Một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh hứng thú với môn học Ngữ văn
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hiện nay, tình trạng học sinh chây lười học bài trở nên phổ biến nhất là đối với các môn khoa học xã hội nói chung và môn Ngữ văn nói riêng.Trong giờ học, các em luôn có những biểu hiện tiêu cực như: ít phát biểu, khả năng đọc bài yếu kém, khả năng diễn đạt trong quá trình làm bài lủng củng, thiếu mạch lạc và hành văn không mang tính văn chương. Đặc biệt là kỹ năng trình bày bài luyện nói trước tập thể của các em rất yếu kém: không tự tin và tác phong không nghiêm túc.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1/ Cơ sở lý luận:
Trước thực trạng đó giáo viên không nên chán nản, bỏ cuộc và đổ tất cả lỗi cho học sinh. Người xưa có câu: “Tiên trách kỷ-hậu trách nhân”, muốn trách người thì phải trách mình trước! Tôi nghĩ rằng mỗi giáo viên cần xem lại phương pháp dạy của mình, cách thức truyền đạt kiến thức của mình đến học sinh. Quan trọng là thái độ của người dạy đối với người học như thế nào trong những tình huống người học có lỗi như: không thuộc bài, không làm bài, làm chuyện riêng, phát biểu linh tinh Nói chung là phải có lòng bao dung, vị tha, phải đứng trên quan điểm khách quan, có sự nghiên cứu tìm ra giải pháp để lôi cuốn học sinh đến gần hơn và yêu thích môn Văn hơn.
thi đua củ các lớp trong sinh hoạt dưới cờ, phát biểu cảm nghĩ trong các buổi lễ, tuyên truyền giới thiệu sáchKhả năng thuyết trình của các em có tiến bộ rõ rệt, tự tin và phong cách cũng trở nên chững chạc hơn. - Trong giờ ra chơi, các em thích đến thư viện để tranh thủ đọc sách báo. Kết quả của tuyên truyền giới thiệu sách mỗi năm đều có học sinh tham gia và được công nhận. - Việc tham quan học tập ngoại khóa cũng được học sinh đăng ký nhiều hơn. - Các cuộc thi do Huyện đoàn triển khai, phát động đều được các em tham gia đầy đủ như: viết thư UPU, Nét bút tri ân III-KẾT THÚC VẤN ĐỀ: - Sự thành công hay thất bại có những yếu tố khác quan nhưng cái chính vẫn là do bản thân quyết định. Vì vậy khi đã làm việc gì thì phải cố gắng, kiên trì nhẫn nại để thực hiện đến cùng những điều mình đã vạch ra. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các công việc trên phải biết linh động và áp dụng theo đặc điểm của từng lớp. - Sau hoạt động cần có sự ghi nhận, tổng kết và đánh giá để rút kinh nghiệm. - Thực hiện thường xuyên và không ngừng cải tiến cho phù hợp với đặc điểm tình hình của môi trường giáo dục, của địa phương - Phối hợp và trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong quá trình thực hiện. Mặc dù có những việc làm tưởng chừng như đã quá quen thuộc với những giáo viên đến lớp. Nhưng với tôi, điều đó sẽ khó khăn nếu như chúng ta không thực hiện thường xuyên, kiên trì, bền bỉBởi cuộc sống có những bề bộn lo toan mà chúng ta phải đương đầu; học sinh thì cũng rất dễ sa vào các tệ nạn xã hội nếu chúng ta buông lơi vòng tay yêu thương, lơ là sự quan tâm đối với các em. Vì vậy, kiên định với những công việc đã làm sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt đông trên đối với học sinh là phương châm của tôi. Như người xưa thường nói “Vạn sự khởi đầu nan”! Bước đầu thực hiện chắc không tránh khỏi những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, tôi vẫn sẽ cố gắng, kiên trì theo đuổi kế hoạch mà mình đã vạch ra với mục đích “Tất cả vì đàn em thân yêu”! Hòa Liên, ngày 25/11/2012 Người viết Hoàng Thị Trang ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS” I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong hoàn cảnh toàn ngành Giáo dục - Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động của học sinh thì người giáo viên cũng phải trăn trở để tìm cho mình một phương pháp dạy học với tinh thần chung ấy. Giảng dạy mọi bộ môn khoa học nói chung và giảng dạy môn Ngữ văn trong trường THCS nói riêng luôn đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo để có phương pháp thích hợp giảng dạy và mang lại hiệu quả cao nhất. Sở dĩ như vậy là vì phương pháp giảng dạy có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng một giờ dạy. Có thể nói, cùng một nội dung chương trình nhưng phương pháp giảng dạy của giáo viên khác nhau thì mức độ hiểu bài của học sinh cũng khác nhau. mặt khác đối tượng giảng dạy là những con người cụ thể, nội dung kiến thức cần giảng dạy thuộc những bộ môn khoa học khác nhau. Vì vậy, người dạy học phải làm sao có được phương pháp phù hợp nhất để chuyển tải đúng đắn chân lý khoa học vào đối tượng giảng dạy để đối tượng có thể hiểu đúng đắn và sâu sắc nội dung tri thức đó và vận dụng vào cuộc sống của mình. Môn ngữ văn trong nhà trường vừa là một môn học nghệ thuật, vừa là môn học công cụ. Dạy - học tác phẩm văn chương trong nhà trường có nhiệm vụ nâng cao chất lượng cho người học, làm phong phú hơn về văn hoá, về tâm hồn và phát triển nhân cách của người học. Dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường là hướng dẫn sự tiếp nhận của tác phẩm, làm cho văn bản ngôn từ sống lại trong học sinh, giúp các em nhận ra điều mà tác giả muốn đối thoại với người đời. Từ sự nhận thức đó, các em đi đến sự tự ý thức, tự điều chỉnh mình trong cuộc sống. Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi luôn tìm cách cải tiến phương pháp giảng dạy đối với từng loại kiến thức, từng bài dạy cụ thể để mỗi giờ dạy từ chỗ học sinh ít chú ý nghe giảng trở nên sinh động, hấp dẫn hơn với các em. Đặc biệt trong những năm gần đây với chủ trương của ngành giáo dục là đẩy mạnh công nghệ thông tin vào trường học, công nghệ thông tin đã góp phần hiện đại hoá phương tiện, thiết bị dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học thì mỗi giáo viên cũng cần phải nỗ lực hơn để có thể theo kịp tốc độ phát triển của thời đại. Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, quá trình dạy học đã sử dụng những phương tiện dạy học sau: Phim chiếu để giảng bài với đèn chiếu Overhead, Phần mềm hỗ trợ bài giảng, minh hoạ trên lớp với LCD-projector (Máy chiếu tinh thể lỏng), phần mềm dạy học giúp học sinh trên lớp và ở nhà, công nghệ kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm trên máy tính, sử dụng mạng Internet để dạy học và đặc biệt là sử dụng bài giảng điện tử. Tất nhiên trong quá trình sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại giáo viên và học sinh gặp không ít các khó khăn. Vậy làm thế nào để việc sử dụng công nghệ thông tin vào các tiết học cho có hiệu quả là một vấn đề không nhỏ và được sự quan tâm của nhiều người. Trong quá trình sử dụng công nghệ thông tin nói chung bản thân tôi cũng đã cố gắng, nỗ lực rất nhiều. Quá trình giảng dạy, sử dụng giáo án điện tử cũng gặp không ít khó khăn. Nhưng tôi ý thức được rằng không thể không có giải pháp tốt, bởi vì xã hội ngày càng phát triển nếu mình không cố gắng thì sẽ tự đào thải mình. Vì lý do đó mà trong thực tế tôi đã học hỏi những người xung quanh, bạn bè, tìm tòi sách vở, tài liệu, nghiên cứu thông qua mạng Internet để tìm ra giải pháp tốt nhất áp dụng cho từng bài dạy một cách có hiệu quả và qua mỗi lần sử dụng để rút ra được một số kinh nghiệm. Bài viết này tôi cũng mạnh dạn đưa ra một ý kiến: "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng bài giảng điện tử trong quá trình dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS". 2. Thực trạng khi chưa sử dụng giáo án điện tử. Từ trước tới nay, việc dạy văn của chúng ta mặc dù có cải tiến liên tục, có phát triển, có hoàn thiện không ngừng, nhằm làm cho giờ văn hay hơn, thiết thực hơn, giàu hơi thở và mạch nhịp của cuộc sống hơn, nhưng tất cả vẫn diễn ra trong khuôn khổ của lối "giảng văn", thầy giảng - trò nghe, học sinh tiếp thu bài giảng một cách thụ động. Trong lúc đó qua những kết quả nghiên cứu tâm sinh lý của học sinh và điều tra xã hội học gần đây cho thấy thanh, thiếu niên có những thay đổi trong sự phát triển tâm sinh lý, đó là sự thay đổi có gia tốc. Trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, học sinh được tiếp thu nhiều nguồn đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, có hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây. Trong học tập họ không thoả mãn với vai trò của người tiếp thu thụ động, không chấp nhận các giải pháp có sẵn nên học sinh có chiều hướng không thích học môn văn. Đây là một thực tế được thể hiện qua việc học sinh không có hứng thú gì khi học môn văn, uể oải, không tập trung, không nhớ, không thuộc thơ, văn; khi làm bài viết thì không có cảm xúc, điểm thấp... Đối với giáo viên thì sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống một cách khuôn sáo và cứng nhắc, trong một giờ học thì hoạt động của giáo viên là chủ yếu. Bên cạnh đó giáo viên lại không có bất kỳ một dụng cụ trực quan hay thiết bị hỗ trợ cho giảng dạy nào cả nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển tải nội dung bài giảng . Ví dụ khi giảng về tác giả, tác phẩm, minh hoạ cụ thể cho một hình tượng nhân vật hay các chi tiết nghệ thuật, các giai đoạn lịch sử văn học, các đoạn tả cảnh thiên nhiên... không có tranh, ảnh hoặc video clíp để minh hoạ. Thực trạng trên đã đặt ra nhiệm vụ cho giáo viên dạy văn ở các trường trung học là phải tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học văn, phát huy tính tích cực chủ động của các em nhằm nâng cao chất lượng giờ học văn. vấn đề dạy học bây giờ điều quan trọng không chỉ ở chỗ đưa ra kết luận mà chủ yếu là tìm ra con đường đi đến kết luận. Đối với môn ngữ văn, một môn học đồng thời là một môn nghệ thuật thì điều quan trọng không chỉ là ý thức được tác động nghệ thuật mà là giao tiếp hiệu quả với nghệ thuật. Điều đó chỉ có thể thực hiện được trong điều kiện người giáo viên tôn trọng học sinh như một bạn đọc, coi học sinh là một chủ thể cảm thụ tác phẩm trong giờ học, giáo viên chỉ khơi gợi cho các em, đưa các em vào thế giới nghệ thuật của nhà văn để các em tự cảm thụ và hình thành nhân cách. Một trong những phương pháp sử dụng mang lại hiệu quả chính là việc áp dụng công nghệ thông tin nói chung và bài giảng điện tử nói riêng vào quá trình dạy học môn ngữ văn. II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Cơ sở xuất phát các biện pháp giải quyết vấn đề: Sử dụng máy tính để dạy học là một trong những hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS hiện nay, trong đó sử dụng bài giảng điện tử đang được các giáo viên quan tâm nhiều. Mỗi giáo viên cần chọn các tiết học sao cho nếu giảng dạy bằng bài giảng điện tử thì sẽ tận dụng được tính tối đa ưu việt của máy tính về phương diện cung cấp thông tin cho người học, tính hấp dẫn của bài giảng, có hiệu quả hơn bài giảng truyền thống. Việc sử dụng giáo án điện tử để dạy học cần phải đạt được mục tiêu của bài học. 2. Tính ưu việt được thể hiện: a. Ưu điểm: - Các hiệu ứng, màu sắc, kiểu chữ... rất tiện lợi cho việc xử lý bài giảng một cách linh hoạt, hấp dẫn và sư phạm. - Khả năng sử dụng có hiệu quả các hình ảnh, phim, các tư liệu dạy học nhanh chóng và chất lượng. - Tiết kiệm nhiều thời gian viết vẽ trên lớp. - Thuận lợi cho việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. - Thiết kế màn hình đẹp, đa dạng. - Đã sử dụng nhiều phần mềm chuyên dụng lồng ghép phim ảnh minh họa. - Chịu khó thu thập tài liệu cho môn học. - Giáo viên chuẩn bị bài dạy một lần thì có thể sử dụng nhiều lần. - Các phương tiện dạy học hiện đại sẽ tạo ra khả năng để giáo viên trình bày bài giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học hiện đại. - Các phương tiện sẽ hỗ trợ, chuẩn hoá các bài giảng mẫu, đặc biệ
File đính kèm:
- skkn(2).doc