Ngữ văn 7 Trường THCS Chuyên Ngoại

A - Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức:

 -Biết và hiểu được tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái, thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

-Vận dụng nghệ thuật viết văn tinh tế, giàu giá trị biểu cảm.

2. Kĩ năng:

Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và viết văn biểu cảm

3. Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

- Yêu mến cha mẹ , thày cô, bạn bè, trường lớp

B - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 Giáo viên:

- Đồ dùng : Tranh ảnh về ngày khai trường (nếu có) .

- Những điều cần lưu ý :

-Phương pháp:Nêu và giải quyết vấn đề, hỏi đáp, phân tích và bình giảng

 Bài văn không có cốt truyện, chủ yếu là tâm trạng hồi hộp, phấp phỏng đón chờ ngày khai trường . Người mẹ không ngủ, phần vì lo chuẩn bị cho con, nhưng phần vì cả tuổi thơ của mẹ sống dậy .

 Học sinh: SGK, soạn bài trước ở nhà

C- Tiến trình tổ chức các hoạt động Dạy - Học :

 *Ổn định tổ chức (1p)

 *Kiểm tra :(2p)

 ? Ở lớp 6 các em đã được học những văn bản nhật dụng nào?

(Động Phong Nha, Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử .)

 * Bài mới (37p)

 Giới thiệu bài:1p

Ngày khai trường hàng năm đã trở thành ngày hội của toàn dân. Bởi ngày đó bắt đầu một năm học mới với bao mơ ước, bao điều mong đợi trước mắt các em. Không khí ngày khai trường thật náo nức với tuổi thơ của chúng ta. Còn các bậc làm cha làm mẹ thì sao ? Họ có những tâm trạng gì trong ngày ấy ? Bài Cổng trường mở ra mà chúng ta học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được điều đó.

 

doc450 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2219 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ngữ văn 7 Trường THCS Chuyên Ngoại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể không có nhân vật.
c-Tuỳ bút sd nhiều phương thức (tự sự, miêu tả, biểu cảm, th.minh, lập luận) nhưng biểu cảmảm là phương thức chủ yếu.
e-Tuỳ bút có n yếu tố gần với tự sự nhưng chủ yếu thuộc loại trữ tình
*Củng cố-Dặn dò:1p
-Học bài, đọc chuẩn bị bài sau
*Rút kinh nghiệm:................................................................................................
 ngày 12 / 12 /2013
NS: 18 / 12 / 2013
NG: / / 2013
Bài Tiết: 69
Ôn tập phần tiếng Việt
A-Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức: Củng cố hệ thống hoá lại n k.thức về từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ, yếu tố HV, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ, điệp ngữ, chơi chữ.
 2. Kĩ năng: vận dụng các kĩ năng tổng hợp về giải nghĩa từ, sd từ để nói, viết.
3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B-Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
 -Đồ dùng: Bảng phụ.
 -Những điều cần lưu ý: 
-Phương pháp:hệ thống hoá, khái quát hoá
C-Tiến trình tổ chức dạy – học: 
 I-ổn định tổ chức: 1p
 II-Kiểm tra: trong giờ
 III-Bài mới: 43p
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Vẽ lại sơ đồ ở trong sgk vào vở và tìm vd điền vào các ô trống ?
-Lập bảng so sánh qh từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng ?
-Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt học ?
Bạch (bạch cầu): trắng
Bán (bức tượng bán thân): một nửa
Cô (cô độc): một mình
Cư (cư trrú): nơi ở
Cửu (cửu chương): chín
Dạ (dạ hương, dạ hội): đêm
Đại (đại lộ, đại thắng): to, lớn
Điền (điền chủ, công điền): nông
Hà (sơn hà): sông
Hậu (hậu vệ): sau
Hồi (hồi hương, thu hồi): về
Hữu (hữu ích): có
Lực (nhân lực): sức
Mộc (thảo mộc, mộc nhĩ): cây gỗ
nguyệt (nguyệt thực): trăng
-Thế nào là từ đồng nghĩa ? 
Từ đồng nghĩa có mấy loại ?
 Tại sao lại có h.tượng từ đồng nghĩa ?
-Thế nào là từ trái nghĩa ?
-Tìm 1 số từ đồng nghĩa và 1 số từ trái nghĩa với mỗi từ: bé (về mặt kích thước, khối lượng), thắng, chăm chỉ ?
-Thế nào là từ đồng âm ?
 Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa ?
-Thế nào là thành ngữ ?
Thành ngữ có thể giữ những chức vụ gì trong câu ?
-Tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi thành ngữ Hán Việt sau ?
-Hãy thay thế n từ in đậm trong các câu sau đây bằng n thành ngữ có ý nghĩa tương đương ?
-Thế nào là điệp ngữ ?
 Điệp ngữ có mấy dạng ?
-Thế nào là chơi chữ ?
 Hãy tìm 1 số vd về các lối chơi chữ ?
I-Ôn tập phần tiếng Việt:
1-Vẽ sơ đồ và tìm vd điền vào vở sgk/183
2-Lập bảng so sánh qh từ với d.từ, động từ, t.từ về ý nghĩa và chức năng:
ý nghĩa và chức năng
D.từ, động từ, tính từ
Quan hệ từ
ý nghĩa
Chức năng
Biểu thị người, sự vật, h.đ, t.chất.
Có k.năng làm thành phần của cụm từ, của câu.
Biểu thị ý nghĩa q.hệ
Liên kết các thành phần của cụm từ, của câu.
3-Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt:
Nhật (nhật kí): ngày
Quốc (quốc ca): nước
Tam (tam giác): ba
Tâm (yên tâm): lòng, dạ
Thảo (thảo nguyên): cỏ
Thiên (thiên niên kỉ): trời
Thiết (thiết giáp): thít lại
Thiếu (thiếu niên, thiếu thời): chưa đủ
Thôn (thôn dã, thôn nữ): khu vực sân ở nông thôn
Thư (thư viện): sách
Tiền (tiền đạo): trước
Tiểu (tiểu đội): nhỏ
Tiếu (tiếu lâm ): cười
Vấn (vấn đáp): hỏi
II-Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo):
1-Từ đồng nghĩa: là n từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
VD: trông – nhìn, ngó, coi, mang.
-Có 2 loại từ đồng nghĩa:
+Từ đồng nghĩa hoàn toàn: quả – trái.
+Từ ĐN không h.toàn:hi sinh, bỏ mạng
-Vì 1 sự vật, h.tượng có nhiều tên gọi khác nhau, nên có h.tượng đồng nghĩa.
2-Từ trái nghĩa: là n từ có nghĩa trái ngược nhau. VD: cười – khóc
3-Từ đồng nghĩa, trái nghĩa:
-Bé – to, nhỏ – to, nặng – nhẹ, dài – ngắn, lớn – bé, nhiều – ít.
-Thắng – thua, thắng – bại.
-Chăm chỉ – lười biếng.
4-Từ đồng âm: là n từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
5-Thành ngữ: là loại cụm từ có c.tạo cố định, biểu thị 1 ý nghĩa h.chỉnh, ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng cao.
Nhgiã của thành ngữ có thể bắt nguồn tr.tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua 1 số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh...
VD: ếch ngồi đáy giếng: chỉ sự hiểu biết hạn hẹp, nông cạn.
-Thành ngữ có thể làm CN, VN trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,...
6-Tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với thành ngữ Hán Việt:
-Bách chiến bách thắng: trăm trận trăm thắng.
-Bán tín bán nghi: nửa tin nửa ngờ.
-Kim chi ngọc diệp: cành vàng lá ngọc.
-Khẩu phật tâm xà: miệng nam mô bụng bồ dao găm.
7-Thay thế n từ in đậm thành n thành ngữ có ý nghĩa tương đương:
-Đồng rộng mênh mông và vắng lặng: đồng không mông quạnh
-Phải cố gắng đến cùng: còn nc còn tát.
-Làm cha làm mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái: con dại cái mang
-Nhiều tiền bạc, trong nhà không thiếu thứ gì: giàu nứt đố đổ vách.
8-Điệp ngữ: là phép tu từ lặp đi lặp lại 1 từ, ngữ hoặc cả câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
-Điệp ngữ có nhiều dạng:
+Điệp ngữ cách quãng
+Điệp ngữ nối tiếp
+Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
9-Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
-Ví dụ:
 Hoa nào không phải lẳng lơ
Mà người gọi bướm ỡm ờ lắm thay.
(là hoa gì ?)
 Có con mà chẳng có cha
Có lưỡi, không miệng, đố là vật chi ?
IV-Hướng dẫn học bài: 1p
 -Học thuộc nội dung phần ôn tập trên.
 -Làm bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I.
 V.Rút kinh nghiệm :.............................................................................. 
ngày 19 / 12 /2013
NS: 18 / 12 / 2013
NG: / / 2013
 Tiết: 70
Chương trình địa phương (Phần tiếng Việt)
Chữa lỗi nói sai, viết sai do tiếng địa phương
A-Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức:
 - Biết và hiểu được nguyên nhân nói sai, viết sai do tiếng địa phương.
 - Học sinh khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
 2. Kĩ năng: Phát hiện và sửa chữa những lỗi chính tả mang tính địa phương(lỗi về phụ âm đầu, phụ âm cuối, nguyên âm, thanh điệu. Các lỗi về s/x, th/s, tr/ch,l/n
 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng các kĩ năng nói, viết đúng chính tả và phát âm đúng chuẩn trong khi nói, viết.
B-Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
 -Đồ dùng: Bảng phụ.
 -Những điều cần lưu ý: P2 khắc phục các lỗi chính tả là đọc nhiều cho quen mặt chữ và luyện viết nhiều để không quên cách viết đúng.
-Phương pháp:luyện tập, nhóm 
C-Tiến trình tổ chức dạy – học: 
 I-ổn định tổ chức: 1p
 II-Kiểm tra: 5p
 III-Bài mới: 37p. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta khắc phục những lỗi c.tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương như ở lớp 6.
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-GV: ở bài này chúng ta cần:
-Nghe – viết một đoạn, bài thơ hoặc văn xuôi có độ dài khoảng 100 chữ.
-Yêu cầu viết đúng các tiếng có phụ âm đầu: sông, xanh,núi, trăng, xây, xuân, Nội, riêu, lành lạnh, trống chèo, lại, xa.
-Nhớ – viết một đoạn (bài) thơ hoặc văn xuôi có độ dài khoảng 100 chữ ?
-Yêu cầu viết đúng các tiếng: suối, trong, xa, trăng, lồng, khuya, lo, nỗi, nước.
-Điền 1 chữ cái, 1 dấu thanh hoặc 1 vần vào chỗ trống ?
-Điền 1 tiếng hoặc 1 từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống ?
-Tìm tên các sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất ?
-Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đ.điểm ngữ âm đã cho sẵn, vd tìm n từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi ?
-Đặt câu phân biệt những từ chứa những tiếng dễ lẫn ?
I-Nội dung luyện tập:
-Viết đúng các tiếng có phụ âm đầu dễ mắc lỗi, vd: tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n, th/s,s/x, ...
II-Một số hình thức luyện tập:
1-Viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi:
a-Nghe – viết hai đoạn văn trong bài Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng):
 Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.
 Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...
b-Nhớ – viết bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh):
 Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
 Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
2-Làm các bài tập chính tả:
a-Điền vào chỗ trống:( bài 1,2,3,4,5 sách địa phương trang 35-37)
-Điền x hoặc s:
xử lí, sử dụng, giả sử, xét xử.
-Điền dấu hỏi hoặc ngã: tiểu sử, tiễu trừ, tiểu thuyết, tuần tiễu.
-Chọn tiếng thích hợp điền vào chỗ trống: chung sức, trung thành, chung thuỷ, trung đại.
-Điền các tiếng mãnh hoặc mảnh vào chỗ thích hợp: mỏng mảnh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng.
b-Tìm từ theo yêu cầu:
-Tên các loài cá bắt đầu bằng ch/tr: cá chép, cá chuối, cá chim, cá chuồn, cá chầy; cá trắm, cá trôi, cá trê
-Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái chứa tiếng có thanh hỏi, thanh ngã: nghỉ ngơi, ăn ngủ, học hỏi, ngớ ngẩn, lẩm cẩm, suy nghĩ, ngẫm nghĩ, ngỡ ngàng, nghễng ngãng. 
-Không thật vì được tạo ra 1 cách không tự nhiên: giả ngô giả ngọng. 
-Tàn ác vô nhân đạo: miệng nam mô bụng bồ dao găm, ném đá giấu tay.
-Dùng cử chỉ ánh mắt làm giấu hiệu: 
c-Đặt câu:
-Đặt câu với từ: giành, dành.
+Nhân dân ts chiến đấu gian khổ mới giành được ĐL.
+Mẹ tôi dành dụm tiền để nuôi tôi ăn học.
-Đặt câu với các từ: tắt, tắc.
+Nó hay đi ngang về tắt.
+Những bài văn cổ thường hay dùng cụm từ “Sơn hà xã tắc”.
Ghi nhớ SĐP/ 37
IV-Hướng dẫn học bài: 1p
 -Lập sổ tay chính tả: viết những câu văn, câu thơ có chứa những từ dễ lẫn.
 V. Rút kinh nghiệm:.................................................................................
ngày19 / 12 /2013
NS: 18 / 12 / 2013
NG: / / 2013
Tiết 70 + 71 
Bài - Tiết 71-72 KIEÅM TRA HOẽC Kè I
A. mục tiêu 
- Đánh giá việc nắm các nội dung cơ bản của ba phần Văn-Tiếng việt và Tập làm văn trong sách Ngữ văn 7 tập 1
- Xem xét sự vân dung linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của ba phần Văn , Tiếng Việt và Tập làm văn ở cỏc mức độ nhận biết, thụng hiểu, vận dụng . Qua bài kiểm tra đánh giá năng lực vân dụng cỏc phương thức miờu tả, tự sự , biểu cảm trong kĩ năng làm văn biểu cảm.

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van 7 co ca phan dia phuong.doc
Giáo án liên quan