Giáo án Hóa học 10 - Tiết 51, Bài 32: Hiđro sunfua - Lưu huỳnh Đioxit - Lưu huỳnh Trioxit - Lê Thị Minh Diễn

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Về kiến thức

 a. Học sinh biết

 - Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất hoá học, ứng dụng, phương pháp điều chề SO2, SO3.

b. Học sinh hiểu

 - SO2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

 - Giải thích được nguyên nhân tại sao SO2 vừa có tính OXH, vừa có tính khử

c. Học sinh vận dụng

 - Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của SO2, SO3.

 - Viết phương trình minh họa tính chất của SO2, SO3.

 - Phân biệt H2S, SO2 với khí khác đã biết

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 51, Bài 32: Hiđro sunfua - Lưu huỳnh Đioxit - Lưu huỳnh Trioxit - Lê Thị Minh Diễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 02/03/2010
 Lớp: 10/4
 GVHD: Cô giáo Trần Thị Thanh Vân
 GSTT: Lê Thị Minh Diễn 
BÀI 32: HIDRO SUNFUA 
 LƯU HUỲNH ĐIOXI -LƯU HUỲNH TRIOXIT (tiếp)
 Tiết 51: LƯU HUỲNH ĐIOXI -LƯU HUỲNH TRIOXIT 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Về kiến thức
 a. Học sinh biết
 - Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất hoá học, ứng dụng, phương pháp điều chề SO2, SO3.
b. Học sinh hiểu
 - SO2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
 - Giải thích được nguyên nhân tại sao SO2 vừa có tính OXH, vừa có tính khử
c. Học sinh vận dụng
 - Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của SO2, SO3. 
 - Viết phương trình minh họa tính chất của SO2, SO3. 
 - Phân biệt H2S, SO2 với khí khác đã biết
.II.PHƯƠNG PHÁP 
 - Diễn giảng
 - Phát vấn
 - Hoạt động nhóm
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
 -Phiếu học tập, bảng phụ, ô chữ
2. Học sinh 
 -Học bài cũ và làm BT VN trước khi đến lớp 
 - Chuẩn bị bài mới.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
1.Ổn định lớp
 - Kiểm tra sĩ số, đồng phục, giới thiệu GV dự giờ (nếu có)
2. Kiểm tra bài cũ: (8 phút)
3. Bài mới
BÀI 32: HIDRO SUNFUA 
 LƯU HUỲNH ĐIOXI -LƯU HUỲNH TRIOXIT (tiếp)
Tiết 51: LƯU HUỲNH ĐIOXI -LƯU HUỲNH TRIOXIT
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (3 phút)
GV:
-Nêu tính chất vật lí của SO2? (Trạng thái, mùi đặc trưng, độc tính)?
- Tỷ khối so với KK? Tính tan trong nước?
Hoạt động 2: (12 phút)
GV:
-Nêu tính chất hoá học của SO2?
GV: SO2 là oxít axít 
- Gọi tên axít thu được khi SO2 tan trong nước? Tính axít mạnh hay yếu?
- SO2 phản ứng với dung dịch bazơ có thể tạo ra những loại muối nào? 
- Viết ptpư hoá học khi cho SO2 phản ứng với dung dịch NaOH?
- Làm thế nào để biết muối nào được tạo ra?
GV: Đặt các câu hỏi:
- S trong SO2 có số oxi hoá là bao nhiêu? 
" Khả năng nhận e và nhường e như thế nào?
- Vai trò oxi hóa – khử của SO2?
- HS viết ptpư khi cho SO2 tác dụng với O2 và dung dịch Br2, giải thích?
Lưu ý: SO2 + H2S " phản ứng góp phần làm sạch môi trường.
Hoạt động 3: ( 6 phút )
GV:
-Nêu ứng dụng của SO2 trong đời sống?
-Nêu phương pháp điều chế SO2 trong PTN và trong CN? 
Hoạt động 4 : (6 phút)
-Nêu tính chất vật lí của SO3 ?
-Viết ptpư thể hiện SO3 là 1 oxit axit mạnh?
Hoạt động 5 : (3 phút)
- Nêu ứng dụng của SO3?
B. LƯU HUỲNH ĐIOXI: SO2
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Khí không màu, mùi hắc, rất độc.
- Nặng hơn 2 lần KK và tan nhiều trong nước ( ).
II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
1. Lưu huỳnh đioxít là oxít axít
- Tan trong nước tạo axít tương ứng 
SO2 + H2O H2SO3 (axít sunfuarơ)
-Tính axít yếu
- Tính axít : H2S <H2SO3 <H2CO3
- Không bền, dễ phân huỷ tạo SO2 
- SO2 phản ứng với dung dịch bazơ có thể tạo 2 loại muối:
+ Muối trung hòa: Na2SO3, CaSO3
+ Muối axít: NaHSO3, Ba(HSO3) 
VD: PTPƯ 
SO2 + NaOH " NaHSO3 
 ( Natri hiđro sunfit )
 SO2 + 2NaOH " Na2SO3 + H2O
 ( Natri sunfit )
- Để xác định muối tạo ra ta lập tỉ lệ mol:
 nNaOH
 T = 
 nSO2
+ Nếu T ≤ 1" muối NaHSO3
+ Nếu T ≥ 2" muối Na2SO3
+ Nếu 1 < T < 2 " muối NaHSO3 và muối Na2SO3
2. SO2 là chất vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
- Nguyên tố S trong SO2 có SOXH trung gian (+4).
 -2 0 Tính OXH +4 Tính khử +6 
 S; S S S
" SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
a. Lưu huỳnh đioxit là chất khử
Vd: to
 SO2 + O2 → SO3
SO2 làm mất màu dd Br2. Phản ứng này dùng để nhận biết SO2
 b. Lưu huỳnh đioxít là chất oxi hoá:
Vd: 
III. ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ LƯU HUỲNH ĐIOXIT
1. Ứng dụng: ( SGK)
2. Điều chế:
a. Trong phòng thí nghiệm
- Cho dd H2SO4 đun nóng trong Na2SO3 (phản ứng trao đổi )
PTPƯ:
Na2SO3 + H2SO4 " Na2SO4 + SO2↑ + H2O
b. Trong công nghiệp
- Đốt S trong khí O2 hoặc đốt quặng pirít sắt (phản ứng oxi hóa-khử)
Ptpư: 
 S + O2 SO2 
 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
C. LƯU HUỲNH TRIOXIT: SO3 
I. Tính chất
1. Tính chất vật lí
- Chất lỏng, không màu.
- Tan vô hạn trong nước và trong axít sunfuric
 SO3 + H2O " H2SO4 
 nSO3 + H2SO4 " H2SO4.nSO3 (ôleum)
2. Tính chất hoá học
- SO3 là một oxít axít mạnh:
 VD:
 SO3 + 2NaOH " Na2SO4 + H2O
II. ỨNG DỤNG VÀ SẢN XUẤT( SGK)
Hoạt động 5: Củng cố - BTVN
1. Củng cố 
a. Kiến thức cần nắm vững
- Tính chất của SO2, SO3
- SO2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
- Phản ứng giữa SO2 với dd bazơ
- SO3 là oxít axít mạnh
b. Bài tập củng cố
Bài 1: Hoàn thành các phương các phương trình phản ứng sau: 
 a. MgSO3 + H2 SO4 " 
 b. S + O2 
 c. H2S + O2 
 d. FeS2 + O2 
Dùng bài tập 1, 2 (SGK) để củng cố bài.
2. BTVN
- Bài 2 đến bài 10 (SGK)
V. Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA GVHD
 Đà Nẵng ngày tháng 3 năm 2010
 Giáo viên hướng dẫn
 Trần Thị Thanh Vân

File đính kèm:

  • docHIDRO SUNFUA tiet 2.doc