Một số hiện tượng dễ gây nhầm lẫn trong bộ môn Sinh học

Trong bộ môn Sinh học là bộ môn thực nghiệm, quan sát rất gần gũi với thiên nhiên. Vì thế những đối tượng của bộ môn Sinh học rất phong phú và đa dạng. Phong phú và đa dạng đến mức vượt ra sức tưởng tượng của giáo viên hay học sinh (và nhiều người khác nữa). Sau đây là một loạt bài đề cập tới một số nhầm lẫn, hiểu sai thường thấy trong khi giảng dạy môn môn Sinh học.

SINH HỌC KHỐI LỚP 6.

 Cây xanh có hoa có cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Cơ quan sinh dưỡng gồm rễ, thân và lá. Cơ quan sinh sản gồm hoa, quả và hạt.

Phần 1:LÁ

 Một lá đầy đủ gồm có cuống lá; phiến lá mang gân lá. Đôi khi cuống phình to tạo thành bẹ lá.

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số hiện tượng dễ gây nhầm lẫn trong bộ môn Sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số hiện tượng dễ gây nhầm lẫn trong bộ môn Sinh học
Trong bộ môn Sinh học là bộ môn thực nghiệm, quan sát rất gần gũi với thiên nhiên. Vì thế những đối tượng của bộ môn Sinh học rất phong phú và đa dạng. Phong phú và đa dạng đến mức vượt ra sức tưởng tượng của giáo viên hay học sinh (và nhiều người khác nữa). Sau đây là một loạt bài đề cập tới một số nhầm lẫn, hiểu sai thường thấy trong khi giảng dạy môn môn Sinh học.
SINH HỌC KHỐI LỚP 6.
            Cây xanh có hoa có cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Cơ quan sinh dưỡng gồm rễ, thân và lá. Cơ quan sinh sản gồm hoa, quả và hạt.
Phần 1:LÁ
            Một lá đầy đủ gồm có cuống lá; phiến lá mang gân lá. Đôi khi cuống phình to tạo thành bẹ lá.
            Lá đơn, lá kép.
Việc phân biệt lá đơn, lá kép tưởng rằng khá dễ. Tuy nhiên có những lá tưởng rằng  “đơn” thì nó là “kép”; tưởng rằng  “kép” mà lại là “đơn”.
Với lá dừa, lá cau  mới nhìn ta có thể xếp nó vào lá kép vì có cuống to mang nhiều cuống nhỏ, mỗi cuống nhỏ lại mang một phiến, đúng theo “bài”. Nhưng nếu ta xem các cây cùng họ với dừa, cau như cọ, thốt nốt thì phiến lá dính lại chỉ có đầu rìa là tách ra, chứng tỏ đây là lá đơn. Một bằng chứng nữa là khi là dừa. lá cau còn non thì phiến của chúng dính lại, khi lớn phiến lá bị xé ra thành những phiến nhỏ. Ở cây cau tua lá có những tua dài đó là di tích của phiến bị xé.
Đến bây giờ tôi vẫn chưa thấy có tài liệu nào ghi nhận với cây một lá mầm mà có lá kép cả
Với lá cây bưởi, cam, chanh, quýt thì rõ ràng là dạng lá đơn. Tuy nhiên nếu quan sát ta thấy có điểm đặc biệt của các lá cây này có một ngấn  (lá chanh) hay một thùy ( lá bưởi) . Ta có đặt câu hỏi vì sao có vết ngấn nà
Cây cần thăng (một loại cây bonsai được tạo dáng đẹp) hay kim quýt cùng họ với cam quýt thì đều là lá kép lẻ. Vì thế vết ngấn hay thùy nêu trên được giải thích là lá kép bị biến đổi thành dạng lá đơn. Hiện tượng kép biến thành đơn không phải hiếm: ở cây trà hồ lô  lá có thùy giống như cam quýt thuộc họ đậu là họ có lá kép.
Một cây khá đặc biệt là tràm bông vàng, lá đơn, gân  song song nhưng lại là cây hai lá mầm!
Thực ra khi cây còn nhỏ lá là lá kép lẻ, gân hình mạng. Lớn lên dần dần phiến lá tiêu biến chỉ còn lại một chấm tròn ở ngọn “lá”; còn cuống lá lại phát triển thành một “lá đơn”
Họ cúc là  họ có lá đơn, nhưng đa số phiến lá bị xẻ tạo thành thùy và nhiều loài phiến xẻ rất sâu tạo cảm tưởng như là lá kép. Hình ảnh rất rõ nét là cây bông vạn thọ.
v

File đính kèm:

  • docMOT so hien tuong de gay nham lan trong sh 6.doc