Nội Dung Ôn Tập Hóa 8 Học Kỳ I - Trường THCS Tân Bình

 I. LÝ THUYẾT:

 1. CHẤT :

 Chất có ở khắp nơi , ở đâu có vật thể thì

 ở đó có chất.

 Vật thể là những vật tồn tại xung quanh chúng ta.

 Chất là nguyên liệu cấu tạo nên vật thể .

 Chất tinh khiết là chất không bị lẫn chất khác .

 

 2. NGUYÊN TỬ:

 Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện .

 Gồm hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.

 

 3. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC:

 Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại và có cùng số proton trong hạt nhân .

 Số proton là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học .

 

 4.KÍ HIỆU HÓA HỌC :

 KHHH dùng để biểu diễn ngắn gọn cho nguyên tố hóa học .

 Mỗi KHHH cho biết :

- Tên nguyên tố

- Chỉ một nguyên tử của nguyên tố

- NTK

 

doc6 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội Dung Ôn Tập Hóa 8 Học Kỳ I - Trường THCS Tân Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vC).
NTK cho biết độ năng nhẹ khác nhau giữa các nguyên tử khác loại .
 6.PHÂN TỬ KHỐI:
PTK là khối lượng của một phân tử tính bằng đvC, bằng tổng NTK của các nguyên tử có trong một phân tử .
VD: = 1.2 + 32 + 16.4 = 98 đvC
 7. PHÂN TỬ :
Phân tử là hạt đại diện cho chất , gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của một chất .
8. CÔNG THỨC HÓA HỌC :
CTHH dùng để biểu diễn chất, gồm 
KHHH của nguyên tố tạo nên chất và chỉ 
số ghi ở chân mỗi KHHH.
Mỗi CTHH cho biết :
Tên nguyên tố tạo nên chất 
Số nguyên tử của mỗi nguyên tố 
 có trong một phân tử chất 
PTK của chất 
9. HÓA TRỊ:
Hóa trị của một nguyên tố là con số biểu 
 thị khả năng liên kết của nguyên tử ngtố này với nguyên tử ngtố khác .
Được xác định theo hóa trị của :
H chọn làm 1 đơn vị 
chọn làm 2 đơn vị
10. QUY TẮC HÓA TRỊ:
Trong CTHH , tích của chỉ số và hóa trị 
của ngtố này bằng tích của chỉ số và hóa 
trị của ngtố kia .
 AaxBby thì a.x = b.y
11. HIỆN TƯỢNG VẬT LÝ :
Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất 
biến đổi mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu .
12.HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC :
Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác .
13.PHẢN ỨNG HÓA HỌC :
PƯHH là quá trình làm biến đổi từ chất 
 này thành chất khác .
Trong pưhh chỉ có liên kết giữa các ngtử thay đổi làm cho phân tử này biến thành phân tử khác .
Điều kiện để một pưhh xảy ra:
Các chất tham gia phản ứng phải tiếp xúc với nhau
Một số phản ứng cần đun nóng
Một số phản ứng cần chất xúc tác 
Dấu hiệu để nhận biết một pưhh xảy ra 
khi có chất mới tạo thành ,qua một trong 
các dấu hiệu sau:
Thay đổi màu sắc ,mùi vị
Chất có tính chất khác
Tỏa nhiệt ,phát sáng
Tạo chất kết tủa , chất bay hơi
 14. PHÁT BIỂU ĐỊNH LUẬT BTKL:
Trong một pưhh, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
 15.PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC :
PTHH biểu diễn ngắn gọn cho pưhh, gồm CTHH của chất tham gia và sản phẩm.
PTHH cho biết tỉ lệ số nguyên tử , số phân tử giữa các chất , cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
 16. MOL:
Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hay phân tử của chất đó .
Số 6.1023 ( kí hiệu : N) gọi là số Avogađro.
 17.KHỐI LƯỢNG MOL (M):
Khối lượng mol của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó . 
Và có trị số bằng NTK hoặc PTK của chất đó .
VD : NTKNa = 23 đvC ---> MNa = 23 g
 NTKCaO = 56 đvC ---> MCaO = 56 g
 18.Thể tích mol của chất khí :
Thể tích mol là thể tích chiếm bởi N phân tử chất đó .
Ở đktc , thể tích mol của các khí đều bằng 22,4 lít (hoặc 22400 cm3).
 19.CÔNG THỨC :
 1/ Khối lượng : 
 m(g) = n.M
 2/ Thể tích khí ở đktc:
V(l) = n.22,4
 3/ Số nguyên tử , số phân tử :(A) 	
A = n . 6.1023
4/ Thể tích của chất khí : ( MKK = 29 )
II. BÀI TẬP :
1. Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất sau :
 a/ Kẽm sunfat ZnSO4
 b/ Axit nitric HNO3
 c/ Kali cacbonat K2CO3
 d/ Sắt (II) clorua FeCl2
2. Viết CTHH và tính PTK của hợp chất sau :
 a/ Bari clorua, biết ptử gồm 1Ba và 2Cl
 b/ Bạc nitrat, biết ptử gồm 1Ag, 1N và 3O
 c/ Kali photphat, biết ptử gồm 3K, 1P và 4O
 d/ Natri hiđroxit, biết ptử gồm 1Na,1O và 1H
3. Tìm hóa trị của các ngtố trong hợp chất :
 a/ Cu trong hợp chất Cu2O và CuO
 b/ Fe trong hợp chất FeO và Fe2O3 
 c/ S trong hợp chất SO2 , SO3 và H2S
 d/ Ba trong hợp chất BaCO3
4. Lập CTHH của hợp chất tạo bởi :
 a/ Mg và (OH) d/ Cu(II) và (CO3)
 b/ Al và (SO4) e/ Na và (PO4)
 c/ Fe(III) và O g/ Ca và (NO3)
5. Các cách viết sau chỉ ý gì ?
2C 5O2
3Ca 4H
2N2 7Cl 
6. Dùng chữ số và KHHH diễn đạt các ý sau:
Ba nguyên tử kẽm 
Hai phân tử nitơ
Năm phân tử clo 
Bốn nguyên tử natri
Hai phân tử nước 
Bảy phân tử canxi oxit (1Ca,1O)
Hai nguyên tử oxi
7. Lập PTHH trong các trường hợp sau :
 a/ Muối kali clorat KClO3 phân hủy tạo thành muối kali clorua KCl và khí oxi.
 b/ Canxi cacbonat CaCO3 và natriclorua NaCl là sản phẩm khi cho natri cacbonat Na2CO3 vào canxi clorua CaCl2.
 c/ Kim loại nhôm tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl tạo thành dung dịch nhôm clorua AlCl3 và khí hiđro.
 d/ Khí cacbonoxit CO tác dụng với sắt (III) oxit Fe2O3 thu được sắt kim loại và khí cacbonic CO2. 
 8. Tính khối lượng bằng gam của :
 a/ Một nguyên tử lưu huỳnh 
 b/ Ba nguyên tử oxi
 c/ Hai phân tử khí cacbonic CO2
 9. Xác định nguyên tố X ?
 a/ Nguyên tử X nặng gấp 4 lần nguyên tử oxi. Vậy X là nguyên tố nào ?
 b/ Nguyên tử X nặng gấp 2 lần phân tử nitơ . Vậy X là nguyên tố nào ?
 c/ Một nguyên tố X có hóa trị III liên kết với nhóm (OH) tạo thành hợp chất có PTK là 78 đvC. Cho biết là nguyên tố nào ?
 d/ Một chất gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 3 nguyên tử oxi nặng gấp 51 lần phân tử hiđro. Cho biết X là nguyên tố nào?
 10. Áp dụng định luật BTKL:
Bài 1: Hòa tan hòa toàn 6.5 g kẽm vào 7,3g dung dịch axit clohiđric (HCl) thu được 0,2g khí hiđro và muối kẽm clorua(ZnCl2) 
 a/ Viết phương trình chữ của phản ứng .
 b/ Viết biểu thức về khối lượng của phản ứng .
 c/ Tính khối lượng muối kẽm clorua thu được .
 Bài 2 : Cho 5,4 g nhôm tác dụng với dung dịch axit sunfuric (H2SO4) thu được 342g muối nhôm sunfat Al2(SO4)3 và 6g khí hiđro.
 a/ Viết phương trình chữ của phản ứng .
 b/ Viết biểu thức về khối lượng của phản ứng.
 c/ Tính khối lượng axit sunfuric đã dùng .
 Bài 3 :Nung hoàn toàn 30 g muối kali clorat KClO3 . Sau phản ứng thu được 19,5g muối kali clorua KCl và khí oxi .
 a/ Viết phương trình chữ của phản ứng .
 b/ Viết biểu thức về khối lượng của phản ứng.
 c/ Tính khối lượng khí oxi thu được .
 Bài 4 : Đốt cháy hết 11,2g kim loại kẽm trong 
khí oxi thì thu được 18,8g kẽm oxit ZnO .
 a/ Viết phương trình chữ của phản ứng .
 b/ Viết biểu thức về khối lượng của pứ.
 c/ Tính khối lượng khí oxi cần dùng để đốt lượng kẽm trên .
Bài 5: Hãy giải thích vì sao:
 a/ Khi đun miếng đồng ngoài không khí 
thấy khối lượng tăng lên 
 PƯHH : Cu + O2 ----> CuO
 b/ Khi đung nóng canxi cacbonat thấy 
khối lượng giảm đi 
 PƯHH : CaCO3 ----> CaO + CO2
11. Tính khối lượng của các lượng chất sau :
 a/ 0,5 mol K2SO4
 b/ 11,2 l CO2
 c/ 9.1023 nguyên tử Na
12. Tính thể tích của những lượng chất sau :
 a/ 1,15 mol CH4
 b/ 8,8g CO2
 c/ 0,3.1023 phân tử CO
13. Tính số mol của :
 a/ 28g sắt
 b/ 4,48l H2 ở đkc
 c/ 13g kẽm
 d/ 48g Fe2O3
14.Tính thành phần % theo khối lượng của 
mỗi ngtố trong hợp chất sau : 
 CaCO3 , K2SO4 , Fe2O3 ,SO3 , CuSO4
15. Tính khối lượng của :
 a/ Al có trong 30,6g Al2O3
 b/ Fe có trong 32g Fe2O3
 c/ Cu có trong 28g CuO
 d/ Pb có trong 0,125 mol PbO
16. Tìm CTHH của những hợp chất sau :
 a/ Hợp chất A có khối lượng mol ptử 
là 80g và chứa 40% S còn lại là Oxi.
 b/ Hợp chất B có chứa 36,8% Fe ,21% O . Biết khối lượng mol của hợp chất là 152g.
17. Tính khối lượng clo cần dùng để tác dụng 
hết với 2,7g nhôm . Biết sơ đồ pứ như sau : 
 Al + Cl2 ---> AlCl3
18. Cho sơ đồ phản ứng : 
 P + O2 ---> P2O5
Nếu có 42,6g P2O5 tạo thành , hãy xác định :
 a/ Khối lượng photpho tham gia pứ?
 b/ Thể tích khí oxi cần dùng ở đkc ?
19. Tìm khối lượng mol của khí A . Biết khí A có tỉ khối đối với khí oxi là 2.
 20. Tìm khối lượng mol của khí B . Biết khí B có tỉ khối đối với không khí là 2,207.
 21. Lập PTHH của những sơ đồ phản ứng sau :
P + O2 ----> P2O5
Na + O2 ----> Na2O
ZnO + HNO3 ---> Zn(NO3)2 + H2O
Fe + Cl2 ---> FeCl3
Al(OH)3 ---> Al2O3 + H2O
Fe(OH)3 ---> Fe2O3 + H2O
K + H2O ---> KOH + H2
Al + HCl ----> AlCl3 + H2
KClO3 ----> KCl + O2
Fe3O4 + CO ----> Fe + CO2
MgO + HNO3 ---> Mg(NO3)2 + H2O
Zn + HCl ---> ZnCl2 + H2
Fe2(SO4)3 + NaOH ---> Fe(OH)3 + Na2SO4
Na + H2O ---> NaOH + H2
Al2(SO4)3 + KOH ---> Al(OH)3 + K2SO4
KMnO4 ---> K2MnO4 + MnO2 + O2
Al + H2SO4 ---> Al2(SO4)3 + H2
Fe2O3 + CO ---> Fe + CO2
Mg + H2SO4 ---> MgSO4 + H2
SO2 + O2 ---> SO3
Mg + Fe2(SO4)3 ---> MgSO4 + Fe
Na2O + H2O ---> NaOH
BaCl2 + AgNO3 ---> Ba(NO3)2 + AgCl
Na2SO4 + BaCl2 ---> NaCl + BaSO4
Ca3(PO4)2 + H2SO4 ---> CaSO4 + H3PO4
FeCl3 + Ca(OH)2 ---> Fe(OH)3 + CaCl2
Al2O3 + H2SO4 ---> Al2(SO4)3 + H2O
Ba(NO3)2 + Fe2(SO4)3 --> BaSO4+ Fe(NO3)3
N2 + H2 ---> NH3
CH4 + O2 ---> CO2 + H2O
Al + CuCl2 ---> AlCl3 + Cu
Ca + H2O ---> Ca(OH)2 + H2
Fe2O3 + HCl ---> FeCl3 + H2O
NaCl + H2O ---> NaOH + Cl2 + H2
MgCl2 + Na2CO3 ---> MgCO3 + NaCl
Fe3O4 + Al ---> Fe + Al2O3 
Cu + H2SO4 đặc ---> CuSO4 + SO2 + H2O
CO2 + Ca(OH)2 ---> CaCO3 + H2O
FeS + HCl ---> FeCl2 + H2S
P2O5 + H2O ---> H3PO4
 22. Hãy chọn hệ số và CTHH thích hợp đặt và những chỗ có dấu “?” trong các 
 phương trình khuyết sau :
	1. ? Mg + ? 2MgO
	2. ? + ? HCl FeCl2 + H2
	3. ? + ? 2CuO
	4. ? + ? HCl ZnCl2 + H2
	5. CaO + ? HNO3 Ca(NO3)2 + ?
	6. CaCO3 CaO + ?
	7. ? Al(OH)3 ? + 3H2O
	8. Fe + ? AgNO3 ? + 2Ag
	9. CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + ? 
	10. ? + ? AgNO3 Al(NO3)3 + 3Ag
	11. ? HCl + CaCO3 CaCl2 + H2O + ? 
	12. 4Na + ? 2Na2O
	13. ? + O2 2MgO
	14. ? + 5O2 2P2O5
	15. ? + 3O2 2Al2O3
	16. ? + ? Fe3O4
	23. Trong số các chất cho dưới đây hã chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất , là hợp chất .
	1. Khí ozon có phân tử gồm 3O liên kết với nhau .
	2. Axit photphoric có phân tử gồm 3H, 1P và 4O liên kết với nhau.
	3. Natri cacbonat (xôđa) có phân tử gồm 2Na, 1C và 3O liên kết với nhau .
	4. Khí flo có phân tử gồm 2F liên kết với nhau .
	5. Rượu etylic (cồn) có phân tử gồm 2C, 6H và 1O liên kết với nhau .
	6. Đường có phân tử gồm 12C, 22H và 11O liên kết với nhau .
24. Cho CTHH của một số chất như sau , CTHH nào là đơn chất , CTHH nào là hợp chất :
	Brom : Br2	Nhôm clorua : AlCl3
	Magiê oxit : MgO	Kim loại kẽm : Zn 
	Kali nitrat : KNO3	Bari hiđroxit : Ba(OH)2
	Sắt (III) oxit : Fe2O3	Khí hiđro : H2
	Bạc nitrat : AgNO3	Axit sunfuric : H2SO4
25. Cho biết CTHH hợp chất của ngtố X với O là XO
 Và CTHH hợp chất của ngtố Y với H là YH3
 Hãy cho biết CTHH đúng của X với Y .
26. Theo hóa trị của sắt trong hợp chất có CTHH là Fe2O3 .
 a/ Hãy chọn CTHH đúng của

File đính kèm:

  • docNoi dung on tap Hoa 8-HKI.doc
Giáo án liên quan