Ôn tập Sinh học 10 cả năm

I. Các cấp tổ chức của thế giới sống:

- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ từ thấp đến cao: phân tử  bào quan tế bào mô  cơ quan hệ cơ quan cơ thể  quần thể  quần xã  hệ sinh thái.

- Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm:tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã,hệ sinh thái

- Trong đó, tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.

 

II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống:

1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc:

- Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.

- Ngoài đặc điểm của tổ sống cấp thấp, tổ chức cấp cao còn có những đặc tính riêng mà tổ chức sống cấp thấp hơn không có gọi là đặc tính nổi trội.

- Đặc tính nổi trội của thế giới sống: Chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, tự điều chỉnh, tiến hóa thích nghi.

- Ví dụ: 1 TB thần kinh có nhiệm vụ dẫn truyền xung TK, 1012 TB thần kinh tập hợp thành não: trí thông minh, trạng thái tình cảm.

2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh:

- Hệ thống mở: Sinh vật không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường, chịu sự tác động của môi trường và góp phần làm biến đổi môi trường.

- Tự điều chỉnh: là cơ chế duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.

 

docx82 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4805 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn tập Sinh học 10 cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yền electron hô hấp.
- Dạng năng luợng được tạo ra cuối cùng là ATP.
- Bản chất của hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử. 
- Năng lượng được giải phóng dần qua các giai đoạn
Câu 2. Hô hấp tế bào có thể được chia thành mấy giai đoạn chính? Là những giai đoạn nào? Mỗi giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào diễn ra ở đâu?
 - Hô hấp tế bào có 3 giai đoạn chính: Đường phân chu trình Crep, chuỗi truyền electron hô hấp.
a. Đường phân:
- Vị trí: xảy ra trong bào tương.
b. Chu trình Crep:
- Vị trí: Chất nền ti thể 
c. Chuỗi truyền Electron hô hấp:
- Vị trí: màng trong ti thể 
Câu 3. Tại sao khi vận động quá sức ta thường thấy mỏi cơ?- Khi tập luyện quá sức, quá trình hô hấp ngoài (hít thở) không cung cấp đủ ôxi cho quá trình hô hấp tế bào, các tế bào cơ phải sử dụng quá trình lên men kị khí để tạo ra năng lượng ATP. Một sản phẩm của quá trình lên men kị khí này là axit lactic, chất này tích lũy trong tế bào dẫn đến hiện tượng đau mỏi cơ.
Câu 4. Phân biệt đường phân với chu trình Crep?
Đặc điểm
Đường phân
Chu trình Crep
Vị trí
Tế bào chất
Chất nền ty thể
Nguyên liệu
Glucozo, ATP, ADP, NAD+.
Axit piruvic, coenzimA, NAD+, FAD+, ADP.
Sản phẩm
Axit piruvic, NADH, ATP, ADP
CO2, NADH, FADH2, các chất hữu cơ trung gian.
Năng lượng
4 ATP – 2 ATP = 2ATP
2 ATP
Câu 5. Phân biệt chu trình crep và chuỗi chuyền electron hô hấp
Đặc điểm
Chu trình Crep
Chuỗi truyền Electron hô hấp
Vị trí
Chất nền ty thể
Màng trong ti thể
Nguyên liệu
Axit piruvic, coenzimA, NAD+, FAD+, ADP.
NADH, FADH. 
Sản phẩm
CO2, NADH, FADH2, các chất hữu cơ trung gian.
4 CO2, 2ATP, 6NADH, 2FADH, H2O, 34ATP
Diễn biến
Axêtyl-CoA CO2 + năng lượng
Electron từ NADH và FADH được truyền đến Oqua các phản ứng ôxi hóa khử.
Năng lượng
2 ATP
34ATP
Câu 6. Phân biệt 3 giai đoạn của quá trình hô hấp về: Vị trí xảy ra, nguyên liệu, sản phẩm tạo ra và năng lượng?
Đặc điểm
1. Đường phân:
2. Chu trình Crep:
3. Chuỗi truyền Electron hô hấp:
- Vị trí:
Xảy ra trong bào tương
Chất nền ti thể
màng trong ti thể
- Nguyên liệu:
Glucôzơ
2 A. Piruvic 2 Axêtyl-CoA + 2NADH
10NADH, 2 FADH. 
- Sản phẩm:
 2 phân tử axit Piruvic, 2 ATP, 2 NADH
4 CO2 , 2ATP, 6NADH, 2FADH
H2O, 34ATP
- Năng lượng
2 ATP
2ATP
34ATP
Số tiết của bài: 1
Tuần dạy: 18
Tiết chương trình: 18
Bài 17: QUANG HỢP
I. Khái niệm quang hợp: 
- Khái niệm: Là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản nhờ năng lượng ánh sáng với sự tham gia của hệ sắc tố. 
- Đối tượng: trong sinh giới chỉ có thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang hợp.
- Phương trình tổng quát:
CO2 + H2O + NLAS → (CH2O) + O2
II. Các pha của quá trình quang hợp: 
1. Pha sáng: 
- Khái niệm: pha sáng là giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP và NADPH, nên pha sáng còn được gọi là giai đoạn chuyển hóa năng lượng.
- Điều kiện: Cần ánh sáng.
- Nơi diễn ra: hạt grana.
- Nguyên liệu: NLAS, H2O, ADP, NADP+ .
- Diễn biến: NLAS được hấp thụ nhờ các sắc tố quang hợp, sau đó năng lượng được chuyển vào chuỗi chuyền electron quang hợp qua một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử, cuối cùng được chuyền đến ADP và NADP+ tạo thành ATP và NADPH.
Ôxi được tạo ra từ nước.
- Sản phẩm: ATP, NADPH, O2.
2. Pha tối:
- Khái niệm: là giai đoạn CO2 bị khử thành cacbohiđrat, nên còn được gọi là quá trình cố định CO2.
- Điều kiện: Không cần ánh sáng.
- Nơi diễn ra: Chất nền ( Stroma ).
- Nguyên liệu: ATP, NADPH, CO2.
- Diễn biến: CO2 + RiDP → Hợp chất 6C không bền → Hợp chất 3C bền vững → AlPG có 3C → cacbohiđrat.
- Sản phẩm: Đường Glucozo, sản phẩm hữu cơ khác.
ÔN TẬP
Câu 1. Quang hợp được thực hiện ở nhóm sinh vật nào?
- Đối tượng : trong sinh giới chỉ có thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang hợp.
Câu 2. Quang hợp thường được chia thành mấy pha
- Quang hợp thường được chia thành 2 pha: là những pha sang và pha tối.
Câu 3. Ôxi được sinh ra từ chất nào và trong pha nào của quá trình quang hợp?
- Ôxi được sinh ra từ nước và trong pha sáng của quá trình quang hợp.
Câu 4. Ở thực vật, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở đâu và tạo ra những sản phẩm gì để cung cấp cho pha tối?
- Khái niệm: pha sáng là giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP và NADPH, nên pha sáng còn được gọi là giai đoạn chuyển hóa năng lượng.
- Vị trí: xảy ra ở màng tilacôit.
- Nguyên liệu: NLAS, H2O, ADP, NADP+ . 
- Sản phẩm: ATP, NADPH, O2
- Sản phẩm cung cấp cho pha tối là: ATP, NADPH
Câu 5. Pha tối của quang hợp diễn ra ở đâu? Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là gì? Tại sao người ta lại gọi con đường C3 là chu trình?
- Khái niệm: là giai đoạn CO2 bị khử thành cacbohiđrat, nên còn được gọi là quá trình cố định CO2.
- Vị trí: xảy ra trong chất nền của lục lạp.
- Nguyên liệu: ATP, NADPH, CO2.
- Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là hợp chất 3C bền vững: APG
Người ta lại gọi con đường C3 là chu trình C3 vì sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là hợp chất 3C bền vững: APG có 3 nguyên tử C. 
Câu 6. So sánh đặc điểm khác nhau giữa hai quá trình quang hợp và hô hấp theo bảng sau:
Đặc điểm
Quang hợp
Hô hấp
Vị trí diễn ra
Lục lạp
Ty thể
Nguyên liệu
CO2, H2O, năng lượng ASMT
Cacbohydrat, O2
Sản phẩm
Cacbohydrat, O2
CO2, H2O, năng lượng
Thời gian
Ban ngày 
Ban đêm
Câu 7. Trình bày vai trò của cây xanh trong việc duy trì sự cân bằng O2 và CO2 khí quyển?
- Quá trình quang hợp tham gia vào chu trình cacbon của Trái Đất. 
- Nếu như hô hấp và đốt cháy tiêu tốn chất hữu cơ và ôxi của Trái Đất thì quang hợp lại tạo ra chất hữu cơ và ôxi của Trái Đất. 
- Nếu như hô hấp và đốt cháy sinh ra CO2 thì quang hợp lại tiêu thụ CO2. 
Như vậy quang hợp giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng O2 và CO2 khí quyển.
Câu 8. “Pha tối của quang hợp hoàn toàn không phụ thuộc vào pha sáng” – điều này đúng hay sai? Vì sao?
- Sai vì pha tối sẽ lấy năng lượng ATP và NADPH từ pha sáng để cố định CO2 thành cacbohydrat.
Câu 9. Trình bày mối liên hệ giữa pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp? - Pha sáng cung cấp năng lượng ATP và lực khử NADPH cho pha tối.- Pha tối cung cấp nguyên liệu đầu vào ADP và NADP+ cho pha sáng.
Số tiết của bài: 1
Tuần dạy:
Tiết chương trình:
Chương IV: PHÂN BÀO
Bài 18: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
I. Chu kì tế bào
- Khái niệm: Là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào.
- Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn: Kì trung gian ( thời kì giữa 2 lần phân bào) và quá trình nguyên phân. 
- Ví dụ: 1 TB người nuôi cấy trong ống nghiệm: chu kỳ TB là 24 giờ, kì trung gian là 23 giờ, nguyên phân 1 giờ.
- Kì trung gian: Chiếm thời gian dài nhất, là thời kì diễn ra các quá trình chuyển hóa vật chất... đặc biệt là quá trình nhân đôi của ADN. Được chia làm 3 pha:
+ Pha G1: Là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào. Vào cuối pha G1 có 1 điểm kiểm soát ( R ) nếu tế bào vượt qua được mới đi vào pha S và diễn ra quá trình nguyên phân.
+ Pha S: Ở pha này diễn ra sự nhân đôi ADN, NST, nhân đôi trung tử.
+ Pha G2: Tổng hợp những gì còn sót lại của quá trình phân bào: Diến ra sự tổng hợp protein histon, protein của thoi phân bào( tubulin...).
- Sau pha G2 sẽ diễn ra quá trình nguyên phân.
* Ý NGHĨA CUAT ĐIỀU HÒA CHU KÌ TB: 
- Chu kì TB được điều hòa rất chặt chẽ và tinh vi
- Việc điều hòa CKTB nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
- Nếu bị hư hỏng cơ thể bị lâm bệnh, ví dụ như TB ung thuwddax thoát khỏi sự điều hòa chu kỳ TB đã phân chia một cách liên tục tạo khối u.
II. Quá trình nguyên phân
- Là hình thức phân chia tế bào (sinh dưỡng và sinh dục sơ khai), xảy ra phổ biến ở các sinh vật nhân thực.
- Kết quả: 1 TB mẹ(2n) qua nghuyên phân cho 2 TB con (2n)
- Nguyên phân gồm 2 giai đoạn
1. Phân chia nhân: (phân chia vật chất di truyền): Gồm 4 kì:
- Kì đầu: 
+ NST kép bắt đầu co xoắn, 
+ Trung tử tiến về 2 cực của tế bào,
+ Thoi phân bào hình thành, 
+ Màng nhân và nhân con tiêu biến.
- Kì giữa : 
+ NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. 
+ NST có hình dạng và kích thước đặc trưng cho loài.
+ Thoi phân bào đính vào 2 phía của NST tại tâm động.
- Kì sau: Mỗi NST kép tách nhau ra ở tâm động, hình thành 2 NST đơn đi về 2 cực của tế bào.
- Kì cuối: NST dãn xoắn dần, màng nhân và nhân con xuất hiện, thoi phân bào biến mất.
2. Phân chia tế bào chất:
 Sau khi hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tế bào chất bắt đầu phân chia thành 2 tế bào con.
- Đối với TB động vật: phân chia TBC bằng cách thắt MSC tại MP xịch đạo từ ngoài vào trong.
- Đối với TB thực vật: phân chia TBC bằng cách tapoj thành TB tại MP xịch đạo từ trong ra ngoài.
3. Kết quả:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu ( 2n ) sau 1 lần nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ.
III. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:
* Lí luận:
- Với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản. Từ một tế bào mẹ qua nguyên phân tạo ra 2 tế bào con giống hệt nhau.- Với sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển, tái sinh các mô, cơ quan bị tổn thương.- Ở các các sinh vật sinh sản sinh dưỡng, nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ. Ứng dụng đặc điểm này trong nuôi cấy mô tế bào, giâm, chiết, ghép cành đạt hiệu quả.* Thực tiễn: Phương pháp giâm, chiết, ghép cành và nuôi cấy mô đều dựa trên cơ sở của quá trình nguyênphân.
ÔN TẬP
Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? - Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. 
- Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. 
- Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó 
+ pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; 
+ pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. 
+ Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bà

File đính kèm:

  • docxON TAP SINH HOC 10 CA NAM CHUAN.docx
Giáo án liên quan