Một vài kinh nghiệm về việc sử dụng kiến thức văn học và trích dẫn những câu nói của các danh nhân vào dạy học Lịch Sử

 Trong những năm gần đây, tình trạng sút kém về chất lượng giáo dục ở trường phổ thông nói chung, trong đó có môn Lịch sử nói riêng đang được báo động. Có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là cơ chế thị trường đã len lỏi vào nhận thức của học sinh và phụ huynh, các em cũng như gia đình chỉ chú tâm đầu tư vào học các môn tự nhiên để sau này thi vào các trường đại học, CĐSP cac em xem nhe môn Lịch sử. Đến lớp chỉ học qua loa, học một cách máy móc, trả bài cho giáo viên là ngày mai quên hết, nặng về tính chất đối phó. Thứ hai ngay bây giờ ngay bản thân một số giáo viên dạy lịch sử xem nhẹ môn của mình, cho là môn phụ. Đến lớp chỉ truyền thụ những kiến có sẵn trong sách giáo khoa, với phương pháp “Thầy đọc, trò chép” học Lịch sử một cách thuộc lòng dẫn đến tiết học Lịch sử khô khan, chỉ thông báo các sự kiện, số liệu một cách cứng nhắc. Không gây được hứng thú cho học sinh, từ đó học sinh chán học môn Lịch sử. Mỗi giáo viên chúng ta phải hiểu rằng việc dạy học là việc làm đầy sáng tạo, Lịch sử chính là cuộc sống, trong Lịch sử chúng ta thấy đượcgiương mặt của quá khứ, thấy được công cuộc dựng nước, giữ nước của cha ông ta, thấy được hiện thực cuộc sống, định hướng cho tương lai. Đã có nhiều hội thảo của các nhà khoa học đầu ngành “Trả lại vị thế cho môn Lịch sử” Vì vậy đối với ngành giáo dục việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Để nâng cao chất lượng môn Lịch sử. Thì mỗi giáo viên cần phải trau dồi kiến thức, học học trên mọi phương tiện thông tin đại chúng để có đầy đủ kiến thứcphục vụ cho dạy học. Theo bản thân tôi nghĩ mỗi giáo viên muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học của mình phải có kiến thức rộng, biết vận dụng những kiến thức của môn học khác và dạy môn Lịch sử có như thế mới gây được hứng thú cho học sinh, Trong cac môn học khác việc vận dụng kiến thức văn họcvà trích những câu nói của các danh nhân vào dạy môn lịch sử sẽ gây được hứng thú cho học sinh.

 

doc7 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một vài kinh nghiệm về việc sử dụng kiến thức văn học và trích dẫn những câu nói của các danh nhân vào dạy học Lịch Sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án hành:
 Đối với việc sử dụng kiến thức văn học& trích dẫn những câu nói của các danh nhân, nhân vật lịch sử vào dạy học lịch sử áp dụng được với tất cả chương trình lịch sử ở các khối lớp ở bậc THCS. Bởi vì mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi sự kiện đều liên quan đến văn học, đến sự nhận định của các danh nhân, nhân vật lịch sử trong nước và ngoài nước. Ơû khuôn khổ bài này tôi chỉ dẫn chứng việc áp dụng phương pháp trên ở chương trình lịch sử lớp 9.
 Khi dạy bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở chương trịnh lịch sử lớp 9. giáo viên đặt câu hỏi: Tại sao Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông dương ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc?
Học sinh trả lời được: Pháp là nước thắng trận nhưng kinh tế bị kiệt quệ do chiến tranh gây ra. Vì vậy Pháp tiến hành khai thác thuộc địa để bù lại thiệt hại do chiến tranh gây ra . Giáo viên chốt lại. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc nhằm tranh giành thuộc địa,và thị trường. Giáo viên trích câu nói của Nguyuễn Aùi Quốc “Chủ nghĩa đế quốc là con đĩa có hai vòi. Một vòi bám vào chính quốc, một vòi bám vào thuộc địa. Vì vậy muốn tiêu diệt CNĐQ phải cắt cùng lúc hai vòi.” Từ đó học sinh hiểu được bản chất của CNĐQ là vừa bóc lột nhân dân trong nước, vừa tiến hành bóc lột thuộc địa. Vì vậy ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Pháp tiến hành khai thác thuộc địa ở Việt Namvà Đông dương. Khi nêu các biện pháp khai thác thuộc địa của TDP ngoài việc đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế hòng vơ vét của cải nước ta đem về chính quốc, chúng còn đặt ra hàng trăm thứ thuế, giáo viên trích dẫn bài thơ A tế á ca để minh họa “ Thuế chó cũi thuế lợn lò, thuế muối, thuế rượu, thuế đo,ø thuế xe, thuế sản vật, thuế che,ø thuế thuốc, thuế môn bài, thuế nước thuế đèn, thuế nhà cửa thuế chùa chiền, thuế rừng tre gỗ thuế thuyền bán buôn, thuế tất cả phấn son phường phố, thuế những anh thuốc lọ gầy mòn.”. Đến mùa nộp thuế làng quê Việt Nam rơi vào cảnh điêu tàn, ngột ngạt “ Nửa đêm thuế thúc trống dồn, sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy..” Từ đó giáo dục cho học sinh lòng căn thù đế quốc thêm yêu mến cuộc sống ngày nay
 Ở mục II bài 14: Các chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục. Sau khi dạy mục I giáo viên chuyển ý sang mục II. Ngoài việc thi hành chính sách bóc lột kiệt quệ về kinh tế ở các nước thuộc địa. Thực Dân Pháp còn thi hành chính sách về chính trị, kinh tế, giáo dục. Sau khi đặt câu hỏi: Pháp thi hành các chính chính trị, văn hoá, giáo dục ở Đông dương như thế nào? Học sinh trả lời, giáo viên bình giảng: Về chính trị chúng thi hành chính sách chia để trị, hòng làm suy yếu khối đại đoàn kết của nhân dân ta, về văn hoá chúng thi hành chính sách ngu dân, văn hoá nô dịch, khuyến khích các tệ nạn xã hội làm cho nòi giống ta suy nhược như trong bản “Tuyên ngôn độc lập”(2/9/1945) Hồ Chủ tịch đã nói: “Thực dân Pháp thi hành luật pháp dã man, chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, chúng thẳng tay chém giết những nhà yêu nước thương nòi của ta, chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu, chúng ràng buộc dư luận thi hành chính sách ngu dân”. Khi cón ở Pa-ri Nguyễn Aùi Quốc gởi thư cho An Be Xa Rô (Bộ trưởng thuộc địa) “Dưới quyền cai trị của ngài dân tộc Việt Nam được hưởng phồn vinh thật sự và hạnh phúc thật sự. Hạnh phúc được thấy nhan nhản trong nước đâu đâu cũng có những ty rượu, ty thuốc phiện, song song với những sự bắn giết hàng loạt và nhà tù nền dân chủ và tất cả bộ máy tinh vi của nền văn minh hiện đại đã làm cho dân tộc Việt Nam tiến bộ nhất châu Á và sung sướng nhất trần đời..”. Qua việc trích câu nói của Nguyễn Aùi Quốcvới lời lẽ châm biêm sâu sắc giáo viên đã làm cho học sinh hiểu được bộ mặt tàn bạo của thực dân Pháp dưới chiêu bài “Khai hoá” chúng đã đàn áp, bóc lột nhân dân ta. Từ đó giáo dục cho học sinh lòng căm thù thực dân sâu sắc, lòng yêu nước thương nòi.
 Khi dạy mục III bài 14: Xã hội Việt Nam phân hoá. Với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp xã hội Việt Nam có sự phân hoá sâu sắc. Sau khi đặt câu hỏi: Xã hội Việt Nam có sự phân hoá như thế nào khi thực dân Pháp khai thác thuộc địa? học sinh trả lời nêu được sự phân hoá của xã hội Việt Nam hình thành các giai cấp, thái đội chính trị , khả năng cách mạng của từng giai cấp  Giáo viên nêu đặc điểm, khả năng cách mạng của từng giai cấp. Đối với giai cấp phong kiến giáo viên liên hệ với tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố các em đang học ở chương trình văn học để làm rõ giai cấp phong kiến cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp để cướp đoạt ruộng đất, bóc lột nhân dân ta. Như nghị Quế trong tác phẩm”Tắt đèn” khi chị Dậu hỏi tên cai lệ vì sao anh Sửu chết rồi cũng phải đóng thuế? Tên cai lệ(Tay sai của nghị Quế) trả lời “Mày đi hỏi ông Tây đây ta không biết”.Hoặc mặc dù đồng hồ chạy sai, bà nghị Quế thắc mắt hay đồng hồ nhà mình chạy sai, nghị Quế trả lời “ Bà quê lắm, đồng hồ Tây làm ra có bao giờ sai” thể hiện bản chất bám gót giày Tây, thái độ tin tưởng tuyệt đối vào thực dân, đế quốc. Đối với giai cấp công nhân xuất thân từ giai cấp nông dân do chính sách cướp đoạt ruông đất của TDP nông dân mất ruộng đất phải bỏ làng, bỏ mảnh đất yêu dấu đã gắn bó với họ bao đời nay vào làm thuê cho các hầm mỏ, đồn điền của Pháp như nhà thơ Tố Hữu đã nói: “Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ, em cạy vào đất đỏ làm phu Bán thân đổi lấy đồng xu, thịt xương vùi xác cao su mấy tầng” giáo viên khẳng định gai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất, là lực lượng chính của cách mạng Việt Nam. Giáo viên đặt câu hỏi: Vì sao giai cấp công nhân ra đời muộn, số lượng ít hơn giai cấp nông dân mà là lực lượng chính của cách mạng Việt nam? Sau khi học sinh trả lời. Giáo viên phân tích giai cấp công nhân tuy ra đời muộn nhưng họ có trình độ, tinh thần đoàn kết, họ không có tư liệu sản xuất vì vậy khi đấu tranh chống thực dân, đế quốc họ đấu tranh triệt để nhất. Không sợ Pháp trả thù, khủng bố ,tịch thu tài sản. Mác đã đánh giá giai cấp công nhân “Trong cuộc đấu tranh một mất, một còn chống CNĐQ. Giai cấp công nhân được là được tất cả, mất là mất đi xiềng xích trói buộc mình”. Vì vậy giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất, triệt để nhất, là giai cấp lãnh đạo cách mạng.
 Khi dạy bài 16 chương trình lịch sử lớp 9: Hoạt động của Nguyễn Aùi quốc ở nước ngoài trong những năm 1919-1925 . Đối với bài này kiến thức văn học rất sinh động để học sinh hiểu được tình hình nước ta trước khi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Cách mạng Việt Nam bế tắc không có đường lối cứu nước đúng đắn . Phong trào Đông du của Phan Bội Châu nhờ Nhật giúp đỡ để đánh Pháp như Nguyễn ái Quốc nhận định là “ Đưa hổ cưả trước, rước voi cử sau” phong trào Duy tân của Phan Châu trinh nhờ Pháp để cải cách đất nước khác nào “Xin giặc rủ lòng thương” cuối cùng các phong trào đều bị thất bại. Như Phan Bội Châu tự thán “ Chẳng hào kiệt, chẳng phong lưu, chạy mỏi chân hẳn ở tù. Là khách không nhà trong bốn biển, nào ngờ trăng gió nhốt ba gian” còn Phan Châu Trinh bị Pháp đày ra Côn đảo. Trước tình hình đó Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước “ Muốn đánh kẻ thù phải hiểu rõ được kẻ thù” và Nguyễn Tất thành tìm sang phương Tây, sang nước Pháp. Sau khi dùng bản đồ cho học sinh xác định hành trình của Người từ 1911-1917 giáo viên đặt câu hỏi: Nêu những hoạt động của Nguyễn Aùi Quốc trong thời gian ở Pháp?” sau khi học sinh trả lời giáo viên bình giảng . Sau thời gian từ1911-1917 Người đi khắp thế giới. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất Người trở lại Pháp. Người gởi bản yêu sách tới hội nghị Vec-xai để đòi các quyền tự do, bình đẳng cho dân tộc Việt Nam tuy khhong được chấp nhận nhưng gây tiếng vang lớn, tháng 7- 1920 nhân đọc “Bản sơ thảo luận cương vấn đề cacù dân tộc và thuộc địa” của Lênin Người đã tìm được con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam đó là con đường cách mạng vô sản. Sau này Bác nhớ lại “Luận cương của Lê nin làm cho tôi cảm động, phấn khởi, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đén phát khóc lên. Ngồi trong buồng một mình tôi nói to như đang nói trước quần chúng đông đảo. Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta. Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”. Nhà thơ Chế Lan Viên viết về giây phút cảm động này của Bác “ Luận cương đến và Người đã khóc, lệ Bác Hồ rơi trên chữ của Lênin. Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp, tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin.” 
Qua việc trích dẫn kiến thức văn học để minh họa, làm rõ các sự kiện lịch sử như thế làm cho tiết học sinh động, bớt tính chất khô khan, căng thẳng của giờ học lịch sử làm cho các em khắc sâu, lie

File đính kèm:

  • docSKKN.doc