Một Số Đề Thi Học Sinh Giỏi Hoá 8

đề Bài

Đề I

(Thời gian làm bài: 150 phút)

 

Bài 1 : Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

 Để có dung dịch NaOH nồng độ 0,5M một học sinh làm như sau:

 A) Cân 20 g NaOH cho vào 980 g nước.

 B) Cân 20 g NaOH cho vào bình định mức dung tích 1 lít, hòa tan NaOH rồi thêm nước cho đủ 1 lít.

 C) Cân 20 g NaOH cho vào 1 lít nước.

 D) Cả 3 cách làm trên đều được.

Bài 2 : Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

 Trên 2 đĩa cân A và B, đĩa cân A để 1 cốc thủy tinh đựng dung dịch NaOH, đĩa cân B để 1 cốc thủy tinh đựng dung dịch NaCl. Điều chỉnh cho cân thăng bằng rồi tiến hành thí nghiệm như sau:

 + Cho vào cốc ở đĩa cân A 5 g dung dịch CuSO4, xảy ra phản ứng :

 CuSO4 (dd) + 2NaOH (dd) Na2SO4 (dd) + Cu(OH)2 (r)

 + Cho vào cốc ở đĩa cân B 5 g dung dịch AgNO3 xảy ra phản ứng :

 NaCl (dd) + AgNO3 (dd) NaNO3 (dd) + AgCl (r)

 Hiện tượng xảy ra là :

 A) Cân lệch về phía đĩa A.

 B) Cân lệch về phía đĩa B.

 C) Cân vẫn thăng bằng.

 

doc10 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một Số Đề Thi Học Sinh Giỏi Hoá 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
muối tương ứng rồi gọi tên.
Bài 6 : Dẫn hỗn hợp A gồm 2 khí H2 và CO có tỉ khối so với khí H2 là 9,66 qua ống đựng Fe2O3 dư nung nóng. Kết thúc phản ứng thu được 16,8 g Fe. Tính thể tích hỗn hợp A (đktc) đã tham gia phản ứng.
Bài 7 : Cho 1,3 g Zn vào 200 ml dung dịch HCl 0,3M có khối lượng riêng 1,1 g/ml. 
	1. Viết phương trình hoá học.
	2. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.
Đề II
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Bài 1 : 1. Lựa chọn câu đúng, câu sai trong các câu sau :
A) Nguyên tử trung hoà điện là do hạt nhân nguyên tử có số hạt proton bằng số hạt nơtron.
B) Số hạt electron trong 1 phân tử Na2O là 30.
C) Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân.
D) 1 mol khí oxi có khối lượng 16 g.
E) Phân tử khối của H2SO4 là 98 g.
	2. Chọn các thí dụ ở cột (II) cho phù hợp với các khái niệm ở cột (I).
Khái niệm(I)
Thí dụ (II)
A) Hợp chất
1) H2SO4 ; O2 ; Fe ; K
B) Đơn chất
2) Nước muối ; nước đường
C) Phân tử
3) Ag ; Na2O ; Cl ; Pb
D) Nguyên tử
4) Mg ; C ; Si ; Cu
E) Hỗn hợp
5) NaOH ; CaCO3 ; H2O ; CH4
6) Zn ; S ; N ; Na
7) Nước cất; khí oxi 
 Bài 2 : 1. Trong công nghiệp sản xuất axit HCl gồm các công đoạn sau :
Làm bay hơi nước được dd bão hoà
Hoà tan muối ăn 
vào nước
Lọc tạp chất
 (A) (B)	 (C)
Hoà tan khí HCl vào nước được 
dd HCl
Cho Cl2 tác dụng với H2 thu được khí HCl
Điện phân dd bão hoà thu được H2 và Cl2
 (G) (E) (D)
	Hãy cho biết trong các công đoạn trên, công đoạn nào là sự biến đổi vật lí, công đoạn nào là sự biến đổi hoá học?
 2. Hãy lập các phương trình hoá học theo sơ đồ sau :
	 KNO3 	 KNO2 	+ O2 
	Al 	+ H2SO4 	 Al2(SO4)3 + H2
	C 	+ Fe3O4 	 Fe 	+ CO2
	CaO 	+ P2O5 	 Ca3(PO4)2
	Al 	+ Fe2O3 	 Al2O3 	+ Fe 
	CH4 	+ Cl2	 CH3Cl 	+ HCl 
	Phản ứng nào là:
	+ Phản ứng phân huỷ ?
	+ Phản ứng hoá hợp ?
	+ Phản ứng thế ?
	+ Phản ứng oxi hoá - khử ? Chỉ rõ chất khử, chất oxi hoá.
Bài 3 : 	1. Có hai học sinh A và B. Nhìn khối cát to như một quả đồi, ước lượng thể tích A nói : “khối cát khoảng 12 triệu m3”, B bảo : “khối cát chỉ khoảng 0,1 mol " hạt cát" ”. Theo em, ai ước lượng khối cát lớn hơn ? và lớn hơn bao nhiêu lần ? Cho rằng khối lượng riêng của cát là 2 g/cm3 và 1 hạt cát có khối lượng g .
	2. Nung m g đá vôi, sau một thời gian giải phóng ra 2,24 lít khí CO2 (đktc). Lượng chất rắn còn lại cho vào 56,6 g nước được hỗn hợp (X) . Hoà tan hoàn toàn (X) bằng 100 gam dung dịch HCl thấy thoát ra 1,12 lít (đktc) khí CO2. Dung dịch còn lại có khối lượng 300 gam.
	Tìm m.
	3. Chất rắn A màu xanh có thành phần Cu, S, O, H, trong đó nguyên tố oxi chiếm 57,6%. Đun nóng 50 g A thu được chất rắn B màu trắng có thành phần Cu, S, O và giải phóng 18 g H2O. Khối lượng S trong B bằng 1/2 khối lượng Cu. Một phân tử A có chứa 5 phân tử H2O. Xác định công thức của A, B.
 Bài 4 : Để khử m g Fe2O3 thành Fe cần 13,44 lít (đktc) hỗn hợp khí CO và H2. 
1. Viết các phương trình hoá học.
2. Tính m và % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.
Cho tỉ khối của hỗn hợp khí so với khí C2H6 bằng 0,5. 
Bài 5 :	Khử hoàn toàn m g Fe2O3 ở nhiệt độ cao bằng khí CO, lượng Fe thu được sau phản ứng cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit HCl, sau phản ứng thu được dung dịch FeCl2 và khí H2 . Nếu dùng lượng khí H2 vừa thu được để khử oxit của một kim loại hoá trị 2 thành kim loại thì khối lượng oxit bị khử cũng bằng m g. 
	1. Viết các phương trình hoá học.
	2. Tìm công thức của oxit.
Đề III
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Bài 1 :
1. Cho các hiện tượng :
a) Rượu nhạt lên men thành giấm
b) Tấm tôn gò thành chiếc thùng
c) Muối ăn hoà tan trong nước thành dung dịch muối ăn.
d) Nung đá vôi thành vôi sống
e) Tôi vôi.
	Hiện tượng hoá học là :
	A) a, b, c, ;	B) b, c, d ;	C) c, d, e, ;	D) a, d, e.
	Chọn câu đúng.
	2. Hãy chỉ rõ các câu đúng, câu sai trong các câu sau :
	A) Số nguyên tử Fe trong 2,8 gam Fe nhiều hơn số nguyên tử Mg có trong 1,4 gam Mg.
	B) Dung dịch muối ăn là một hỗn hợp.
	C) 0,5 mol O có khối lượng 8 gam.
	D) 1 nguyên tử Ca có khối lượng 40 gam.
Bài 2 :
	1. Cho hoá trị của các nguyên tố và các gốc axit như sau :
	a) Hãy viết công thức hoá học các chất có thành phần :
	– Gồm K với: Cl ; SO4 ; PO4
	– Gồm Al với : S ; CO3 ; PO4
	– Gồm H với : N ; C ; SO4
	– Gồm Mg với : CO3 ; SO4 ; PO4
	b) Xác định hoá trị của N trong các hợp chất sau : NH3 ; NO2 ; NxOy.
	2. Tìm số phân tử H2O để có khối lượng bằng khối lượng của 0,25 mol Mg.
Bài 3 : 	1. Đá vôi được phân huỷ theo phương trình hoá học sau:
	 CaCO3 CaO + CO2
	Sau một thời gian nung thấy khối lượng chất rắn ban đầu giảm 22 %. Biết khối lượng đá vôi ban đầu là 50 gam, tính khối lượng đá vôi đã bị phân huỷ.
	2. Có một chiếc ca làm bằng kim loại nhôm, làm thế nào xác định được số nguyên tử Al có trong chiếc ca nhôm ? (nêu cách làm và cho biểu thức tính) . Biết trong phòng thí nghiệm có dụng cụ để xác định khối lượng và thể tích.
Bài 4 : Trên 2 đĩa cân để 2 cốc đựng dung dịch HCl và H2SO4 cân ở vị trí thăng bằng.
– Cho vào cốc đựng dung dịch HCl 25 g CaCO3.
– Cho vào cốc đựng dung dịch H2SO4 a g Al.
Sau một thời gian cân vẫn ở vị trí thăng bằng. Tính a, biết có các phản ứng sau xảy ra:
	CaCO3 	+ HCl CaCl2 + CO2 + H2O
	2Al 	+ 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2
Bài 5 : 1. Tìm công thức của muối vô cơ X có thành phần như sau :
46,94% natri ; 24,49% cacbon ; 28,57% nitơ về khối lượng.
2. Một khoáng vật chứa 31% silic ; 53,6% oxi còn lại là nhôm và beri. Xác định công thức của khoáng vật. Biết Be có hoá trị 2.
 ( Học sinh được sử dụng bảng HTTH để xác định nguyên tử khối.)
Hướng Dẫn Giải
Đề I
Bài 1 : (0,5 điểm). Câu đúng: B.
Bài 2 : ( 0,5 điểm). Câu đúng: C.
Bài 3 : ( 0,5 điểm). Câu đúng là D.
Bài 4 : ( 0,5 điểm). Câu đúng là A. và C.
Bài 5: ( 2,0 điểm)
	Al(OH)3 : nhôm hiđroxit ; Al(NO3)3 : Nhôm nitrat ; Al(HCO3)3: 
Nhôm hiđrocacbonat ; Al2(SO4)3 : Nhôm sunfat ; AlPO4 : Nhôm photphat.	 	(0,5 điểm)
	Fe(OH)3 : sắt (III) hiđroxit ; Fe(NO3)3 : sắt (III) nitrat ; Fe(HCO3)3 : sắt (III) hiđrocacbonat ; Fe2(SO4)3 : sắt (III) sunfat ; FePO4 : sắt (III) photphat. 	0,5 điểm)
 	 Fe(OH)2 : sắt (II) hiđroxit ; Fe(NO3)2 : sắt (II) nitrat ; Fe(HCO3)2 : 
sắt (II) hiđrocacbonat ; FeSO4 : sắt (II) sunfat ; Fe3(PO4)2 : sắt (II) photphat. 
	 (0,5 điểm)
 	Cu(OH)2 : đồng hiđroxit ; Cu(NO3)2 : đồng nitrat ; Cu(HCO3)2 : 
Đồng hiđrocacbonat ; CuSO4 : đồng sunfat ; Cu3(PO4)2 : đồng photphat. 
	(0,5 điểm) 
Bài 6 : ( 3,0 điểm)
	Gọi số mol H2 trong hỗn hợp A là x, số mol CO là y. Ta có:
	 => 	 	(1,0 điểm)
	Phương trình hoá học :
	3H2 + Fe2O3 2Fe +3H2O 	(1) 	(0,25 điểm)
	3CO + Fe2O3 2Fe + 3CO2 	(2)	(0,25 điểm)
	Gọi số mol H2 tham gia phản ứng là a mol thì số mol CO tham gia 
phản ứng là 2a.
	Theo phương trình hoá học (1), số mol Fe tạo thành sau phản ứng : .
 	(0,25 điểm) 
	Theo phương trình hoá học (2), số mol Fe tạo thành sau phản ứng : . 
 	(0,25 điểm)
	Số mol Fe tạo thành do 2 phản ứng : + = 2a = => a = 0,15 
	(0,5 điểm)
 Vậy thể tích hỗn hợp A (đktc) là: (0,15 + 0,3) . 22,4 = 10,08 (lít) 	(0,5 điểm)
Bài 7 : (3,0 điểm)
	1. Phương trình hoá học:
	Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 (0,5 điểm)
	2. Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng:
	Theo phương trình: số mol HCl = 2 số mol Zn 
	 	(0,25 điểm) 
	Số mol ZnCl2 = số mol Zn = 0,02 mol
 Số mol H2 = số mol Zn = 0,02 mol 	(0,25 điểm)
 	– Khối lượng HCl dư sau phản ứng: (0,3.0,2 – 0,04). 36,5 = 0,73 (g)
 	(0,125 điểm)
	– Khối lượng ZnCl2 = 0,02.136 = 2,72 (g) 	(0,125 điểm)
	– Khối lượng H2 = 0,02. 2= 0,04 (g) 	 	(0,25 điểm)
	– Khối lượng dung dịch sau phản ứng: 1,3 + 200.1,1 – 0,04 =221,26 (g)
 	 	(0,25 điểm)
	– Nồng độ % các chất :
	– Nồng độ % HCl : C% = 	(0,5 điểm)
	– Nồng độ % ZnCl2 : C% = 	 (0,5 điểm)
Đề II
Bài 1 : ( 3,5 điểm)
	1.(1.0 điểm)
	Câu đúng : B. ; C.
	Câu sai: A. ; D.
	2. (2,5 điểm) 
Cột (I)
Cột (II)
A)
5)
B)
4)
C)
1) ; 4) ; 5) ; 7)
D)
4) và 6)
E)
2)
Bài 2 : ( 4.5 điểm)
	1. (1.5 điểm)
	+ Các công đoạn biến đổi vật lí: (A) ; (B) ; (C) ; (G).
	+ Các công đoạn biến đổi hoá học: (D) ; (E) .
	2.( 3.0 điểm)
	2KNO3 	 2KNO2 + O2 	( phản ứng phân huỷ)
	2Al + 3H2SO4 	 Al2(SO4)3 + 3H2	(phản ứng thế)
	2C + Fe3O4 3Fe + 2CO2	 	(phản ứng oxi hoá - khử) 
	(C là chất khử, Fe3O4 là chất oxi hoá)
	3CaO + P2O5 	 Ca3(PO4)2	(phản ứng hoá hợp)
	2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe 	(phản ứng hoá - khử) 
	(Al là chất khử, Fe2O3 là chất oxi hoá)
	CH4 + Cl2 	 CH3Cl + HCl 	(phản ứng thế)
Bài 3 : ( 5.0 điểm )
1.( 1.5 điểm)
+ Theo B : 0,1 mol " hạt cát " có số hạt cát: 6.1023. 0,1 = 6.1022 hạt cát .
Khối lượng của 6.1022 hạt cát là : (g) = 6.1012 (tấn).
Thể tích khối cát : m3 = 3.1012 m3.
+ Theo A thể tích khối cát 12.106 m3.
Vậy khối cát B nói lớn hơn khối cát A nói : = 2,5.105 = 250.000 (lần).
	2.( 1.5 điểm)
	Theo định luật bảo toàn khối lượng:
	m – + 56,6 + 100 – 44 = 300
	m – 4,4 + 156,6 – 2,2 = 300
	m = 150 (g)
	3. ( 2,0 điểm)
 	Số mol A: => khối lượng mol A : 250 (g). 
Trong 1 mol A có :
Khối lượng oxi : 0,576.250 = 144 (g).
Khối lượng H = 10 (g).
Khối lượng S = (250 – 144 – 10): 3 = 32 (g).
	Khối lượng Cu = 64 (g).
	Trong 1 phân tử A có : 1 nguyên tử Cu, 1 nguyên tử S , 5 phân tử H2O và 4 nguyên tử O.
	Công thức của A: CuSO4.5H2O ; B: CuSO4
Bài 4 : ( 4.0 điểm)
	1.(1.0 điểm)
	Các phương trình hoá học:
	3CO + Fe2O3 2Fe + 3CO2	(1)
	3H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O	(2)
	2. ( 3.0 điểm)
	Gọi số mol CO trong hỗn hợp là a ; số mol H2 là b
	a+b == 0,6 (mol)
	Vì tỉ khối của hỗn hợp so với khí C2H6 là 0,5 nên :
	28a + 2b = 30.0,5.0,6 = 9
	Giải được a = 0,3 (mol) ; b = 0,3 (mol).
 	= = 50%
	Theo pthh (1) ; (2) : số mol Fe2O3 = 1/3 số mol hỗn hợp = 0,2 mol. 
 	=> Khối lượng của Fe2O3 = 0,2.160 = 32 (g).
Bài 5 : (3.0 điểm)
	1. Các phương trình hoá học:
	Fe2O3 	+ 3CO 	 2Fe + 3CO2	(1)
	Fe 	+ 2HCl FeCl2 + H2 	(2)
	H2 	+ MO 	 M + H2O	(3)	
	( M: là kim loại hoá trị 2)
	2. Tìm công thức oxit:
	Theo các phương trình (1) ; (2) ; (3) nếu số mol Fe2O3 bị khử là a mol thì:
 	Số mol MO = số mol H2 = số mol Fe = 2.số mol Fe2O3 = 2a mol. Vì khối lượng 2 oxit bị khử bằng nhau nên : 160a = 2a(M+16) => M =

File đính kèm:

  • docDe hoc sinh gioi.doc