Một vài kinh nghiệm trong việc chỉ đạo làm tốt công tác Hội Chữ thập đỏ tại trường THCS Cao Bá Quát
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức xã hội nhân đạo của quần chúng. Hội tập hợp mọi người Việt Nam, không phân biệt thành phần dân tộc, tôn giáo, nam nữ để làm công tác nhân đạo. Mục đích cao cả của Hội là nhân đạo, hoà bình, hữu nghị, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nhiệm vụ của Hội là tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ, tình nguyện viên Chữ thập đỏ và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước tham gia các hoạt động nhân đạo của Hội, các chương trình nhân đạo xã hội của Nhà nước, trong các lĩnh vực: cứu trợ nhân đạo, phòng ngừa và ứng phó thảm hoạ; chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân thiên tai, nạn nhân chiến tranh, những người khuyết tật, trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa; tìm kiếm tin tức thân nhân và gia đình mất liên lạc trong và ngoài nước; giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn vươn lên hoà nhập cộng đồng. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, các chương trình chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng của Nhà nước trong các lĩnh vực: sơ cấp cứu ban đầu; vận động hiến máu cứu người; trồng và sử dụng cây thuốc Nam; tham gia phong trào vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ môi trường; phòng chống dịch và các tệ nạn xã hội.
tờ trình đề nghị huyện Hội cung cấp cho tài liệu sinh hoạt của Hội như các tạp chí, báo cáo hoạt động của huyện Hội, tỉnh Hội, báo của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai, tài liệu hướng dẫn về sử dụng cây thuốc Nam. Xin cấp các trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác Hội như cáng, giường... Đồng thời đề nghị huyện Hội mở lớp tập huấn công tác sơ cấp cứu cho ban chấp hành và giáo viên chủ nhiệm cùng với Chi đội trưởng các lớp. Từng tháng, từng quý, tôi đều tổ chức họp ban chấp hành Hội để đánh giá hoạt động thời gian qua và xây dựng kế hoạch hoạt động thời gian tới. Sau đó hoàn chỉnh báo cáo và báo về huyện Hội để huyện Hội nắm bắt tình hình của Hội cơ sở, từ đó có sự chỉ đạo sát sao hơn. Với sự liên hệ chặt chẽ với Hội cấp trên, trong năm qua Hội cơ sở trường THCS Cao Bá Quát đã hoàn thành đúng thời hạn các đợt quyên góp, ủng hộ và triển khai kịp thời các kế hoạch cấp trên giao. Cuối năm, Hội được Hội Chữ thập đỏ huyện Chư Sê khen tặng “Hội Chữ thập đỏ cơ sở xuất sắc”. Được chọn là cơ sở điển hình đi báo cáo tham luận tại Đại hội Chữ thập đỏ huyện Chư Sê. Đánh giá lại hoạt động của Hội trong năm học 2006 – 2007 và xây dựng kế hoạch hoạt động của Hội trong năm học 2007 – 2008. Đối với bất kì một tổ chức nào, công tác đánh giá rút kinh nghiệm hoạt động thời gian qua và từ đó xây dựng kế hoạch cho thời gian tới là rất cần thiết. Nó mang tính quyết định đến hoạt động của tổ chức đó. Qua công tác này, ta sẽ nhìn nhận lại thực trạng, hiệu quả, hạn chế của tổ chức mình. Đồng thời dựa trên thực trạng đó để xây dựng kế hoạch hoạt động một cách phù hợp với thực tiễn của địa phương. Ngay từ đầu năm học, tôi đã xin ý kiến chỉ đạo của Chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường, tổ chức đại hội Hội Chữ thập đỏ cơ sở. Qua đại hội, Hội đã nhìn nhận lại thực trạng của mình như đã trình bày ở phần đầu. Đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động về các mặt: công tác tuyên truyền, giáo dục; công tác tổ chức, xây dựng Hội; các hoạt động chức năng như: chăm sóc sức khoẻ, hoạt động xã hội, xây dựng quỹ hội...; công tác đầu tư và phát triển về nhân sự, cơ sở vật chất... Qua đại hội, Hội đã xây dựng được Nghị quyết trong năm học 2007 – 2008 với các mặt cơ bản như sau: Về công tác tuyên truyền, giáo dục: tuyên truyền cho hội viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ hiểu được tôn chỉ, mục đích của Hội, hiểu rõ về quan điểm, lập trường của Đảng đến hội viên. Tuyền truyền cho mọi người thấy được ý nghĩa của hoạt động chữ thập đỏ. Vận động cán bộ, giáo viên và học sinh thực hiện tốt chủ trương nhân đạo của các cấp Uỷ đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức từ thiện trong và ngoài tỉnh... Về hoạt động chức năng: - Chăm sóc sức khoẻ: giáo dục và hướng dẫn cho hội viên, học sinh biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân và tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ cho mọi người trong cộng đồng; biết cách phòng tránh bệnh khi chuyển mùa, biết tìm và sử dụng một số cây thuốc Nam thông thường ở địa phương, tham gia tiêm chủng phòng dịch... hướng dẫn cách sử dụng các loại thuốc thông dụng, cấp cứu nạn nhân bị say nắng, trúng gió, tai nạn; thăm hỏi, động viên kịp thời các trường hợp giáo viên và học sinh trong trường đau ốm dài ngày hoặc gặp các rủi ro, hoạn nạn; đảm bảo đầy đủ các loại thuốc thông dụng, bông, băng, dầu gió các loại và dụng cụ để kịp thời sơ cứu phục vụ cho giáo viên và học sinh tại trường; phối hợp với nhà trường để tổ chức khám sức khoẻ định kì cho giáo viên và học sinh. - Hoạt động xã hội: nâng cao nhận thức cho hội viên, học sinh trong nhà trường vì mục đích nhân đạo của chế độ XHCN, quan điểm nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, góp phần giảm bớt những khó khăn, những rủi ro, đau thương trong cuộc sống đời thường của hội viên và mọi người trong cộng đồng. Đây là hoạt động mang tính nhân đạo cao cả trên tinh thần “Lá lành đùm lá rách” – là truyền thống quý báu của dân tộc ta. chú ý quan tâm đến các đối tượng là con thương binh, con mồ côi, học sinh tàn tật, học sinh bị di chứng của chất độc màu da cam, học sinh có hoàn cảnh khó khăn...; thường xuyên ủng hộ cho các trường vùng sâu, vùng xa khó khăn của huyện thông qua các đợt phát động của huyện Hội và Phòng giáo dục; cùng với Đội TNTP HCM vận động quyên góp quần áo, sách vở, bút, khăn quàng, quà tết ủng hộ cho học sinh trong và ngoài trường; tặng tủ đựng thuốc và thuốc cho các trường THCS kết nghĩa với trường ở vùng sâu, vùng xa; vận động học sinh tích cực tham gia bảo hiểm y tế học đường, tiêm phòng các loại bệnh; có phần thưởng cho học sinh nghèo, học sinh tàn tật vượt khó học khá, giỏi; vận động hội viên tham gia nhiệt tình công tác hiến máu nhân đạo do Hội cấp trên phát động; tranh thủ các nguồn hỗ trợ từ nhà trường, các đoàn thể và phối hợp với huyện Hội để thực hiện tốt phong trào từ thiện. Về kinh phí: Hội phí: thu đủ 100% hội phí theo quy định của TW Hội, mức thu như sau: - Hội viên là giáo viên, nhân viên, học sinh lớp 9 là 5.000 đồng/người /năm. Quỹ hội: - Giáo viên: 20.000 đồng/người/năm. - học sinh lớp 9: 3.000 đồng/người/năm. - Học sinh khối 6, 7, 8: 5.000 đồng/người/năm. Đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ kinh phí từ nhà trường và các đoàn thể khác để hoạt động. Về công tác xây dựng Hội: mở lớp tập huấn về công tác Hội và công tác sơ cấp cứu tại chỗ cho ban chấp hành, giáo viên chủ nhiệm, chi đội trưởng các lớp và đội Thanh niên xung kích của trường; đề xuất với các cấp có chế độ phụ cấp cho cán bộ Hội. Đề nghị với huyện Hội có kế hoạch chỉ đạo hoạt động, đưa về cơ sở kịp thời hàng tháng, hàng quý để định hướng chương trình hoạt động cho cơ sở, đồng thời làm tốt chế độ báo cáo với cấp trên kịp thời, đúng quy định. Tham mưu, đề xuất với Chi uỷ, Hiệu trưởng nhà trường để xin kinh phí mua sắm trang thiết bị. Hoạt động của Hội Chữ thập đỏ cơ sở nhà trường là dựa trên cơ sở tự nguyện, chính vì vậy, kinh phí hoạt động rất ít, chủ yếu là nguồn thu quỹ hội và hội phí. Để đảm bảo cho Hội hoạt động tốt theo tôn chỉ, mục đích của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, đảm bảo công tác chăm sóc sức khoẻ và sơ cấp cứu tại chỗ được kịp thời, thì công tác huy động kinh phí từ nhiều nguồn là hết sức cần thiết. Đặc biệt là nguồn kinh phí tại chỗ, tức là từ hội viên, phụ huynh học sinh và lãnh đạo nhà trường. Vào đầu năm học, tôi đã đề xuất với Chi bộ và ban giám hiệu nhà trường, tăng cường công tác hỗ trợ kinh phí cho Hội hoạt động. Đề xuất mua thêm một số trang thiết bị y tế như: máy đo nhịp tim, huyết áp, nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể, nẹp gỗ các loại để kịp thời sơ cứu cho những học sinh bị gãy tay, chân trong quá trình học tập, sinh hoạt tại trường. Đề xuất với ban giám hiệu và bộ phận chuyên môn để quy hoạch, xây dựng vườn Sinh – Địa, trong đó quy hoạch một phần để trồng cây thuốc Nam, phục vụ cho công tác Hội tại trường. Tham mưu với Hiệu trưởng xin mua thêm sách, tài liệu về công tác Hội, cách thức sử dụng cây thuốc Nam, tài liệu chăm sóc sức khoẻ, sơ cứu tại chỗ, xin mua thêm tủ đựng tài liệu, sách báo, dụng cụ y tế... Đồng thời đề xuất với ban giám hiệu nhà trường xắp xếp cho Hội phòng làm việc, sinh hoạt. Qua công tác tham mưu, đề xuất và sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường. Trong năm học vừa qua, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà trường, Hội đã mua sắm được một số trang thiết bị cần thiết cho hoạt động, cụ thể đã mua được các trang thiết bị sau: 01 máy đo nhịp tim, huyết áp điện tử trị giá 935.000 đồng. 02 nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể trị giá 36.000 đồng. 02 bộ nẹp gỗ trị giá 182.000 đồng. 01 cáng trị giá 245.000 đồng. 01 giường, cùng 01 bộ gối, chăn trị giá 700.000 đồng. 10 đầu sách về công tác Hội và chăm sóc sức khoẻ trị giá 365.000 đồng. Mua thuốc, bông băng, dầu gió các loại với số tiền là 600.000 đồng. 01 tủ đựng hồ sơ, tài liệu, dụng cụ y tế trị giá 2.500.000 đồng. Đồng thời đã hoàn chỉnh quy hoạch khu vực trồng cây thuốc Nam trong vườn Sinh – Địa của trường, với diện tích 22 m2. Xắp xếp được bàn làm việc và sinh hoạt của Hội trong phòng đoàn thể nhà trường. Công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ tham gia hoạt động nhân đạo và chăm sóc sức khoẻ. Hội Chữ thập đỏ hoạt động có hiệu quả và chất lượng hay không là nhờ vào công tác này, vì nguyên tắc hoạt động của Hội là Nhân đạo, Tự nguyện, Vô tư, Thống nhất... Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, vận động nên ngay từ đầu năm học, tôi đã triển khai Điều lệ của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và từ đầu năm 2008, tiếp tục triển khai Điều lệ (sửa đổi) của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đến từng Hội viên trong ban chấp hành và tới đội ngũ giáo viên chủ nhiệm các lớp. Kiến nghị với Hiệu trưởng nhà trường lồng ghép công tác tuyên truyền, vận động của Hội đối với học sinh qua các tiết sinh hoạt cuối tuần và tích hợp giáo dục tinh thần tương thân, tương ái vào các tiết Giáo dục công dân, Ngoài giờ lên lớp và các buổi sinh hoạt của Đội TNTP HCM. Trong các buổi chào cờ đầu tuần, trong các ngày lễ lớn, các buổi ngoại khoá của nhà trường và qua đài phát thanh của Đội TNTP HCM tôi đều kết hợp tuyên truyền, nhắc nhở các em giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, vệ sinh ăn uống, tránh vận động quá sức và mặc quần áo đủ ấm trong mùa lạnh, mát trong mùa nóng nhưng phải hợp với lứa tuổi và nội quy nhà trường. Luôn giáo dục cho Hội viên lòng tương thân, tương ái, tinh thần chia sẻ “Lá lành đùm lá rách”, “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Giáo dục lòng thương người, biết giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn... Trong năm học 2007 – 2008, Hội Chữ thập đỏ cơ sở trường THCS Cao Bá Quát đã tuyên truyền, vận động được Hội viên của trường tham gia quyên góp ủng hộ được 654 bộ quần áo cũ, 99 đầu sách, truyện, 100 bút, 100 vở, 50 khăn quàng, 3 tủ đựng thuốc và thuốc trị giá 1.450.000 đồng. Ngoài ra còn có 20 suất quà tết trị giá 700.000 đồng (ủng hộ trường Lê Duẩn), cùng với 45 suất quà tết trị giá 2.925.000 đồng để ủng hộ các bạn học sinh nghèo trong trường. Số tiền ủng hộ bão lụt, nạn nhân chất độc da cam là 4.156.500 đồng. Bên cạnh đó còn ủng hội cho đội văn nghệ người khuyết tật với số tiền là 1.736.000 đồng, vận động hội viên mua tăm ủng hội người mù với tổng số 2.500 bó tăm. Tuyên truyền vận động hộ
File đính kèm:
- SKKN Cong tac CTD.doc