Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học Phổ thông - Nguyễn Văn Cường

Phần 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đổi mới phương

pháp dạy học .12

1.1. Những yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội

đối với giáo dục.12

1.1.1. Hội nhập quốc tế: Cơ hội hay thách thức đối với

giáo dục?.12

1.1.2. Xã hội tri thức và giáo dục .15

1.2. Một số vấn đề về thực trạng dạy học ở trường

THPT.19

1.2.1. Những vấn đề chung về văn hoá học tập.19

1.2.2. Các vấn đề về phương pháp dạy học.21

1.3. Những quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục

THPT.28

1.3.1. Đường lối, quan điểm chỉ đạo của nhà nước về

giáo dục .28

1.3.2. Những định hướng đổi mới từ chương trình

giáo dục THPT .30

1.4. Giáo dục định huớng kết quả đầu ra và phát

triển năng lực.37

1.4.1. Chương trình giáo dục định hướng nội dung

dạy học. 375

1.4.2. Giáo dục định hướng kết quả đầu ra. 39

1.4.3. Giáo dục định hướng phát triển năng lực.42

1.4.4. Chuẩn giáo dục.49

1.5. Các lý thuyết học tập – Cơ sở tâm lý học dạy học .53

1.5.1. Thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov . 54

1.5.2. Thuyết hành vi : Học tập là sự thay đổi hành vi. 55

1.5.3. Thuyết nhận thức: Học tập là quá trình xử lý

thông tin. 58

1.5.4. Thuyết kiến tạo: Học tập là tự kiến tạo tri thức. 61

1.6. Khái niệm và mô hình cấu trúc của phương

pháp dạy học.68

1.6.1. Khái niệm phương pháp dạy học.68

1.6.2. Mô hình cấu trúc hai mặt của phương pháp

dạy học .70

1.6.3. Mô hình các thành tố cơ bản của phương pháp

pdf187 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học Phổ thông - Nguyễn Văn Cường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp. Dựa trên khái niệm chung về PPDH, có thể 
hiểu: đổi mới phương pháp dạy học là cải tiến những hình thức và 
cách thức làm việc kém hiệu quả của GV và HS, sử dụng những 
hình thức và cách thức hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy 
học, phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực 
của học sinh. 
• Đổi mới PPDH đối với giáo viên bao gồm: 
- Đổi mới việc lập kế hoạch dạy học, thiết kế bài dạy; 
83 
- Đổi mới PPDH trên lớp học; 
- Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. 
• Đổi mới PPDH đối với học sinh là đổi mới PP học tập. 
• Đổi mới PPDH cần được tổ chức, lãnh đạo và hỗ trợ từ các 
cấp quản lý giáo dục, đặc biệt là các trường phổ thông thông 
qua những biện pháp thích hợp. 
1.7.2. Một số định hướng từ các khoa học giáo dục 
Từ kết quả nghiên cứu của nhiều lĩnh vực các khoa học giáo 
dục như triết học giáo dục, tâm lý học, giáo dục học và lý luận dạy 
học có thể rút ra những cơ sở khoa học của việc đổi mới PPDH. Ở 
đây không trình bày chi tiết kết quả nghiên cứu của các khoa học 
giáo dục riêng rẽ mà chỉ tóm tắt một số cơ sở của việc đổi mới 
PPDH rút ra từ kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học đó. 
Những cơ sở này không hoàn toàn tách biệt mà có mối liện hệ với 
nhau. 
Từ kết quả nghiên cứu của triết học nhận thức có thể rút ra 
những cơ sở sau đây cho việc tổ chức hoạt động nhận thức của HS 
trong quá trình dạy học: 
• Sự thống nhất giữa khách thể và chủ thể trong quá trình 
nhận thức; 
• Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn; 
• Sự liên kết giữa tư duy và hành động; 
• Sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý 
tính; 
• Sự liên kết giữa trường học và cuộc sống; 
84 
• Sự liên kết giữa kinh nghiệm và phương pháp. 
Phù hợp với những quan điểm của triết học nhận thức, các 
nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực của tâm lý học cũng dẫn đến những 
kết luận sau đây: 
• Trong quá trình tiếp thu kiến thức, các hành động trí tuệ 
và thực hành có quan hệ tương hỗ với nhau; 
• Các phẩm chất nhân cách phải được hình thành thông 
qua các hoạt động phức hợp và trong một tổng thể; 
• Trong quá trình tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm từ hoạt 
động của bản thân đóng vai trò lớn; 
• Việc học tập cần được thực hiện thông qua việc HS 
tương tác với môi trường xung quanh; 
• Môi trường học tập tích cực, tính độc lập, việc sử dụng 
nhiều giác quan và việc học tập kiểu khám phá có ý 
nghĩa lớn đối với sự phát triển động cơ và kết quả học 
tập; 
• Những biện pháp nhằm nâng cao động cơ học tập của 
HS bằng cách ép buộc hoặc đe dọa trừng phạt, thường 
không mang lại hiệu quả mà sẽ đưa đến hệ quả tiêu cực; 
• Khi giải quyết những nhiệm vụ gắn với các tình huống 
thực tế sẽ có tác dụng thúc đẩy động cơ học tập của HS 
nhiều hơn khi giải quyết các nhiệm vụ xa lạ với thực tế; 
• Sự tham gia cá nhân của HS vào các quá trình học tập và 
nội dung học tập cũng như sự tự trải nghiệm của HS có 
tác động tích cực đối với động cơ và kết quả học tập; 
85 
• Hoạt động thực hành vật chất có những ảnh hưởng tích 
cực đến động cơ và kết quả học tập; 
• Quan hệ GV - HS theo quan niệm của dạy học hiện đại 
là mối quan hệ tương tác, không phải do GV chi phối 
một cách áp đặt một chiều. Trong đó GV đóng vai trò 
người điều phối, chịu trách nhiệm chủ đạo, nhưng HS 
tham gia một cách tích cực và tự lực, cùng quyết định và 
cùng chịu trách nhiệm. 
Từ những cơ sở của các khoa học giáo dục có thể tóm tắt 
một số quan điểm chung cho việc tổ chức học tập trong nhà 
trường như sau: 
• Qúa trình học tập là quá trình tương tác trong môi trường 
học tập có chuẩn bị giữa HS với nội dung học tập và với GV 
cũng như giữa HS với nhau. Môi trường học tập cần khuyến 
khích tính tích cực, tự lực, sáng tạo, sự phân hoá cũng sự 
cộng tác trong học tập. 
• Trong quá trình học tập, HS cần dươc tạo điều kiện tự kiến 
tạo tri thức trên cơ sở tri thức, kỹ năng, thái độ và kinh 
nghiệm riêng của mình. Quá trình học tập mang tính cá thể. 
Mỗi HS cần ý thức được những con đường, cách thức học 
tập riêng của mình phù hợp với đặc điểm cá nhân. 
• Quá trình học tập đòi hỏi tính tự điều khiển, tính trách nhiệm 
của HS. HS cần có trách nhiệm với quá trình và kết quả học 
tập trong giờ học cũng như trong việc tự học, biết tự xác 
định mục đích, lập kế hoạch, đánh giá và điều khiển quá 
trình tự học một cách tích cực. 
86 
• Bên cạnh việc học tập các tri thức mới, các giai đoạn ứng 
dụng, luyện tập, thực hành, hệ thống hoá cũng như đào sâu 
và củng cố tri thức đóng vai trò quan trọng trong học tập. 
• Bên cạnh những tri thức chuyên môn hệ thống, những chủ 
đề tích hợp, liên môn gắn với thực tiễn cuộc sống và xã hội, 
định hướng hành động có vai trò quan trọng trong việc 
chuẩn bị cho HS giải quyết những tình huống của cuộc sống 
và tình huống nghề nghiệp sau này. 
• Phương tiện dạy học không chỉ là phương tiện của việc dạy 
mà còn phải là phương tiện của việc học. Các phương tiện 
hiện đại như đa phương tiện, Internet hỗ trợ quá trình học tập 
và chuẩn bị cho HS làm quen với các phương tiện trong môi 
trường làm việc và cuộc sống hiện đại. Cần tạo điều kiện 
cho HS sử dụng các phương tiện hiện đại theo hướng tích 
cực hoá và tăng cường tính tự lực trong học tập. 
• Việc chú ý các đặc điểm chuyên biệt về giới tính trong dạy 
học giúp phát huy những điểm mạnh riêng của HS theo sự 
khác biệt về cá thể của họ. Thực hiện điều đó một cách phù 
hợp sẽ hỗ trợ việc thực hiện quan điểm bình đẳng giới tính 
trong dạy học. 
1.7.3. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học 
Các biện pháp đổi mới PPDH rất phong phú. Sau đây khuyến 
nghị một số biện pháp đổi mới PPDH dành cho giáo viên. 
1) Đổi mới việc thiết kế và chuẩn bị bài dạy học 
Đổi mới PPDH cần bắt đầu từ việc đổi mới việc thiết kế và 
chuẩn bị bài dạy học. Trong việc thiết kế bài dạy học (soạn giáo án), 
87 
cần xác định các mục tiêu dạy học về kiến thức, kỹ năng một cách rõ 
ràng, có thể đạt được và có thể kiểm tra, đánh giá được. 
Trong việc xác định nội dung dạy học, không chỉ chú ý đến các 
kiến thức kỹ năng chuyên môn mà cần chú ý những nội dung có thể 
phát triển các năng lực chung khác như năng lực phương pháp, năng 
lực xã hội, năng lực cá thể. 
Việc xác định PPDH cần được lập luận trên cơ sở mối quan hệ 
giữa các yếu tố của quá trình dạy học, đặc biệt là mối quan hệ mục 
đích - nội dung – PPDH. Trong việc thiết kế PPDH cần bắt đầu từ 
bình diện vĩ mô: xác định các quan điểm, hình thức tổ chức dạy học 
phù hợp. Từ đó xác định các PPDH cụ thể và thiết kế hoạt động của 
GV và HS theo trình tự các tình huống dạy học nhỏ ở bình diện vi 
mô. 
Sử dụng công nghệ thông tin, chẳng sử dụng phần mềm trình 
diễn PowerPoint là một phương hướng cải tiến việc thiết kế bài dạy 
học cũng như hoạt động dạy học. Tuy nhiên ‘giáo án điện tử’ không 
phải tất cả của việc đổi mới PPDH. 
2) Cải tiến các PPDH truyền thống 
Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm 
thoại, luyện tập luôn là những PP quan trọng trong dạy học. Đổi mới 
PPDH không có nghĩa là loại bỏ các PPDH truyền thống quen thuộc 
mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế 
nhược điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả của các PPDH này 
người GV cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các 
kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên 
lớp, chẳng hạn như kỹ thuật mở bài, kỹ thuật trình bày, giải thích 
trong khi thuyết trình, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời 
trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập. Tuy nhiên, 
88 
các PPDH truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh 
các PPDH truyền thống cần kết hợp sử dụng các PPDH mới, đặc 
biệt là những phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích 
cực và sáng tạo của HS. Chẳng hạn có thể tăng cường tính tích cực 
nhận thức của HS trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy 
học giải quyết vấn đề. 
3) Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học 
Không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi 
mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy 
học có những ưu, nhựơc điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc 
phối hợp đa dạng các PP và hình thức dạy học trong toàn bộ quá 
trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực 
và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, 
nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học 
cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng. 
Tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp và sự lạm dụng phương 
pháp thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt thông qua làm việc 
nhóm. 
Trong thực tiễn dạy học ở trường THPT hiện nay, nhiều GV đã 
cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình của GV với hình 
thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của 
HS. Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới 
hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài 
thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết 
những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử 
dụng những PP chuyên biệt như PP đóng vai, nghiên cứu trường 
hợp, dự án. Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn lớp bằng làm việc 
nhóm xen kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hoá 
”bên ngoài” của HS. Muốn đảm bảo việc tích cực hoá ”bên trong” 
89 
cần chú ý đến mặt bên trong của PPDH, vận dụng dạy học GQVĐ 
và các PPDH tích cực khác. 
4) Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề (GQVĐ) 
Dạy học GQVĐ (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải 
quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, 
khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. HS được đặt trong một tình 
huống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, 
thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp HS lĩnh hội tri thức, kỹ năng 
và PP nhận thức. Dạy học GQVĐ là con đường cơ bản để phát huy 
tính tích cực nhận thức của HS, có thể áp dụng trong nhiều hình thức 
dạy học với nhữn

File đính kèm:

  • pdfMot so VD Doi_Moi PPDH_THPT.pdf
Giáo án liên quan