Ngữ văn 11 - Đề tài: Hình tượng nhân vật lịch sử Napoleong trong tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình” của Leptonxtoi

Đề tài: Hình tượng nhân vật lịch sử Napoleong trong tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình” của Leptonxtoi

BÀI LÀM

 “Chiến tranh và hòa bình” là sự hội tụ tinh hoa và tài năng của Leptonxtoi, tác phẩm được đánh giá là Odyssey của thế kỷ XIX, một thiên anh hùng ca bất diệt của nhân dân Nga và của toàn nhân loại. “Chiến tranh và hòa bình” bao gồm hơn 600 nhân vật – là một thế giới nhân vật rộng lớn, sinh động như cuộc sống thực. Trong tác phẩm nổi trội hơn hẳn là hai hình tượng nhân vật lịch sử : Kutudop và Napoleong. Nói về Napoleong, đó là nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử, tư tưởng sùng bái Napoleong đã ăn sâu vào tiềm thức của cả một thế hệ, họ coi Napoleong như một vị thần chiến tranh, một vị tướng huyền thoại và là khuôn mẫu để tất cả noi theo. Tuy nhiên trong tác phẩm của Leptonxtoi, Napoleong lại hiện ra với một diện mạo hoàn toàn khác, là một kẻ giả dối, tàn nhẫn, háo danh, khoa trương. Leptonxtoixây dựng hình tượng nhân vật Napoleong trên lập trường nhân dân, ngòi bút của ông luôn được soi sáng dưới ánh sáng tinh thần đạo đức nhân dân. Vì thế trong “Chiến tranh và hòa bình” Napoleong không còn là một anh hùng đáng để người đời đáng khâm phục ngợi ca, đáng khâm phục mà mang vẻ trần tục như những người bình thường.

 Có thể thấy Napoleong được bóc từng lớp từ ngoài vào trong thông qua bốn cảnh: khi giao tiếp với binh lính – Napoleong là một kể ích kỉ và tàn nhẫn; khi giao tiếp với viên sứ thần người Nga – Napoleong hiện ra là một người lùn, có phong cách đế vương nhưng cũng rất tầm thường; khi giao tiếp với tên đầy tớ Nga – Napoleong là một kẻ háo danh; khi giao tiếp với viên quan triều đình – Napoleong là một kẻ giả dối khoa trương.

 

doc5 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngữ văn 11 - Đề tài: Hình tượng nhân vật lịch sử Napoleong trong tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình” của Leptonxtoi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bình” bao gồm hơn 600 nhân vật – là một thế giới nhân vật rộng lớn, sinh động như cuộc sống thực. Trong tác phẩm nổi trội hơn hẳn là hai hình tượng nhân vật lịch sử : Kutudop và Napoleong. Nói về Napoleong, đó là nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử, tư tưởng sùng bái Napoleong đã ăn sâu vào tiềm thức của cả một thế hệ, họ coi Napoleong như một vị thần chiến tranh, một vị tướng huyền thoại và là khuôn mẫu để tất cả noi theo. Tuy nhiên trong tác phẩm của Leptonxtoi, Napoleong lại hiện ra với một diện mạo hoàn toàn khác, là một kẻ giả dối, tàn nhẫn, háo danh, khoa trương. Leptonxtoixây dựng hình tượng nhân vật Napoleong trên lập trường nhân dân, ngòi bút của ông luôn được soi sáng dưới ánh sáng tinh thần đạo đức nhân dân. Vì thế trong “Chiến tranh và hòa bình” Napoleong không còn là một anh hùng đáng để người đời đáng khâm phục ngợi ca, đáng khâm phục mà mang vẻ trần tục như những người bình thường.
	Có thể thấy Napoleong được bóc từng lớp từ ngoài vào trong thông qua bốn cảnh: khi giao tiếp với binh lính – Napoleong là một kể ích kỉ và tàn nhẫn; khi giao tiếp với viên sứ thần người Nga – Napoleong hiện ra là một người lùn, có phong cách đế vương nhưng cũng rất tầm thường; khi giao tiếp với tên đầy tớ Nga – Napoleong là một kẻ háo danh; khi giao tiếp với viên quan triều đình – Napoleong là một kẻ giả dối khoa trương.
	Cảnh 1: Napoleong với binh lính
Trong cuộc đối thoại với đoàn tù binh sau trận Auxteclit Napoleong nhìn những người lính nằm ngổn ngang trên chiến trường “khi ngắm nhìn một người pháo thủ Nga tử trận nằm sấp, mặt úp xuống đất, gáy đã đen sạm lại, một cánh tay cứng đơ dang rộng ra một bên” ông ta lạnh lùng phán rằng: “lính của họ khỏe đẹp đấy” [ tr595, t1] hay khi nhìn thấy Anđray đang “nằm ngửa mặt lên, chiếc cán cờ vứt bên cạnh”, Napoleong đã khen “một cái chết rất đẹp” mà không chút mảy may thương xót. Vị tướng oai hùng này không bao giờ bận tâm đến nỗi đau người khác, không áy náy lương tâm khi tàn nhẫn với họ. Bởi lẽ trong quan niệm của Napoleong là một vị tướng, một vị hoàn đế, một kẻ mạnh thì phải biết lạnh lùng, không được run rẩy khi làm điều ác, không được mềm lòng trước cái chết. Tư tưởng này đã được chứng minh trong tác phẩm ‘Tội ác và hình phạt” của Đôtxtôiépxki qua nhân vật Raxconhicov. 
 Khi thăm binh lính bị thương trên chiến trường, đặc biệt là những tù nhân gương mặt Napoleong hiện ra một vẻ “tươi rói lên vì tự mãn và sung sướng”. Nhìn một người lính thiếu niên napoleong liền cất lên một giọng coi thường “Còn trẻ thế mà đã đến đọ sức với chúng ta” [ tr598, t1]. 
Hay khi nhìn những người lính Ba Lan lao xuống dòng sông chảy xiết và buốt lạnh để thể hiện sự tôn sùng với Napoleong thì họ cũng chỉ nhận được cái nhìn thờ ơ vô cảm từ người mà họ tôn sùng. Ông ta không chút cảm thương với những binh lính đó: “Con người mặc áo khoác xám đứng dậy, gọi Bertye lại và bắt đầu đi đi lại lại trên bờ sông Bertye, rồi vừa đi vừa ra mệnh lệnh và thỉnh thoảng lại nhìn về phía đoàn kị binh U-lan đang chết đuối, có vẻ không bằng lòng vì họ làm cho sự chú ý của ông bị xao lãng” [ tr350, t2]. Những cái chết đã trở nên quen mắt với Napoleong, nên cho dù bao nhiêu người bị dòng nước xiết cuốn trôi, hay bao nhiêu người lên được bờ tung hô hoàng đế của mình cũng chỉ làm Napoleong thêm bực mình và rồi ông ta bỏ đi trước sự tôn sùng ngốc nghếc của đoàn kỵ binh.
Một trong những sư thật về Napoleong là ích kỉ và tàn nhẫn lần đẩu tiên được phô bày dưới ngòi bút của Leptonxtoi. Sự tàn nhẫn ấy thật khiến cho ai ai cũng phải kinh sợ.
	Cảnh 2: Napoleong với viên sứ thần người Nga
	Trong con mắt của viên sứ thần Napoleong hiện ra trong hình dạng “Ông mặc quân phục màu xanh, áo ngoài để lộ khoảng gi-lê trắng phủ lên trên cái bụng tròn; một chiếc quần dạ trắng bó sát lấy hai bắp vế béo nục nịch trên đôi chân ngắn đi ủng ngựa ống cao quá gối. Có thể thấy rõ rằng món tóc ngắn ông ta vừa được chải chuốt xong, nhưng có một cái bờm mỏng rủ xuống chính giữa vầng trán rộng. Cái cổ trắng béo múp míp nổi bật lên trên cái cổ áo màu đen của bộ quân phục, khắp người thơm mùi ô đờ colônhơ. Trên khuôn mặt trông đầy đặn và trông vẫn trẻ của ông ta lộ rõ vẻ niềm nở đôn hậu uy nghi của một bậc đế vương những người tứ tuần sống trong cảnh sung túc” [ tr 367, t2].
Ta thấy Napoleong không khác gì một tên hề kệch cỡm với vẻ ngoài ‘béo múp míp” và đặc biệt là bắp chân trái cứ máy lên từng đợt mỗi khi Napoleong cất cao giọng. Ông ta không hề cảm thấy xấu hổ vì điều đó mà ngược lại luôn lấy làm tự hào, đã có lần Napoleong nói rằng “máy bắp chân là một triệu chứng quan trọng trong người tôi” bởi lẽ Napoleong cho rằng những dấu hiệu đó chỉ có ở những người phi thường. Hình ảnh Napoleong trong mắt viên sứ thần đích thị là một gã béo lùn và thật may là trên gương mặt ông ta cong biểu lộ một vẻ “đôn hậu uy nghi” như một bậc đế vương. Chính vẻ mặt này đã tạo nên thành công cho Napoleong trong cuộc đàm phán và khiến cho viên sứ thần Nga Balasov chỉ biết đứng yên cúi đầu “phục tòng số mệnh”. Napoleong nói chuyện với Balasov bằng một vẻ hết sức tự tin nhưng cũng hết sức nực cười. Ban đầu ông ta còn nói chuyện ôn hòa, bình tĩnh nhưng ngay sau đó liền chuyển sang thái độ tức giận và xả vào mặt Balasov những lời lẽ mà một bậc hoàng đế Pháp tự nhủ không bao giờ làm “Có thể thấy rõ rằng bây giờ Napoleong đã cần nói một mình, ông tiếp tục nói một cách hùng hồn và với vẻ bực tức không hề bị kiềm chế như những người quen được cuộc sống nuông chiều vẫn thường làm” [ tr 372, t2].
	Có thể thấy vị hoàng đế có một dung mạo hết sức tầm thường, như bao kẻ khác, rất biết làm trò và điều đó đã hạ thấp đi giá trị của Napoleong trong cái nhìn của viên sứ thần Balasov.
	Cảnh 3: Napoleong với viên quan triều đình Pháp
	Khi Napoleong chinh chiến ở nước Nga, triều đình Pháp cũng muốn tỏ vẻ quan tâm tới vị hòang đế của mình nên đã cử các viên quan đến thăm hỏi Napoleong. Khi viên quan này đến gặp Napoleong đã mang tặng ông ta bức tranh về người con trai ông ta, trong tình huống này Napoleong đã hiện ra là một kẻ giả dối bậc thầy. “Với cái khả năng đặc biệt của người ý là có thể thay đổi được vẻ mặt theo ý muốn, Napoleong đến trước bức tranh, làm ra vẻ trầm ngâm và cảm động. Ông ta cảm thấy những điều ông ta đang nói đang làm trong lúc này là những sự kiện lịch sử. Ông ta cho rằng việc thích hợp nhất hiện nay ông ta có thể làm làm là phải biểu hiện một tình cảm yêu thương hết sức giản dị của một người cha để làm nổi bật sự vĩ đại của mình đã cho phép đứa con trai của mình lấy quả địa cầu làm đồ chơi Mắt ông mở dịu đi, ông tiến lên một bước, liếc nhìn một chiếc ghế rồi ông ngồi xuống bức chân dung. Đoạn ông khoát tay một cái, và mọi người rón rén lui ra để cho bậc vĩ nhân ngồi một mình với cảm nghĩ riêng tây của mình” [ tr650, t2]. Napoleong không chỉ làm điệu làm bộ ở vẻ bề ngoài mà còn giả dối ngay trong cả thái độ, tâm lý. Ông ta luôn cố gắng là cái này cái kia sao cho điệu bộ mình giống một vị hoàng đế, một bậc vĩ nhân, ngay cả trong tình cảm với con trai mình ông ta cũng thể hiện hết sức giả tạo.
	Giả dối đã trở thành một nét tính cách tiêu biểu của Napoleong trong tác phẩm của Leptonxtoi. Sự giả dối không chỉ có trong lời nói, trong hành động hay cử chỉ điệu bộ mà sự giả dối còn có cả trong thái độ, tâm lý. Napoleong đã chỉ vào bức tranh con trai mình bằng một cử chỉ đẹp mắt, cố trầm ngâm suy nghĩ sao cho giống vẻ yêu thương con trong khi mắt vẫn liếc nhìn về chiếc ghế mà người ta đẩy đến. Ông ta cho rằng những tình cảm đó sẽ được đi vào lịch sử, được người ta ghi chép lại nên phải diễn sao cho thật hoàn hảo. Và vì thế ông ta vận dụng hết mọi tài năng của một nhà ngoại giao người Pháp và khả năng đặc biệt của người Ý để cho giống những con người đứng trên tầm cao nhất. Khi cho lính cận vệ được chiêm ngưỡng bức tranh đó, Napoleong ra lệnh cho họ cất bức tranh đi bằng một cử chỉ cũng vô cùng đẹp mắt và nói: “Nó còn ít tuổi quá, chưa nên thấy cảnh chiến trường”. Thoạt nghe ta sẽ tưởng đó là một câu nói yêu thương của một người cha với con trai mình nhưng đó cũng lại là những lời dối trá, kệch cớm vô cùng. Bởi lẽ một kẻ luôn muốn làm chủ thế giới, đi xâm chiếm biết bao nhiêu nước, gây chiến tranh liên miên biết bao nhiêu nơi, giết hại hàng vạn sinh linh trong đó có biết bao là trẻ nhỏ vậy mà giờ đây lại thốt lên lời nói vô nghĩa đó trước một bức ảnh, chính điều đó càng làm rõ nét thêm sự tàn nhẫn, giả tạo trong con người Napoleong.
	Cảnh 4: Napoleong với tên lính Cô dắc Lavruska.
	Cô dắc Lavruska được gọi là “tên gia nô xấc láo và thô lỗ”, nhưng hắn lại vô cùng khôn ngoan khi qua được mặt Napoleong và vỗ về được tính háo danh trong lòng Napoleong. Khi đứng trước mặt Napoleong, tên lính Cô dắc tự hiểu là mình đang đứng trước mặt ai và người đó có vị thế như thế nào. Nhưng hắn lại vờ như không biết trước mặt mình là Napoleong. Hắn trả lời các câu hỏi của Napoleong như trả lời các câu hỏi mà một người bình thường đặt ra, cách hắn trả lời hết sức khôn ngoan và làm cho Napoleong cảm thấy thích thú. Ta thấy rõ là Napoleong đang bị lừa một cách trắng trợn, nhưng với vẻ ngây thơ của tên lính, Napoleong như bị mê muội đi bởi ông ta nghĩ rằng mình đang lừa được một kẻ khác. Cuộc trò chuyện giữa hai người không ngớt những lời nịnh nọt của tên lính với Napoleong “chúng tôi biết các ngài có Bonapacte, khắp thiên hạ ai ai cũng thắng tuốt” [ tr532, t2]. Sự vờ vĩnh không biết Napoleong là ai khiến cho Napoleong vô cùng thích thú và tò mò muốn biết tên lính đó là người như thế nào nên đã cho người theo dõi Cô dắc. Khi tên mật thám đem vẻ mặt vờ lung túng, kinh ngạc, khiếp sợ, trò xoe đôi mắt của Cô dắc kể lại cho Napoleong nghe khiến Napoleong tin rằng danh tiếng của mình vô cũng lẫy lừng, và hễ có ai nghe thấy tên của mình đều phải kính trọng hoặc khiếp sợ. Và Napoleong lấy làm sung sướng, tự mãn với địa vị và danh tiếng mình đang có.
	Leptonxtoi không hề tô điểm cho Napoleong – một huyền thoại lịch sử một nét màu nào sáng cả mà ông đi sâu vào con người thật của Napoleong, đi sâu vào từng góc tối tăm nhất để vạch trần bộ mặt thật của Napoleong. Hình tượng Napoleong k

File đính kèm:

  • docTuan 17 On tap phan Van hoc.doc
Giáo án liên quan