Một số kinh nghiệm dạy kĩ năng sống cho học sinh THCS năm học 2013-2014 - Hà Thúy Vân

a. Cơ sở lý luận.

- Theo tổ chức Y tế thế giới kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực trong các tình huống xảy ra trong đời sống mỗi con người. Rèn kỹ năng sống là giúp cho mỗi cá nhân có thể ứng xử có hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức cuộc sống hằng ngày.

- Theo UNICES thì cho rằng: Kỹ năng sống là khả năng tiếp cận với thay đổi và hình thành những hành vi mới, Tiếp cận này đã lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng.

 

doc21 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 726 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số kinh nghiệm dạy kĩ năng sống cho học sinh THCS năm học 2013-2014 - Hà Thúy Vân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êng mình mà các em qua tâm.
 e. Giải pháp thứ năm: Tổ chức cho học sinh thực hành kĩ năng sống 
	Thông qua các tiết học trên lớp với chương trình giáo dục trong nhà trường THCS tùy theo từng môn, từng bài mà tổ chức cho các em hoạt động ngay tại trong lớp, ngay trong tiết học giải quyết tình huống giúp các em tự nêu lên kĩ năng để xử lý các kiến thức trên lớp. Thông qua đó mà liên hệ các tình huống tương tự mà các em đã gặp ở cuộc sống hằng ngày. Qua việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong các tiết dạy, ý thức học tập của các em có chuyển biến rõ rệt. Kĩ năng ghi chép, đọc, phân tích, giải quyết kiến thức một cách chủ động, sáng tạo đã được phát triển.
2. Khả năng ứng dụng
- Rèn kỹ năng sống cho học sinh thực sự có tác dụng tốt đến việc giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường không những giúp cho các em có được những kĩ năng ứng xử, giao tiếp mà còn tạo thành thói quen phân tích đánh giá tình hình, thói quen vươn lên xử lý tình huống một cách hợp lí. Khác với các phương pháp trước trong việc giáo dục đạo đức học sinh là khoảng cách giữa thầy và trò khi các em mắc lỗi thương các thầy, cô giáo hay dùng hình thức trách phạt, kỷ luật mà ít khi lắng nghe các em giải bày... Nay với việc chú trong rèn kỹ năng sống cho học sinh mà đòi hỏi cần có sự ân cần chỉ bảo, phân tích, nghe các em nói lên những suy nghĩ, dẫn đến việc làm chưa phù hợp với chuẩn đạo đức người học sinh. Việc giáo dục đạo đức, hình thành các kỹ năng sống tối thiểu của các em đã được lồng ghép trong các chương trình học tập, được tích hợp trong các bộ môn và còn được trải nghiệm qua thực tế cho nên gây được hứng thú cho các em trong việc tu dưỡng đạo đức, hướng thiện và nâng cao được năng lực học tập, sáng tạo. Từ đó, các em có nhận thức đúng đắn trong việc thực hiện nội qui, qui định của nhà trường và tự giác thực hiện. 
- Đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện theo chương trình đào tạo của bộ giáo dục và đào tạo đó là giúp các em học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống. Tăng cường được chất lượng giáo dục ở mọi lĩnh vực và khẳng định rằng mọi học sinh nhận thức được mục tiêu học tập, phấn đấu vươn lên nắm tri thức. Thúc đẩy được những hoạt động mang tính xã hội, phát huy được những nhân tố tích cực, hạn chế được những nhân tố tiêu cực đáp ứng tốt cho phong trào xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, trong sạch trong nhà trường. 
- Qua việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đã làm cho các em đổi mới phương pháp học tập của mình. Từ đó giúp các em có khả năng học tập tốt hơn, các tư duy hoạt động của các em được phát triển, các em biết lập luận, tự tin nắm kiến thức và giải quyết các tình huống trong học tập.
- Thông qua sáng kiến kinh nghiệm rèn kỹ năng sống tính tự giác, tự quản của tập thể lớp, nhóm học sinh ngày càng tốt hơn, gắn bó với nhau, giúp nhau học tập, rèn luyện đạo đức trong nhà trường.
3. Thời gian áp dụng thử nghiệm: từ ngày 1/9/2013 đến hết ngày 1/3/2014
4. Lợi ích xã hội
 Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn về kĩ năng sống của học sinh THCS Liên Nghĩa mà đã đưa được ra các nhóm kĩ năng sống cần phải rèn luyện cho học sinh:
- Nhóm kĩ năng nhận thức
- Nhóm kĩ năng xã hội
- Nhóm kĩ năng quản lí bản thân
Trên cơ sở nắm bắt được tình hình học sinh với những thói quen không lành mạnh do địa bàn dân cư sinh sống. Thông qua các câu hỏi cho học sinh trả lời về nhận thức cách ứng xử trong gia đình, nề nếp của mỗi gia đình, thông qua cách phát ngôn cửa miệng, qua việc nói chuyện tiếp xúc thì thấy rằng ở địa phương thường hay nói bậy, chửi thề, nhiều gia đình mải việc làm ăn không có người lớn ở nhà cho nên dẫn đến việc các em phát ngôn tự do, trống không là rất lớn. Với việc đánh giá học sinh còn nhiều thiếu sót trong kỹ năng cư xử, sinh hoạt hàng ngày, nhà trường đã tích cực chỉ đạo các đồng chí giáo viên trong toàn trường giáo dục học sinh thông qua các giờ lên lớp chính khóa lồng ghép các chương trình giáo dục ngoại khóa để giúp các em bỏ thói quen xấu, rèn kỹ năng ứng xử giao tiếp sao cho có văn hóa. Công việc này nhà trường đã tiến hành thường xuyên liên tục ở mọi nơi mọi lúc khi thấy các em có hành vi nói năng không phù hợp ở mọi nơi mọi lúc đều được các thầy cô nhắc nhở phân tích do đó học sinh đã ngoan hơn việc nói tục nói bậy được chấm dứt không còn hiện tượng chửi thề trong nhà trường. Thông qua các hoạt động ngoại khóa đi thực tế phù hợp với tâm sinh lý học sinh, qua việc sinh hoạt nhóm tập thể đã giúp các em nhận thức được bản thân tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của mình và có hướng phấn đấu để sửa chữa, nhiều em đã từ học sinh trung bình trở thành học sinh khá, nhiều em từ mang tính tự kỷ đã dần dần hòa nhập được cộng đồng Một số học sinh chưa ngoan đã có ý thức tu dưỡng hơn.
Thông qua sự giao việc cho các em, hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm để tạo cơ hội cho các em khắc phục khó khăn làm việc đạt hiệu quả và đạt được mục tiêu của công việc. Thông qua những việc làm đó các em được trao đổi với bạn bè thầy cô được phát biểu ý kiến của mình, được đề đạt phương án giải quyết công việc mà khả năng tư duy của các em.
Đối với học sinh THCS với tâm sinh lý đang phát triển sự nhận thức về xã hội còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm để giúp các em hiểu thêm về xã hội nhà trường đã chú trọng vấn đề rèn kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, lời nói và giao tiếp không lời bằng ánh mắt cử chỉ. Thông qua các hoạt động xã hội như: tham gia các phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp”, chăm sóc di tích lịch sử, di tích văn hóa, các phong trào của khu dân cư như: vệ sinh đường phố, phong trào ba sạch, hay tiếp xúc với người lớn, với các cuộc hội thảo. Thông qua việc hoạt động ngoài giờ lên lớp các phong trào thi đua của đội của nhà trường, các trò chơi dân gian mà giúp các em có được kỹ năng thuyết trình nói trước đám đông. Bằng những trò chơi đối đáp nhanh trong các giờ sinh hoạt tập thể làm cho các em phải suy nghĩ vận động và phải ra quyết định, phải đồng ý hay không đồng ý, từ chối hay hợp tác một cách nhanh nhẹn và dứt khoát. Thông qua sự phân công chịu trách nhiệm của trưởng nhóm của thành viên trong nhóm để các em thể hiện vai trò của bản thân.
Qua việc chỉ đạo trong thực tiễn đã cho thấy rằng rèn kĩ năng sống cho học sinh cần phải đổi mới phương pháp dạy học một cách tích cực giúp học sinh phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và có khả năng tự học, tinh thần tự giác từ đó luôn có ý thức vận dụng kĩ năng, kiến thức vào các tình huống trong học tập cũng như trong thực tiễn. Từ đó các em biết cách khắc phục khó khăn, tạo được niềm vui và hứng thú trong học tập. Thông qua các cuộc trải nghiệm do nhà trường tổ chức giúp các em xử lí các tình huống trong cuộc sống, gắn bó, đoàn kết cùng nhau làm việc. 
Công tác giáo dục thể chất của nhà trường cũng hết sức quan trọng trong việc rèn kĩ năng sống cho bản thân. Việc thực hiện dạy thể dục trong nhà trường, tổ chức các trò chơi, các cuộc thi thể dục thể thao, học tập ngoại khóa đã có tác động mạnh mẽ đến việc hình thành các kĩ năng vận động khéo léo, kìm nén bản thân và ý tưởng vươn lên đạt được kết quả tốt hơn đồng thời hình thành cho các em kĩ năng quản lý thời gian biết cách thư giãn nghỉ ngơi phù hợp mang lại hiệu quả cao trong cuộc sống. Qua các hoạt động về thẩm mĩ, tổ chức học hát, học hát dân ca quan họ hay các cuộc thi vẽ sáng tác tranh theo các chủ để... đã giúp học sinh nhận thức đầy đủ về văn hóa bản sắc dân tộc, có lòng nêu cao tinh thần truyền thống, có ý thức giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam. Việc hướng nghiệp nghề cho học sinh được các em hứng thú tìm hiểu nghề truyền thống của dân tộc. Kết hợp với việc trải nghiệm thăm các làng nghề truyền thống và thông qua chương trình hướng nghiệp nghề mà tạo cho em những ý tưởng, ước mơ cho tương lai. Từ đó hình thành bước đầu kĩ năng xây dựng kế hoạch cuộc đời và đặt mục tiêu phấn đấu, rèn luyện trong học tập cũng như tu dưỡng về mặt đạo đức. Nhà trường đã chú trọng tạo điều kiện thuận lợi để các em tham gia các hoạt động xã hội, cộng đồng. Tiếp cận với những hoạt động truyền thống lễ hội của địa phương để giáo dục ý thức truyền thống cách mạng và tính gắn bó cộng đồng hình thành nên nhân cách tương thân, tương ái hướng thiện. Biết thông cảm với hoản cảnh, điều kiện của ngưởi khác. Đồng thời biết giúp đỡ những người gặp khó khăn một cách vui vẻ. 
5. Kết quả thực hiện
Trong năm học 2013 – 2014 dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh được sự chỉ đạo cụ thể thông qua các chương giáo dục từng bộ môn, dạy tích hợp và các yêu cầu hoạt động xây dựng trường học thân thiện một cách đồng bộ đã tác động m

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem(10).doc
Giáo án liên quan