Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tập đọc ở Lớp 4
Trong khoảng thời gian gần đây, trước sự giảm sút rõ rệt của chất lượng nhiều môn học, đặc biệt là môn Tiếng việt ở trường tiểu học đã tác động rất nhiều đến đội ngũ giáo dục chúng ta. Văn chương rất bổ ích và hấp dẫn mà sao phần đông học sinh không thích học văn.
Nguyên nhân thì có nhiều nhưng phải thừa nhận là có yếu tố khách quan và chủ quan. Về phía học sinh, bên cạnh một số em yêu thích văn học thì vẫn còn phần lớn các em chưa hoặc không thích văn học. Và con số học sinh không thích học văn lớn hơn nhiều lần con số học sinh không yêu văn học thì điều đó hẳn còn phải có nguyên do là ở chỗ: Món ăn tinh thần mà chúng ta đưa tới cho học sinh trong giờ tập đọc có lẽ bị mất đi quá nhiều hương vị thực của chính văn chương, mà đây cũng có một phần trách nhiệm của thầy, cô giáo dạy tập đọc.
Đồng thời bên cạnh đó cũng có một số học sinh cũng yêu thích học môn Tiếng việt nhưng chỉ thích học một phân môn như luyện từ và câu hay Tập Làm Văn trong một bài học cụ thể. Mà đối với chương trình, nội dung của một bài học đòi hỏi cần phải có sự tích hợp kiến thức giữa ba phân môn tập đọc , LT-Câu, Tập Làm Văn.Từ đó cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập ở các em.
ị bài ở một phần của bài học tâp đọc , cụ thể là: - Ở phần văn bản: Đối với văn bản đòi hỏi phải đọc thật kĩ, đọc từ ba lần trở lên. Đối với phần văn bản là tác phẩm văn xuôi thì phải nắm được nội dung chủ yếu, tóm tắt nội dung, tìm bố cục Đối với phần văn bản là tác phẩm phải học thuộc lòng thì phải nắm được bố cục, chủ đề bài thơ. Để hiểu rõ nội dung văn bản thì đòi hỏi phải nắm kỹ phần chú thích về tác giả, tác phẩm, thể loại và những từ khó + Phần chú thích: Yêu cầu học sinh đọc kĩ, cần phải thuộc lòng các chú thích dấu (*) về thể loại và về tác giả, tác phẩm. Còn các chú thích những từ khó không cần phải học thuộc lòng nhưng phải hiểu được nghĩa vì nó giúp học sinh rất nhiều trong việc hiểu rõ hơn về văn bản. + Phần Đọc – Hiểu : Bước tiếp theo cần làm là trả lời những câu hỏi trong phần Đọc – Hiểu văn bản. Để trả lời được những câu hỏi này cần bám sát nội dung phần văn bản, bên cạnh đó cũng cần tham khảo thêm nội dung phần ghi nhớ để nắm được những quan trọng của bài học, là cơ sở để trả lời chính xác câu hỏi trong phần Đọc – Hiểu. b.Dùng lời giới thiệu bài để thu hút sự chú ý của học sinh trong giờ học: Có không ít giáo viên còn chưa hoặc không xem trọng vấn đề này nhưng ông bà ta thường nói “Đầu xuôi đuôi lọt” là muốn nhắc nhở rằng việc khởi đầu tốt sẽ giúp ít nhiều cho kết quả về sau. Dạy học cũng vậy, nếu phần mở đầu bài học người giáo viên không tạo được sự hứng thú, tâm thế học tập tốt cho học sinh thì chắc chắn rằng sự chú ý của học sinh vào bài học sẽ không cao, mà điều đó cũng có nghĩa là học sinh sẽ thiếu tích cực, chủ động, sáng tạo đi tìm nội dung bài học. Một lời giới thiệu bài ngắn gọn, nêu bật được trọng tâm nội dung bài học sẽ khơi gợi được sự ham hiểu biết và từ đó sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh, tạo một tâm thế thuận lợi cho việc giảng dạy bài mới của giáo viên. Vậy lời giới thiệu bài như thế nào để có được hiệu quả đó? Lời giới thiệu có thể thực hiện bằng nhiều cách nhưng qua thực nghiệm, tôi thấy rằng sử dụng cách giới thiệu bài nêu vấn đề để kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của học sinh đối với bài học mang lại hiệu quả khá cao. Sau khi tạo được sự chú ý và hứng thú cho học sinh đối với bài học qua lời giới thiệu bài, giáo viên phải duy trì và phát triển sự hứng thú đó bằng cách ưu tiên sử dụng, phối hợp tốt các phương pháp phát huy chủ thể học sinh để dẫn dắt học sinh lĩnh hội dược kiến thức. 3.Các phương pháp dạy – học môn Tập đọc: a.Phương pháp phát vấn: Nói đến phương châm “dạy học lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh” thì không thể không nói đến phương pháp phát vấn. Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh tìm hiểu, tiếp nhận tri thức một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Ở đây cần phải nói trước rằng có sự khác nhau cơ bản giữa câu hỏi trong cách dạy – học tập đọc cũ và mới. Là một bên có tính chất tái hiện một bên có tính chất sáng tạo, một bên nhằm mục đích thông tin, tiếp thu một bên nhằm dẫn dắt học sinh tự mình khám phá, chiếm lĩnh tri thức. Câu hỏi có thể dùng ở tất cả các giai đoạn dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh tri thức. Ngay trong phần hoạt động nhận biết, tái hiện tri thức cũng cần yêu cầu học sinh nắm được từng chi tiết, nội dung, từ ngữ. Tuy nhiên, tái hiện ở đây không phải là mục đích mà mục đích chủ yếu ở đây là khám phá nên phạm vi câu hỏi có khi rất hẹp thuộc một từ, một câu, một hình ảnh, một biện pháp nghệ thuật nhưng vẫn đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, sự hoạt động nhận thức sáng tạo: - Câu hỏi phải gợi mở, tìm tòi vấn đề. - Câu hỏi phải đòi hỏi học sinh phải hoạt động, phân tích, học sinh có tổng hợp, khái quát mới trả lời được vấn đề. - Câu hỏi phải hướng vào vấn đề trọng tâm. - Câu hỏi tái hiện có dùng cũng chỉ dùng để dẫn dắt đến câu hỏi sáng tạo. Sau đây, tôi xin nêu ra một số câu hỏi phát vấn trong giờ dạy tập đọc có khả năng đóng góp xây dựng cho học sinh phẩm chất chủ động, tích cực và sáng tạo trong học tập. * Loại câu hỏi nêu vấn đề: Đây là loại câu hỏi tốt có khả năng dẫn dắt học sinh vào những tình huống có vấn đề. Do đó học sinh dứt khoát phải động não để tìm câu trả lời. Có khi trong lớp có những ý kiến đối lập nhau tạo ra không khí hào hứng, sôi nổi, tích cực trong giờ học. Ví dụ : khi dạy bài tập đọc “Ăn mầm đá” (SGK TV4 tập 2 trang 157) ,có thể đặt câu hỏi: “Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh?” * Loại câu hỏi gợi mở khai triển: Trong giờ dạy, ngoài số câu hỏi chính để dẫn đến nội dung chính của bài học thì cũng cần có thêm những câu hỏi hỗ trợ nhằm mục đích gợi mở phương hướng trả lời hoặc khai triển câu hỏi chính thành một số câu hỏi nhỏ để học sinh có thể phân tích, sau đó tổng kết thành lời giải đáp. Nếu thiếu biện pháp này thì học sinh có thể sẽ nản lòng, kém tích cực và không còn hứng thú trước những câu hỏi quá sức nữa mà nguyên tắc phát vấn là phải vừa sức. Các câu hỏi “nêu vấn đề” trên là những câu hỏi tương đối khó cần phải phát vấn hỗ trợ. Ví dụ : khi dạy bài “Ăn mầm đá” nêu vấn đề có đặt câu hỏi “Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh” Thì lập tức HS trong lớp sẽ có nhiều ý kiến cho rằng nhân vật Trạng Quỳnh là người rất thong minh hay Trang Quỳnh là người vui tươi, hóm hỉnh hay người rât tự cao và không tôn trọng Chúa. Lúc ấy thì GV cần phải đề xuất câu hỏi hỗ trợ bắc cầu lời giải đáp thõa mãn “Muốn đánh giá nhân vật nào đó một cách chính xác ta cần phải xem nhân vật đó có những điểm nào tốt, điểm nào chưa tốt và cần khắc phục” * Loại câu hỏi có tính thực tiễn: Văn học nghệ thuật chân chính, nói như Arixtor có khả năng thanh lọc tâm hồn con người, làm cho người ta “lớn” lên. Trong các giờ học tập đọc, có lẽ tất cả giáo viên đều lưu ý đến chức năng, vai trò của mình. Nhưng với khả năng “dạy khôn” (trích của Gorki) của văn học đối với độc giả thì giáo viên ít chú ý đến. Trong lúc giảng bài, tôi luôn lưu ý học sinh đến khả năng toàn diện của văn học làm cho con người “khôn - lớn” lên. Do đó, để thúc đẩy tinh thần chủ động, thái độ tích cực của học sinh (đặc biệt không khí học tập trong giờ tập đọc có vẻ phân tán, học sinh có vẻ nản lòng trước một vấn đề khó).Tôi thường xuyên đề xuất những câu hỏi có ý nghĩa : Phân tích cho ra được điều này thì sẽ “khôn” lên nhiều trong cuộc sống, sẽ thông minh, hiểu biết hơn (về tâm lí con người chẳng hạn), từ đó hoạt động sẽ dễ thành công hơn Tóm lại câu hỏi phát vấn này có liên quan đến đời sống hàng ngày của học sinh. Ở đời ai mà chẳng muốn khôn ngoan, ai mà chẳng muốn thành công, do đó những vấn đề có ý nghĩa “thực tiễn” như vậy học sinh thường tập trung suy nghĩ để “học khôn”. Nói tóm lại ,loại câu hỏi mang tính thực tiễn thường có lien quan đến đời sống hàng ngày của HS ,do đó khi dạy cần phải khích lệ học sinh b.Phương pháp thảo luận: Trong giờ học tập đọc để tạo không khí cho tiết học sôi nổi, sinh động; học sinh tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức thì phương pháp thảo luận, đàm thoại teo nhóm, tổ cho thấy hiệu quả khá cao. Với phương pháp này học sinh sẽ nêu lên những suy nghĩ, cảm nhận của mình về vấn đề được đặt ra trong học tập; tranh luận với bạn bè để đi đến kết luận đúng đắn. Từ đó có thể hình thành ở học sinh sự tự tin, năng lực diễn đạt, trình bày vấn đề, đặc biệt là biết lắng nghe, tiếp thu, nhận xét ý kiến của người khác. c.Phương pháp trực quan: Việc tiếp thu tri thức của con người đi theo một qui luật: Từ trực quan sinh động Ò tư duy trừu tượng Òthực tiễn. Vì vậy, việc giảng dạy sử dụng phương tiện trực quan có khả năng giới thiệu kiến thức một cách sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ giúp cho học sinh nắm vững kiến thức một cách tự giác, nhanh, hứng thú và bền vững. Nếu quan niệm rằng: Trong dạy – học Văn, do trực quan bằng ngôn ngữ là chủ yếu nên không cần tìm tòi, sáng tạo các tư liệu để sử dụng lợi thế trực quan thì quả là chưa nhận thức được đầy đủ và sâu sắc vấn đề hiện đại hoá phương pháp dạy – học Văn trong tình hình giáo dục hiện nay. Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, nhu cầu nâng cao trình độ văn hoá và hình thành nhân cách của người học ngày càng phong phú thì càng đòi hỏi phải có những phương pháp dạy – học hiện đại tương ứng. Do đó sử dụng phương tiện trực quan trong dạy – học Văn là tất yếu khách quan. Với điều kiện cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị của trường hiện tại tôi chưa thể đưa các phương tiện trực quan hiện đại như băng hình, phim đèn chiếu, máy vi tính vào việc giảng dạy văn chương hoàn toàn mà chỉ có thể làm những phương tiện trực quan bằng kênh hình, chẳng hạn như tranh ảnh, sơ đồ mà việc sử dụng những phương tiện này đúng nơi đúng lúc đúng mục đích thì hiệu quả mang lại cũng khá cao. *.Dạy Văn gắn với dạy người: Phẩm chất đạo đức của con người không phải lúc sinh ra đã có. Những tác động từ bên ngoài đã hình thành tâm hồn, tính cách của một con người diễn ra bằng nhiều hình thức. Trong các hình thức đó thì lời nói và việc làm chiếm một vị trí quan trọng. Nhờ có lời nói mà con người hiểu được nhau, hiểu được mọi hiện tượng cả những điều sâu xa khó thấy. Lời nói lay động được tình cảm, ý nghĩ của người nghe. Người nghe sung sướng, lo âu, yêu thương, căm ghét, chuyển biến cả cách suy nghĩ và cảm hứng. Có lời nói dược người nghe ghi nhớ suốt đời, biến thành hành động tạo nên sức mạnh to lớn. Nhưng không phải lời nói nào cũng lọt tai người nghe, cũng có tác động tốt. Có những người nói tuy rất đúng nhưng người nghe vẫn để ngoài tai, có lúc phản ứng lại. Văn học là cả nghệ thuật là môn khoa học đã tìm ra một cách chính xác lời nói có tác động đó. Nhiệm vụ của văn học là phải tìm ra một cách nói gồm những chữ, những câu, tìm cách xếp đặt những chữ, những câu đó gây cho người đọc những ấn tượng mới, những rung cảm và ý nghĩ mới. Lời nói của văn học mang tính chất “nghệ thuật”. Sự tác động của văn học thường là do cách nói. Những điều ta chỉ có thể gây ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc khi ta biết cách nói. Ví dụ khi ta nói : “sống phải làm việc tốt “ nhưng PaVen Coocsaghin nói: “Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận”. Văn học là nhân học, thông qua việc g
File đính kèm:
- sang.doc