Nêu suy nghĩ, cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân và lễ hội mùa xuân trong đoạn thơ “cảnh ngày xuân"
Trong kho tàng văn học cổ Việt Nam, Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm kiệt xuất nhất. Tác phẩm không chỉ nổi tiếng vì cốt truyện hay, lời văn trau chuốt, giá trị tố cáo đanh thép, giá trị nhân đạo cao cả, mà còn vì nghệ thuật miêu tả cảnh đặc sắc. Nhiều bức tranh tứ thời xuân, hạ, thu, đông sinh động, gợi cảm. Có bức tranh cảnh chiều xuân, có bức tranh là tâm cảnh cô đơn của Kiều ở lầu Ngưng Bích, Cảnh nào cũng có dụng ý dự báo những biến động của đời nhân vật. Nguyễn Du đã lấy cảnh ngày xuân tươi đẹp trong sáng nhưng đã ẩn chứa những mầm mống buồn bã của Thuý Kiều. Đoạn thơ Cảnh ngày xuân là một đoạn thơ tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên tài tình, tuyệt diệu của Nguyễn Du.
Bốn câu thơ đầu đã miêu tả cảnh ngày xuân đẹp như một bức tranh. Nhà thơ đã lựa chọn những chi tiết tiêu biểu nhất mang nét đặc trưng của ngày xuân để khắc hoạ:
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thềm quang chín chục đã ngoài sáu mươi ”.
Giữa bầu trời bao la mêng mông là những cánh én bay qua, bay lại như đưa thoi. Nó vừa gợi được cánh én như con thoi bay qua, bay lại chao lượn, vừa thể hiện được thời gian ngày xuân đang trôi nhanh . Nhà thơ mượn cách nói của dân gian, thời gian thấm thoát thoi đưa. Cảnh ngày xuân hiện nên trong thơ ông vừa bình dị vừa sống động .
a chọn những chi tiết tiêu biểu nhất mang nét đặc trưng của ngày xuân để khắc hoạ: “Ngày xuân con én đưa thoi Thềm quang chín chục đã ngoài sáu mươi ”. Giữa bầu trời bao la mêng mông là những cánh én bay qua, bay lại như đưa thoi. Nó vừa gợi được cánh én như con thoi bay qua, bay lại chao lượn, vừa thể hiện được thời gian ngày xuân đang trôi nhanh . Nhà thơ mượn cách nói của dân gian, thời gian thấm thoát thoi đưa. Cảnh ngày xuân hiện nên trong thơ ông vừa bình dị vừa sống động . Sau cánh én đưa thoi là ánh xuân, là “thiều quang” của mùa xuân khi đã ngoài sáu mươi. Cách tính thời gian và miêu tả vẻ đẹp mùa xuân của Nguyễn Du mang những nét rất riêng. Hai chữ “Thiều quang” để thể hiện mùa xuân đã sang tháng ba. Hai chữ ấy đã gợi nên màu hồng của ánh xuân, cái đầm ấm của khí xuân, cái mêng mông bao la của đất trời. Câu thơ đã thể hiện được không gian mùa xuân thật trong sáng. Bức tranh mùa xuân ấy còn là sắc xanh mơn mởn, ngọt ngào của cỏ non trải ra, lan rộng như tấm thảm tới tận chân trời: “ Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ”. Người đọc đều cảm nhận thấy nhà thơ Nguyễn du đã tiếp thu những yếu tố miêu tả của câu thơ cổ Trung Quốc . “Phương thảo liên thiên bích Lệ chi sổ điển hoa ”. Nhưng ở đây, Nguyễn Du đã có điểm sáng tạo. Ông đã thiên về miêu tả sắc trắng của bông hoa. Dùng phép đảo ngữ đưa tính từ “trắng” lên trước cụm từ “vài bông hoa”để cùng với tính từ “xanh ” ở câu trên. Câu thơ của Nguyễn Du đã trở thành bức hoạ với gam màu dịu dàng. Trên nền xanh của cỏ biếc, điểm xuyến một vài bông hoa lê trắng đã tạo thành một bức gấm thêu tuyệt đẹp. Nếu như 2 câu thơ của câu thơ cổ Trung Quốc chỉ là sự lắp ghép ngôn từ thiếu sinh khí và sức sống thì với 2 câu thơ của Nguyễn Du, những nhành cây ngọn cỏ như đang cựa dậy, ứa ra những giọt nhựa sống của mùa xuân, gợi được nhiều hơn về mùa xuân: vừa tinh khôi, giàu sức sống lại vừa nhẹ nhàng tinh khiết. Bốn câu thơ đầu là một bức tranh về ngày xuân bằng ngôn từ. Bức tranh ấy đẹp, bình dị mà thơ mộng. Đó là bức tranh có màu sắc hài hoà, dịu dàng, tươi tắn. Đó là màu xanh của cỏ màu trắng của hoa lê. Bức tranh ấy có không gian mênh mông, khoáng đạt. Có những cánh én đang chao lượn, có màu hồng của ánh thềm quang. Vẽ được bức trang xuân hoa lê như vậy đã thể hiện rõ tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó với cảnh vật ngày xuân của Nguyễn Du . Cảnh ngày xuân càng trở lên đẹp thêm , sinh động thêm bởi nhà thơ còn miêu tả lễ hội mùa xuân . “ Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh ”. Điệp từ “lễ làhội là”có tính chất liệt kê để gợi lên cảnh lễ hội dân gian cứ liên tiếp diễn ra từ bao đời nay. Sau đó nhà thơ đã miêu tả cụ thể cảnh chảy hội đông vui, tưng bừng, náo nhiệt: “Gần xa nô nức yến anh Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân Dập dìu tài tử giai nhân Ngựa xe như nước áo quần như nêm ”. Trên khắp nẻo đường gần xa, những dòng người cuồn cuộn chảy hội có biết bao yến anh , tài tử, giai nhân dập dìu, vai sánh vai, chân nối chân cùng nhịp bước. Dòng người chảy hội tấp nập, ngựa xe cuồn cuộn. Nhà thơ đã rất khéo léo dùng hàng loạt các từ láy “nô nức, dập dìu ” rồi các từ ghép “yến anh, tài tử , giai nhân ...” kết hợp với các ẩn dụ, so sánh “như nước, như nêm” để gợi tả lễ hội mùa xuân tưng bừng náo nhiệt đang diễn ra trên khắp các miền quê đất nước . Đọc tiếp đoạn thơ ta còn thấy Nguyễn Du thể hiện đời sống tâm linh, phong tục dân gian cổ truyền trong lễ tảo mộ. “ Ngổn ngang gò đống kéo lên Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay ”. Câu thơ có giá trị tạo hình lớn. Bởi lẽ, nhà thơ đã dùng phép đảo ngữ đưa từ “ngổn ngang ” lên đầu câu thơ để diễn tả những ngôi mộ liền kề nhau. Cõi âm và cõi dương, người đang sống và người đã chết, hiện tại và quá khứ, đồng hiện trong những gò đống ngổn ngang trong lễ tảo mộ . Những “thoi vàng vó ” được rắc ra, tiền vàng được đốt tro bay lả tả bao trùm hết không gian để gửi cho người đã khuất. Cái tâm thánh thiện và niềm tin chất phác đầy ắp nghĩa tình. Các tài tử giai nhân và ba chị em Kiều không chỉ cầu mong cho các vong linh đã khuất mà còn gửi gắm bao niềm tin, bao điều mơ ước về tương lai, hạng phúc cho tuổi xuân khi mùa xuân về. Giá trị nhân văn của những câu thơ đã làm cho người đọc rất xúc động . Sáu câu thơ cuối đã ghi lại cảnh chị em Thuý Kiều đi tảo mộ đang lần bước trở về nhà. Lúc này, mặt trời đã là là gác núi, ngày hội, ngày vui đã trôi qua. “Tà tà bóng ngả về tây Chị em thơ thẩn dan tay ra về ”. Nhịp thơ chậm rãi , diễn tả cuộc sống như ngừng trôi. Tâm tình của chị em Thuý Kiều thơ thẩn, cử chỉ thì dang tay, nhịp chân thì bước dần, không gian thì yên tĩnh, lắng lại. Công việc lúc hoàng hôn hiện lên trong mắt nhìn của chị em Thuý Kiều càng trở nên nhỏ bé:. “Bước dần theo ngọn tiểu khê Lần xem phong cảch có bề thanh thanh Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”. Khe suối chỉ là “ngọn tiểu khê ”, phong cảnh thanh thanh, dòng nước “nao nao uốn quanh”, “dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”. Nhà thơ đã rất khéo léo sử dụng hàng loạt các từ láy để gợi tả những cảnh vật nhỏ bé, êm đềm. Phải chăng sự nao nao của dòng nước uốn quanh không chỉ thể hiện sự nhẹ nhàng, êm đềm của dòng nước đang chảy mà còn diễn tả tâm trạng bâng khuâng, nuối tiếc, sự dung động của tâm hồn giai nhân khi hội tan , ngày tàn . Nói tóm lại, bằng nghệ thuật miêu tả thiên nhiên theo trình tự thời gian không gian kết hợp tả với gợi tả cảnh thể hiện tâm trạng. Từ ngữ giàu chất tạo hình sáng tạo nghệ thuật đối lập sử dụng từ ghép từ láy. Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên mùa xuân đẹp đẽ khoáng đạt tinh khôi thanh khiết mới mẻ và đầy sức sống cảnh lễ hội mùa xuân tưng bừng náo nhiệt và tâm trạng xốn sang náo nức của chị em Thuý Kiều khi đi hội tâm trạnh buồn lưu luyến bâng khuâng khi trở về. Qua đây ta thấy Nguyễn Du là người yêu thiên nhiên hiểu lòng người có tài khi miêu tả. Đoạn thơ đem đến cho chúng ta cảm nhận được không khí mùa xuân giúp ta thêm yêu thiên nhiên quê hương đất nước. HẾT!!! ^_^ ĐỀ: NÊU SUY NGHĨ, CẢM NHẬN CỦA EM VỀ 8 CÂU THƠ CUỐI TRONG ĐOẠN THƠ “KƠLNB”  Nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh từng khẳng định: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”, còn nhà thơ Chế Lan Viên lắng sâu và tinh tế khi cất lên lời thơ: “Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn”. Bao thế kỉ qua, Truyện Kiều đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu với mỗi người dân Việt Nam. Những trang thơ có sức cuốn hút diệu kì. vương vấn mãi tâm hồn ta, mang đến cho ta niềm cảm thương sâu sắc với “tấm gương oan khổ” Thúy Kiều, đem lại cho ta những khoái cảm thẩm mĩ đặc biệt trước những lời thơ như hoa, như gấm. Tám câu thơ trích trong đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích. Đây là những vần thơ có sức ám ảnh nhất của đoạn trích, diễn tả thành công “nỗi lòng tê tái” của Kiều trong những ngày đầu tiên của kiếp đoạn trường. Hai tiếng “buồn trông” được lặp lại bốn lần trong đoạn trích, vừa như gói trọn tâm thế của Kiều “trước lầu Ngưng Hích”, vừa tạo nhịp điệu đều đều, buồn thương cho đoạn thơ. Ở nơi “khoá xuân”, Kiều chỉ biết lấy thiên nhiên làm điểm tựa, và từ điểm tựa đó nàng nhận thức về số kiếp của mình. Tầm nhìn của nàng trước hết hướng ra xa, vì nơi xa đó là nhà nàng, là nơi có những người thân yêu nhất: Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Không gian xa rộng, quạnh hiu nơi cửa bể như càng làm nổi rõ hơn thân phận nhỏ bé, cô đơn của Kiều.Không gian ấy cộng hưởng cùng thời gian “chiều hôm” - thời khắc gợi nhớ, gợi buồn - khiến như thấm sâu hơn vào tâm hồn người con gái nơi xứ lạ nỗi niềm xót xa. Giữa khung cảnh ấy, trái tim cô đơn, tâm hồn trống vắng cần lắm một hơi ấm, một sự hiện diện của sự sống: Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ? “Thuyền” chính là hình ảnh biểu tượng cho sự sống con người. Nhưng đó là sự hiện hữu mờ mờ, như có như không, được diễn tả qua hai từ “thấp thoáng”, “xa xa”. Sự xuất hiện mờ ảo của cánh buồm không làm cho khung cảnh thêm thân mật, ấm áp mà càng gợi sầu, gợi cảm giác cô liêu cho con người. Không tìm thấy sự sẻ chia từ nơi cửa biển xa xăm, Kiều hướng tầm mắt về “ngọn nước” gần mình hơn: Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu? Giữa dòng nước, cánh hoa trôi man mác như gợi nhắc thân phận cảnh bèo trôi dạt của người trong cảnh. Câu hỏi tu từ như xoáy vào tâm hồn người đọc. Thân phận cánh hoa hay chính là những trăn trở, xót xa cho số kiếp mỏng manh, phiêu bạt của Kiều? Hai tiếng “về đâu” cuối câu thơ không tạo cảm giác xa vắng, vô định, như tương hợp vs tâm thế hiện thời của Kiều. Tìm đến với thiên nhiên đó mong sao vơi bớt mối sầu chất chứa trong lòng nhưng càng nhìn cảnh, tâm trạng lại càng rối bời. Dường như nước gợi lên sự lạnh lẽo, bất định, chảy trôi nên Kiều tìm về với bờ cỏ xanh, với mặt đất: Buồn trông nội cỏ rầu rầu Nhưng cỏ cũng mang tâm trạng buồn thương của người: “rầu rầu”. Đâu còn là “cỏ non” xanh tận chân trời trong tiết thanh minh khi Kiều còn sống những ngày tháng “Êm đềm trướng rủ màn che”. Cảnh nơi xứ lạ như thấu cảm nỗi niềm của Kiều nên nhuốm màu tâm tư của kiếp người phiêu bạt. Nỗi “rầu rầu” ấy tràn ngập, lan toả khắp không gian: Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Cái nhìn bao quát từ “chân mây” xa xăm đến “mặt đất” gần gũi, tất cả đều “một màu xanh xanh”. Nó khác lắm cái sắc xanh tràn ngập nhựa sống của tiết trời mùa xuân: Cỏ non xanh tận chân trời và cũng không giống màu áo xanh tinh khôi của chàng Kim trong ngày đầu gặp gỡ. Màu xanh của không gian nơi lầu Ngưng Bích là màu xanh gợi buồn. Nỗi buồn của người pha vào cảnh vật, mang theo bao tái tê. Không gian trở nên rợn ngợp, cô liêu. Sự vắng lặng bao trùm cảnh vật càng tô đậm tiếng lòng thổn thức của người trong cảnh. Kiều cảm thấy cần một tiếng vọng của sự sống con người nhưng đáp lại nàng chỉ có những thanh âm hào hùng của thiên nhiên: Buồn trông gió cuốn mặt duềnh. Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Gió thổi, nước trôi... tất cả đều gợi sự chảy trôi, như thân phận “Bên trời góc bể bơ vơ” của nàng Kiều. Âm thanh của tiếng sóng ầm ầm như tiếng gào thét của lòng người trong cảnh ngộ bẽ bàng, tê tái. Tầm nhìn của Kiều hướng từ xa về gần,
File đính kèm:
- Cam nhan Kieu o lau Ngung Bich Canh ngay xuan.doc