Giáo án hóa học 8 tuần 5 tiết 9 bài 6 : đơn chất - Hợp chất- phân tử(tiết 2)

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải :

1. Kiến thức: Biết được:

- Các chất ( đơn chất và hợp chất) thường tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí.

- Phân tử là những hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện các tính chất hóa học của chất đó.

- Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.

2. Kĩ năng:

- Quan sát mô hình, hình ảnh minh họa về ba trạng thái của chất.

- Tính phân tử khối của một số phân tử đơn chất và hợp chất.

- Xác định được tính chất vật lý của một vài chất cụ thể.

3. Thái độ:

- Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng những kiến thức được học vào trong cuộc sống.

4. Trọng tâm:

- Khái niệm về phân tử và phân tử khối.

5. Năng lực cần hướng đến:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực tính toán (Tính phân tử khối của một số chất) .

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hóa học 8 tuần 5 tiết 9 bài 6 : đơn chất - Hợp chất- phân tử(tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 5 	 Ngày soạn: 12/09/2014
Tiết : 9 	 Ngày dạy: 16/09/2014
Bài 6 : ĐƠN CHẤT - HỢP CHẤT- PHÂN TỬ(T2) 
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải : 
1. Kiến thức: Biết được: 
- Các chất ( đơn chất và hợp chất) thường tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí.
- Phân tử là những hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện các tính chất hóa học của chất đó.
- Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử. 
2. Kĩ năng: 
- Quan sát mô hình, hình ảnh minh họa về ba trạng thái của chất.
- Tính phân tử khối của một số phân tử đơn chất và hợp chất.
- Xác định được tính chất vật lý của một vài chất cụ thể.
3. Thái độ: 
- Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng những kiến thức được học vào trong cuộc sống.
4. Trọng tâm: 
- Khái niệm về phân tử và phân tử khối. 
5. Năng lực cần hướng đến: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tính toán (Tính phân tử khối của một số chất) .
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên và học sinh: 
a. Giáo viên: Tranh vẽ: 1-10, 1-11, 1-12,1-13 và bảng phụ.
b. Học sinh: Học bài cũ và xem trước nội dung bài mới. 
2. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại –Làm việc cá nhân kết hợp thảo luận nhóm. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1. Ổn định lớp (1’): 8A6 ………………………………………………………. 
2. Kiểm tra bài cũ (5’) :
- HS1: Đơn chất là gì? Cho VD ? Khí clo được tạo nên từ những nguyên tố nào? 
- HS2: Hợp chất là gì? Cho VD ? Nước được tạo nên từ những nguyên tố nào?
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’): Trong các tiết học trước các em đã được làm quen với khái niệm về đơn chất, hợp chất, các em cũng đã được tìm hiểu về nguyên tử và nguyên tử khối.Hôm nay các em sẽ được làm quen thêm một khái niệm mới là phân tử và phân tử khối.
b. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm phân tử 10’)
- GV: Treo tranh hình 11,12,13 cho HS quan sát và đặt câu hỏi: 
+ Khí oxi có những hạt nào hợp thành ?
+ Nước có những hạt nào hợp thành?
+ Muối ăn có những hạt nào hợp thành?
- GV thông báo: Tính chất hoá học của chất phải là tính chất của từng hạt. Mỗi hạt thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất, là đại diện cho chất về mặt hoá học và được gọi là phân tử.
- GV: Yêu cầu HS vận dụng và trả lời câu hỏi : Vậy, phân tử là gì ?
- GV: Chốt nội dung và ghi bảng.
- HS: Quan sát tranh ,suy nghĩ và trả lời. 
+ Gồm 2 nguyên tử O cùng loại liên kết với nhau.
+ Gồm 2 nguyên tử H liên kết 1nguyên tử O.
+ Gồm 1nguyên tử Na liên kết với 1nguyên tử Cl.
- HS :Nghe giảng và ghi nhớ.
- HS: Vận dụng và trả lời.
- HS: Lắng nghe và ghi vở.
III. PHÂN TỬ 
1. Khái niệm phân tử:
Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu phân tử khối (10’) 
- GV: Gọi 1HS nhắc lại khái niệm về nguyên tử khối là gì?
- GV: Tương tự , yêu cầu HS định nghĩa khái niệm phân tử khối ?
- GV: Chốt nội dung và ghi bảng. 
- GV : Treo bảng 1 SGK/42 và hướng dẫn HS cách tính phân tử khối của một số phân tử như H2; O2 , H2O, NaCl.Gọi 4 HS lên bảng tính phân tử khối của các chất trên.
- GV: Gọi HS khác nhận xét,đánh giá.
- GV: Nhận xét, đánh giá.
- HS: Liên hệ kiến thức cũ và trả lời.
- HS: Vận dụng trả lời:Phân tử khối là khối lượng của phân tử được tính bằng đơn vị cacbon
- HS: Lắng nghe và ghi vở. 
- HS: Lắng nghe hướng dẫn và thực hiện tính phân tử khối của các chất GV ra và lên bảng tính toán.
- HS: Nhận xét đánh giá.
- HS: Chú ý lắng nghe.
2. Phân tử khối
- Phân tử khối là khối lượng của phân tử được tính bằng đơn vị cacbon.
- Phân tử khối bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử chất đó
VD: Phân tử khối của:
O2 = 16 x 2 = 32 (đvc )
H2O = (1 x2) + 16 =18 (đvc )
NaCl = 23 + 35.5 =58.5 (đvc )
Hoạt động 3: Tìm hiểu trạng thái của chất (8’)
III. TRẠNG THÁI CỦA CHẤT
4. Củng cố (7’) : GV treo bảng phụ và yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập trong bảng phụ sau :
Bài tập: Tính phân tử khối của
Axit nitric biết phân tử gồm: 1H, 1N, 3O
Khí cacbonic biết phân tử gồm: 1C ,2O
5. Nhận xét - Dặn dò (3’): 
- Nhận xét tinh thần thái độ của HS trong tiết học.
- Bài tập về nhà: 4,5,6,7 SGK/25.
- Chuẩn bị cho bài thực hành 2, yêu cầu các nhóm kẻ trước bảng tường trình. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • docTiet 9 hoa 8 tuan 5.doc