeO và Fe2O3 thì cần vừa đủ 250 ml dd HCl 4M. phản ứng kết thúc thu được dd A .
Tính % về khối lượng các chất có trong hỗn hợp đầu.
Tính thể tích NaOH 2M để kết tủa hết ion sắt trong dd A.
Bt 4: Hòa tan hoàn toàn 44,8 gam hh FeO và Fe2O3 Trong dd H2SO4 đặc thì thu được 4,48 lít khí thoát ra (đktc). thu được 480 gam dd A .
Tính % về khối lượng các chất có trong hỗn hợp đầu.
Xác định nồng độ C% của dd A.
Bt 5: Hòa tan hoàn toàn 10.1 gam hỗn hợp Mg và Zn Trong dd H2SO4 đặc thì thu được V lít khí thoát ra (đktc) và dd A, cô cạn dd A thu được 34,1 gam hỗn hợp muối.
Tính % về khối lượng các chất có trong hỗn hợp đầu.
Xác định V.
Bt 6: đun nóng 16,2 gam hh Zn và S, phản ứng kết thúc thu được hh rắn A. Hòa tan hỗn hợp chất rắn A trên trong dd H2SO4 loãng thì thu được 4,48 lít hỗn hợp khí B (đkc)
Tính phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu
Tính thể tích H2SO4 1M đã dùng
Một số lưu ý để làm tốt phầp trắc nghiệm
Khi học bài cần đọc kết kiến thức SGK, (không cần phải thuộc lòng)
Cần chú ý tới các các tính chất đặc trưng cơ bản nhất của từng loại hợp chất. Ví dụ các halogen có tính oxi hóa mạnh, H2S là axit yếu có tính khử mạnh, S vừa có tinh khử lại vừa có tính oxh nhứng tính oxh thể hiện nổi bậc hơn)
Chú ý tới một số tính chất khác thường của hợp chất (ví dụ: H2SO4 đặc nguội không tác dụng với Fe, Al, Cr hay HF là axit yếu nhưng lại ăn mòn được thủy tinh hoặc, các hologen có tính oxi hóa mạnh nhưng không tác dung được với oxi, cacbon, nitơ. Hoặc các muối AgX không tan trừ AgF)
Dấu hiệu của một số loại phản ứng (kết tủa, sủi bọt khí)
Một số lưu khác
Dãy hoạt động của kim loai
K Na Ba Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au
39 23 137 40 24 27 65 56 207 64 108
I I III (II, III) (còn lại ht II) I
Một số công thức tính hay gặp:
Thể tích khí (đktc): 	Vkhí = n.22.4
Thể tích dd	Vdd = (lít)
Khối lương nguyên chất:	m = M.n (mct = (gam)
Khối lương dung dịch:	mdd = (gam)
Số mol	n = CM.Vdd (khi biết nồng độ mol [M] và t.tích dd [lít])
	n = 	 (khi biết khối lượng nguyên chất [gam])
	n = (khi biết thể tích khí [lít] ở đktc)
GV soạn: Phạm Minh Thuận
Chúc các em học tốt và làm bài kiểm tra HK thật tốt

File đính kèm:

  • docOn tap HK2.doc