Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học Khoa học Lớp 4 đạt kết quả cao

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:

 Ngay từ khi mới biết nhận thức, thế giới xung quanh luôn là điều mà con người khát khao tìm hiểu. Ở tiểu học các kiến thức về tự nhiên, xã hội và con người; sự vận động và phát triển và mối quan hệ giữa chúng được trình bày một cách đơn giản, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh trong môn khoa học.

 Việc dạy môn khoa học không chỉ nhằm tích luỹ kiến thức đơn thuần mà còn nhằm dạy cho học sinh tập làm quen với cách tư duy chặt chẽ mang tính khoa học, hình thành cho học sinh những năng lực cần thiết để thích ứng với thực tế cuộc sống và tiếp tục học tập sau này. Chính vì vậy, khoa học là môn học quan trọng trong nhà trường.

 Bên cạnh đó, quá trình hội nhập của Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi nền giáo dục nước nhà phải có những đổi mới trong mục tiêu và nội dung dạy học. Sự đổi mới này đòi hỏi phải có những đổi mới về phương pháp dạy học. Theo định hướng đó, phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích tực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp đặc điểm của từng lớp học, môn học.

 + Môn Khoa học ở các lớp 4 được xây dựng trên cơ sở tiếp những kiến thức về tự nhiên của các môn tự nhiên và xã hội các lớp 1, 2, 3. Nội dung chương trình được cấu trúc đồng tâm, mở rộng và nâng cao theo 3 chủ đề (ở lớp 5 còn có chủ đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên):

 + Con người và sức khoẻ.

 + Vật chất và năng lượng.

 + Thực vật và động vật.

 

doc19 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học Khoa học Lớp 4 đạt kết quả cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lưu ý học sinh ghi chép vật liệu thí nghiệm, cách bố trí và thực hiện thí nghiệm ( mô tả bằng lời vẽ sơ đồ), ghi chú lại kết quả thực hiện thí nghiệm, kết luận sau thí nghiệm vào vở thực hành. Phần ghi chép này giáo viên để học sinh ghi chép tự do, không nên gò bó và có khuôn mẫu quy định, nhất là đối với những lớp mới làm quen với phương pháp BTNB. Đối với các thí nghiệm phức tạp và nếu có điều kiện, giáo viên nên thiết kế một mẫu sẵn để học sinh điền kết quả thí nghiệm, vật liệu thí nghiệm. Ví dụ như các thí nghiệm phải ghi số liệu theo thời gian, lặp lại thí nghiệm ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau...
	Khi học sinh làm thí nghiệm, giáo viên bao quát lớp, quan sát từng nhóm.
Nếu thấy nhóm hoặc học sinh nào làm sai theo yêu cầu thì giáo viên chỉ nhắc nhỏ trong nhóm đó hoặc nhắc riêng học sinh đó, không nên thông báo lớn tiếng chung cho cả lớp vì làm như vậy sẽ phân tán tư tưởng và ảnh hưởng đến công việc của các khối học sinh khác. 
	Giáo viên chú ý yêu cầu học sinh thực hiện độc lập các thí nghiệm trong trường hợp các thí nghiệm được thực hiện theo từng cá nhân. Nếu thực hiện theo nhóm để tránh việc học sinh nhìn và làm theo cách của nhau, thụ động trong suy nghĩ và cũng tiện lợi cho các giáo viên phát hiện các nhóm hay các cá nhân xuất sắc trong thực hiện thí nghiệm nghiên cứu, đặt biệt là các thí nghiệm được thực hiện với các dụng cụ, vật liệu thí nghiệm giống nhau nhưng nếu bố trí thí nghiệm không hợp lý sẽ không thu được kết quả thí nghiệm như ý.
	 Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
Sau khi thực hiện thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu, các câu trả lời dần dần được giải quyết, các giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức được hình thành, tuy nhiên vẫn chưa có hệ thống hoặc chưa chuẩn xác một cách khoa học. 
Giáo viên có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để học sinh ghi vào vở coi như là kiến thức của bài học. Trước khi kết luận chung, giáo viên yêu cầu một vài ý kiến của học sinh cho kết luận sau khi thực nghiệm (rút ra kiến thức của bài học). Giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng cách cho học sinh nhìn lại, đối chiếu lại với các ý kiến ban đầu (quan niệm ban đầu) trước khi học kiến thức. Như vậy từ những quan niệm ban đầu sai lệch, sau quá trình thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, chính học sinh tự phát hiện ra mình sai hay đúng mà không phải do giáo viên nhận xét một cách áp đặt. Chính học sinh tự phát hiện những sai lệch trong nhận thức và tự sửa chữa, thay đổi một cách chủ động. Những thay đổi sẽ giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn, khắc sâu kiến thức. 
	Nếu có điều kiện, giáo viên có thể in sẵn tờ rời tóm tắt kiến thức của bài học để phát cho học sinh dán vào vở thực hành hoặc tập hợp thành một tập riêng để tránh mất thời gian ghi chép. Đối với các lớp 4, 5 ở tiểu học và trung học cơ sở thì giáo viên nên tập làm quan cho các em tự ghi chép, chỉ in tờ rời nếu kiến thức phức tạp và dài.
Ở lớp 4, phần vô cơ được thể hiện qua chủ đề “Vật chất và năng lượng”. Nội dung này được thể hiện nhiều là qua các thí nghiệm, vì vậy khi giảng dạy, giáo viên cần đặc biệt quan tâm đến phương pháp bàn tay nặn bột để học sinh được làm thí nghiệm, từ đó chiếm lĩnh kiến thức.
 Phương pháp bàn tay năn bột chủ yếu sử dụng thí nghiệm, nghiên cứu, tìm tòi đã có tác dụng :
+ Giúp học sinh đi sâu vào tìm hiểu bản chất các sự vật, hiện tượng, sự vật tự nhiên.
+ Phương pháp bàn tay nặn bột có sử dụng phương pháp thí nghiệm, tìm tòi, nghiên cứu... như “nguồn” dẫn học sinh đi tìm tri thức mới, vì thế các em sẽ hiểu sâu nhớ lâu.
+Rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng: đặt thí nghiệm , lắp ráp dụng cụ thí nghiệm, quan sát diễn biến thí nghiệm, ... 
 * Ví dụ bài 21: Ba thể của nước.
 Áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào hoạt động 1 và 2. (Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyến sang thể khí và ngược lại; nước từ thể lỏng chuyển sang thể rắn và ngược lại)
 + Bước 1: GV yêu cầu HS lấy ví dụ về nước ở thể lỏng.
 - HS trả lời: nước mưa, nước suối, nước sông, nước ao...
 - GV: Vậy ngoài thể lỏng, nước còn tồn tại ở những thể nào?
 + Bước 2: GV yêu cầu HS đưa ra những dự đoán của mình về các thể còn lại của nước.
 - HS làm việc theo nhóm 4, nêu những dự đoán của cá nhân, nhóm trưởng tổng hợp kết quả vào bảng phụ.
 - Các nhóm treo dự đoán của nhóm mình lên bảng.
 - Lần lượt từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình
 -Các dự đoán đó là:
 1. Nước còn tồn tại ở thể hơi.
 2. Nước còn tồn tại ở thể rắn.
 3. Nước có thể bay hơi thành hơi nước.
 4. Hơi nước đọng lại thành nước ở thể lỏng.
 5. Hơi nước có thể đông lại thành thể rắn.
 6. Nước ở thể rắn nóng chảy hành nước ở thể lỏng.
 - GV cho HS nhận xét phần giống nhau của các nhóm. GV gạch chân phần khác nhau.
 + Bước 3: GV yêu cầu HS đưa ra những câu hỏi thắc mắc từ những dự đoán của nhóm mình.
 - HS đưa ra câu hỏi thắc mắc.
 - GV ghi bảng những thắc mắc:
 1. Khi nò thì nuowcs ở thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại.
 2. Khi nào thì nước ở thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại.
 3. Nước ở ba thể lỏng, rắn, khí có những điểm nào giống và khác nhau.
 - GV: Để trả lời cho những thắc mắc này, các em hãy suy nghĩ để tìm ra phương án giải quyết.
 - HS: Ta phải làm thí nghiệm và quan sát tranh.
 - Để làm thí nghiệm ta cần có những gì? Quan sát những gì?
 - GV chốt lại phương án thực nghiệm là quan sát và thực hành.
 + Bước 4: Các nhóm làm thí nghiệm, quan sát viết kết quả thí nghiệm và kết quả quan sát vào bảng phụ.
 Thí nghiệm / Quan sát hình
 Kết quả
1. Cho nước nóng vào cốc.
2. Úp đĩa lên cốc.
3.Quan sát hình 4.
4. Quan sát hình 5
- Hơi nước bay lên
- Hơi nước đọng lại thành những giọt nước
 - Nước trong khay đông đặc thành nước đá.
- Nước đá tan ra thành nước ở thể lỏng.
Các nhóm treo kết quả của nhóm mình .
 + Bước 5: GV: Qua phần làm thí nghiệm và kết luận của các bạn khi cho nước nóng vào trong cốc thì nước có bay hơi thành hơi nước không? => có.
Úp đĩa vào cốc nước nóng, hơi nước có đọng lại thành giọt nước ở thể lỏng không? => có.
Quan sát hình 4 thì khay nước ở thể lỏng sau khi cho vào ngăn làm đá nước ở thể lỏng đã chuyển sang thể nào? => thể rắn.
Khi để khay nước đá ở ngoài tủ lạnh, hiện tượng gì xảy ra? => nước đá tan ra thành nước ở thể lỏng.
GV: Qua phần làm thí nghiệm em rút ra kết luận gì?
HS kết luận: Nước có thể tồn tại ở thể lỏng, thể hơi hoặc thể rắn. Nước ở thể lỏng bay hơi thành nước ở thể khí, nước ở thể hơi ngưng tụ thành nước ở thể lỏng. Nước ở thể lỏng đông đặc thành nước ở rắn và nước ở thể rắn nóng chảy thành nước ở thể lỏng.
GV nhận xét và giới thiệu thêm: Giống như nước ở thể lỏng thì nước ở thể khí cũng không có hình dạng nhất định. Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định. Thể hơi của nước còn gọi là thể khí.
Học sinh đối chiếu kết quả với dự đoán ban đầu.
GV chốt lại, HS nhắc lại.
GV ghi bảng kết luận: Nước có thể tồn tại ở thể lỏng, thể khí (hơi) và thể rắn. Nước ở thể lỏng và thể khí hông có hình dạng nhất định. Nước ở thể rắn (nước đá) có hình dạng nhất định.
2 HS đọc kết luận trên bảng.
* Để dạy học theo phương pháp thí nghiệm thông thường cần tuân theo các bước sau:
- Xác định mục đích của thí nghiệm:
+ Các thí nghiệm trong chương trình khoa học 4 có thể phân thành 3 loại chính:
Loại nghiên cứu mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả.
Loại nghiên cứu điều kiện (cái này là điều kiện của cái kia hoặc hiện tượng kia).
Loại nghiên cứu tính chất của một vật.
- Vạch kế hoạch tiến hành thí nghiệm:
+ Liệt kê những dụng cụ thí nghiệm cần có và những điều kiện để tiến hành thí nghiệm.
+ Vạch kế hoạch cụ thể (làm gì trước, làm gì sau).
Thực hiện thao tác gì ? Trên vật nào ?
Quan sát dấu hiệu gì ? Ở đâu ? bằng giác quan nào hoặc phương tiện nào ?
- Bố trí, lắp ráp và làm thí nghiệm theo các bước đã vạch ra.
 Khi làm thí nghiệm, giáo viên cần nắm vững và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Học sinh phải chọn ra được một số yếu tố riêng có thể khống chế được để nghiên cứu hoặc phải tác động lên hiện tượng, sự vật cần nghiên cứu.
	+ Học sinh cần phải theo dõi, quan sát các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
	+ Học sinh cần biết thiết lập các mối quan hệ (nguyên nhân - kết quả) giải thích các kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận.
	+ Các điều kiện và quá trình được kiểm soát là thiết yếu đối với một số thí nghiệm.
	+ Chú ý đảm bảo an toàn cho học sinh khi làm thí nghiệm. 
	- Phân tích kết quả và kết luận: Phần này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh chú ý đến các dấu hiệu bản chất. dạy học sinh cách so sánh, suy luận khái quát để rút ra kết luận. 
 * Ví dụ bài 52: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt.
Hoạt động 2: Chứng minh không khí là vật cách nhiệt.
Chuẩn bị:
+ Hai chiếc cốc như nhau.
+ Hai tờ giấy báo.
+ Nước nóng.
+ Nhiệt kế.
Cách tiến hành:
Giáo viên cho học sinh đọc cách tiến hành trong SGK để học sinh nắm được cách làm thí nghiệm như sau:
+ Lấy một tờ giấy báo quấn thật chặt vào cốc thứ nhất.
+ Lấy tờ báo còn lại làm nhăn và quấn lỏng vào cốc thứ hai để có nhiều chỗ chứa không khí giữa các lớp giấy.
+ Đổ vào hai cốc nước một lượng nước nóng như nhau.
+ Sau một thời gian đo nhiệt độ nước trong hai cốc.
- Nhận xét: Nước trong cốc nào nóng hơn 
Giáo viên chỉ làm mẫu cách quấn giấy vào cốc sau đó yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm 4.
3. Quan sát thí nghiệm
 Học sinh đo và ghi lại nhiệt độ của từng cốc sau mỗi lần đo.
	Lần 1: Nước trong cốc được quấn giấy báo nhăn và không buộc chặt có nhiệt độ cao hơn nước trong cốc được quấn giấy báo thường chặt
	Lần 2: Đo cách lần một 5 phút, nước trong cốc được quấn giấy báo nhăn và chặt vẫn có nhiệt độ cao hơn nước trong cốc được quấn giấy báo thường chặt.
4. Giải thích hiện tượng
	Học sinh dựa vào tính chất của không khí để giải thích hiện tượng nước trong cốc quấn giấy báo nhăn quấn lỏng còn nóng hơn nước trong cốc quấn giấy báo thường và quấn chặt như sau:	
Nước trong cốc quấn giấy báo nhăn quấn lỏng còn nóng hơn vì giữa các lớp báo quấn lỏng có chứa rất nhiều không khí nên nhiệt độ của nước truyền qua cốc, lớp giấy báo và truyền ra ngoài môi trường ít hơn, chậm hơn nên nó còn nóng lâu hơn.
Sa

File đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_nham_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_sang_t.doc