Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác đội ở trường Tiểu học

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

 Trong công cuộc đổi mới công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, con người được đặt ở trung tâm chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.Trong đó, lớp thiếu niên nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân, những người chủ tương lai của đất nước. Hơn nữa, đứng trước những nhu cầu và sự phát triển đa dạng phong phú của thiếu nhi, đòi hỏi những người làm công tác chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng phải cố gắng, phấn đấu để thực sự trở thành những nhà giáo dục, có đầy đủ những kiến thức khoa học về công tác xây dựng Đội và phong trào thiếu nhi.

 Điều lệ Đội nêu rõ tính chất của Đội TNTP Hồ Chí Minh là: “Tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách” Nội dung này khẳng định thiếu nhi Việt Nam có một tổ chức đại diện cho mình và của mình, có tính quần chúng và tính cách mạng , đi theo con đường của Bác kính yêu và sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc.

 

doc10 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 24/02/2022 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác đội ở trường Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội. Việc giáo dục đội viên là nhiệm vụ chủ yếu, trực tiếp của tổ chức Đội. Muốn làm tốt nhiệm vụ của mình, người GV- TPT phải nắm vững một cách sâu sắc về Đội TNTP Hồ Chí Minh, về cơ sở khoa học, tâm ly lứa tuổi, và các hoạt động mang tính giáo dục của Đội. Ngoài ra phải biết tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động Đội trong phạm vi liên đội do mình phụ trách.
1.2. Cơ sở thực tiễn
 Hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi ở các trường TH hiện nay nhìn chung đã có sự quan tâm và đầu tư đúng mức song chất lượng mà hoạt động Đội mang lại thật sự chưa đạt hiệu quả cao so với nhu cầu phát triển của trẻ, theo tôi vì một số nguyên nhân sau:
- Phần lớn TPT Đội ở các trường TH đã được đào tạo cơ bản về kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội song họ còn thiếu về kinh nghiệm quản l ý và phương pháp tổ chức các hoạt động Đội. Trong quá trình tổ chức và chỉ đạo còn thụ động, rập khuôn, thiếu tính sáng tạo, thiếu sự phối hợp với các lực lượng ở trong và ngoài nhà trường.
- Một số giáo viên chủ nhiệm ở các trường chưa ý thức được trách nhiệm của mình với công tác Đội, cứ nghĩ việc tổ chức, điều hành các hoạt động Đội là của riêng GV - TPT Đội còn mình thì đứng ngoài cuộc. Chính vì vậy chất lượng hoạt động Đội của một số chi đội còn thấp.
- Một số trường còn xem nhẹ vai trò của hoạt động Đội đối với việc giáo dục toàn diện cho học sinh, chưa thực sự xem hoạt động Đội là một bộ phận hữu cơ trong hoạt động tổng thể của nhà trường. 
- Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động Đội của một số trường chưa có sự đầu tư, còn thiếu thốn như: Phòng Đội, trống, cờ, các loại sổ sách, tạp chí về nghiệp vụ và một số thiết bị khác phục vụ cho hoạt động Đội.
1.3. Khảo sát thực tế về Đội năm học 2012-2013
 * Kết quả đạt được: Ở cấp liên đội, qua kết quả tự kiểm tra có:
 - 12,5 Chi đội đạt chi đội Mạnh xuất sắc 
 - 30% Lớp đạt lớp nhi đồng chăm ngoan .
 - 30% Sao đạt danh hiệu Sao cháu ngoan Bác Hồ.
2. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN
2.1. Khảo sát đặc điểm, tình hình
 Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát cụ thể, toàn diện các đặc điểm của liên đội để nắm bắt những đặc điểm, tình hình của từng khối lớp, địa bàn sinh sống của học sinh...thông qua việc tiếp cận trò chuyện trực tiếp học sinh, với giáo viên chủ nhiệm, Ban đại diện cha mẹ học sinh để nắm bắt được những tâm tư, nguyện vọng, đề xuất cũng như những thuận lợi và khó khăn của từng khối lớp trước thềm năm học mới. Từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động sao cho phù hợp với tình hình đặc điểm của Liên đội. 
2.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động
 Sau khi khảo sát, nắm được đặc điểm tình hình của liên đội, tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động một cách cụ thể, phù hợp với đặc điểm cho từng khối lớp. Đồng thời, dựa vào đó để tôi xây dựng kế hoạch hoạt động chung cho toàn Liên đội, bám sát chương trình hoạt động của HĐĐ Huyện, chọn các nội dung hoạt động trọng tâm, phù hợp với từng đặc điểm, tình hình của Liên đội. Phân chia thời gian cụ thể cho từng hoạt động, theo chủ điểm từng tháng, từng tuần, sát với chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường.
 Sau khi xây dựng xong kế hoạch hoạt động của từng khối lớp và kế hoạch chung của toàn liên đội, tôi trình lên BGH nhà trường với HĐĐ xã để xin ý kiến chỉ đạo. Từ đó, có sự thống nhất giữa Liên đội, Nhà trường và HĐĐ xã trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động trên. Kế hoạch này được thảo luận trong Hội đồng sư phạm, Tổ chuyên môn, BCH liên đội và nó được lồng ghép vào bản phương hướng hoạt động của Liên đội trong năm học 2012 - 2013 được trình bày trước Đại hội Liên đội.
2.3. Xây dựng hệ thống tổ chức
 Tôi đã đề xuất với BGH trong việc xây dựng đội ngũ phụ trách chi đội, phụ trách nhi đồng, đảm bảo phối hợp có hiệu quả giữa công tác chủ nhiệm với công tác phụ trách Đội, phụ trách Nhi đồng. Tham mưu với BGH chọn cử những giáo viên có đầy đủ phẩm chất, năng lực, đặc biệt là sự nhiệt tình, tâm huyết với phong trào Đội để bố trí phụ trách các Chi đội. Sau khi đã biên chế xong các lớp, TPT lên kế hoạch chỉ đạo cho các Chi đội tiến hành Đại hội, bầu đại biểu đi dự Đại hội Liên đội. Thông qua Đại hội Liên đội để bầu ra BCH Liên đội gồm 7 em (mỗi chi đội 1 em), BCH Liên đội thực sự là những Đội viên ưu tú, nhiệt tình với phong trào Đội, năng nổ sáng tạo trong mọi hoạt động. Từ đó, lên kế hoạch để bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho đội ngũ Phụ trách chi đội và tổ chức tập huấn hướng dẫn cho đội ngũ BCH về mọi cộng việc và kĩ năng công tác Đội để làm sao các em có khả năng chủ động triển khai, hướng dẫn đội viên của chi đội mình hoạt động một cách có hiệu quả. Có thể nói đây là lực lượng nồng cốt để TPT triển khai việc tổ chức các hoạt động Đội trong năm, kết quả thành công hay thất bại phần lớn phụ thuộc vào lực lượng cán bộ này.
 Riêng đối với phụ trách sao, tôi đã phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để lựa chọn những em ở các lớp 4, 5 có khả năng điều hành tốt việc sinh hoạt sao. Từ đó, bồi dưỡng các em về quy trình sinh hoạt sao nhi đồng, các kĩ năng hoạt động, tập múa, dạy hát, hướng dẫn trò chơi vv... Làm thế nào để các em thấy thích thú công việc mình đang làm và hoàn thành tốt công việc được giao. 
 Mục tiêu của việc xây dựng hệ thống tổ chức nhằm hình thành một đội ngũ cán bộ có đủ tâm huyết, có năng lực tổ chức các hoạt động Đội từ giáo viên phụ trách các chi đội đến BCH Liên - Chi đội. Đó phải là một ê kíp (theo nghĩa tích cực) hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết thân ái, có tinh thần hợp tác, cộng đồng trách nhiệm vì phong trào chung của toàn liên đội.
2.4.Tổ chức thực hiện
 Sau khi đã xây dựng xong kế hoạch, tôi đã chủ động phối hợp với các tổ chức đoàn thể để tiến hành thực hiện các kế hoạch đề ra.
 Để có sự thống nhất trong một số họat động trong toàn liên đội, tôi đã quy định thời gian cụ thể cho từng hoạt động như đọc báo Đội, truy bài, thể dục, múa hát, sinh hoạt sao vv... Bên cạnh đó, thành lập các Đội cờ đỏ để theo dõi và kiểm tra các hoạt động của các chi đội, các lớp nhi đồng.
 Nhằm tạo sự thi đua giữa các lớp trong việc học tập và tham gia các hoạt động Đội, liên đội đã in lá cờ thi đua, lớp dẫn đầu trong tuần sẽ được nhận cờ thi đua và được tuyên dương trước cờ vào sáng thứ 2, được tuyên dương trong mục “Người tốt việc tốt” qua chương trình phát thanh măng non của liên đội. Chính vì vậy đã tạo được phong trào thi đua học tập sôi nổi giữa các chi đội với nhau. Ngoài ra, liên đội mà đứng đầu là TPT phải chủ động với Ban đại diện cha mẹ học sinh, tranh thủ sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần để tổ chức các hoạt động Đội mang tính quy mô trong toàn liên đội: Như tổ chức văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Hội khỏe Phù Đổng cấp trường nhân dịp 22/12, thi an toàn giao thông, Trò chơi dân gian, Nghi thức đội viên vào dịp 26/3. 
 Thông qua các hội thi đã tạo ra được các sân chơi lành mạnh cho các em “Học mà chơi - Chơi mà học” gây dựng được phong trào TDTT, VHVN trong trường học, đồng thời thông qua các hội thi để phát hiện và tuyển chọn những em có năng khiếu ở các môn, từ đó tiến hành luyện tập và cho các em tham gia các hội thi do cấp trên tổ chức.
 Song song với việc xây dựng các phong trào bề nổi, liên đội đã chú trọng đẩy mạnh phong trào thi đua học tập và rèn luyện, vì đây chính là hoạt động trọng tâm của liên đội, bằng các hình thức: Gắn với chủ điểm của từng tháng trở thành phong trào xuyên suốt trong năm học như phong trào: “ Bông hoa điểm 10 dâng tặng Thầy cô” Nhân dịp 20/11. “Bắn trúng vòng 10” Nhân dịp 22/12. Làm biểu đồ thi đua với tiêu đề “Hành trình về thăm quê Bác” Từ 03/02 đến 19/5. Bên cạnh đó, Liên đội đã xây dựng được các mô hình học tập như “ Đôi bạn cùng tiến”, “ Đôi bạn điểm 10”. Phong trào “Giúp bạn vượt khó”vv... 
2.5. Công tác kiểm tra, đánh giá
 Để đánh giá một cách khách quan và thực các phong trào thi đua, kết quả hoạt động của từng chi đội, hàng tháng BCH liên đội kết hợp với Đội cờ đỏ, Ban hoạt động ngoài giờ tiến hành kiểm tra thường xuyên và định kỳ(lưu ý các đợt thi đua phải có tiêu chí cụ thể). Công tác kiểm tra tiến hành một cách công bằng, đánh giá thẳng thắn những việc làm tốt và những mặt còn tồn tại của từng chi đội, đồng thời mạnh dạn chỉ ra những vấn đề còn tồn tại của từng khối lớp để từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể và phù hợp . Thông qua việc kiểm tra, liên đội tiến hành xếp loại thi đua hàng tháng, từng đợt thi đua cho các lớp. Đồng thời, TPT Đội cùng với BCH Liên đội cũng tiến hành kiểm điểm, đúc rút kinh nghiệm kịp thời trong các công tác chỉ đạo thực hiện và định hướng cho các hoạt động tiếp theo.
 Sau mỗi hội thi hoặc mỗi lần kiểm tra, liên đội cùng với Ban hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường tiến hành tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời cho các cá nhân, tập thể đạt thành tích cao nhằm động viên và khuyến khích các em. Từ đó thúc đẩy phong trào chung của toàn liên đội.
 (Lưu ý: Các đợt thi đua đều có nội dung và tiêu chí cụ thể, phù hợp với mỗi chủ điểm).
2.6. Công tác phối kết hợp với các lực lượng ngoài trường học
 Đây là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong công tác xây dựng Đội vững mạnh, nhằm để thu hút được các lực lượng cùng tham gia vào công tác chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Đồng thời việc giáo dục thiếu niên, nhi đồng phải tiến hành một cách đồng bộ, đúng hướng và mang tính thống nhất thông qua các hoạt động Đội. Tôi đã trực tiếp trao đổi với HĐĐ xã và đặc biệt ở các Chi đoàn ở nông thôn, với Ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể khác để triển khai các hoạt động Đội trên địa bàn dân cư có hiệu quả. Nhất là vào dịp hè, tổ chức tốt bàn giao HS về sinh hoạt hè tại địa phương. Nhằm giúp cho các hoạt động trên địa bàn dân cư có hiệu quả tôi đã trực tiếp tập huấn cho các anh chị đoàn viên thanh niên một số kĩ năng hoạt động như cách tổ chức trò chơi, các bài múa hát về thiếu nhi vv...và một số hình thức hoạt động khác để các em được tham gia sinh hoạt và vui chơi ngoài giờ lên lớp nhằm tạo cho các em có môi trường vui chơi lành mạnh và bổ ích. Đồng thời lấy lực lượng đoàn viên thanh niên l

File đính kèm:

  • docmot_so_giai_phap_co_ban_nham_nang_cao_chat_luong_cong_tac_do.doc
Giáo án liên quan