Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch sử lớp 7 tại trường THCS Lạc Hòa

 MỤC LỤC

 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2

 

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ . 3

1. Kể chuyện lịch sử trong giờ dạy 3

2. Sử dụng hình ảnh minh họa . 8

3. Cung cấp tư liệu cho HS . 13

4. Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề . 21

 

III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ . 24

1. Kết quả . 25

2. Bài học kinh nghiệm . 25

 

doc26 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch sử lớp 7 tại trường THCS Lạc Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề rõ hơn, từ đó để lại ấn tượng sâu sắc trong trí nhớ HS. Giúp HS có thể nhớ được lâu hơn. Đồng thời giúp HS không bị lạc lõng khi bắt gặp một hình ảnh nào đó mang tính lịch sử.
Trong thời địa bùng nổ của công nghệ thông tin, giáo viên ngoài việc tận dụng kênh hình trong SGK thì có thể tận dụng mạng internet để có được những hình ảnh rất đẹp phục vụ cho việc dạy lịch sử.
Trước hết giáo viên tìm hình mà mình cần rồi sau đó in ra giấy A4 . Tùy điều kiện mà giáo viên có thể in hình màu hay đen trắng. Nếu là hình màu thì HS dễ quan sát và thu hút HS nhiều hơn. Trong lúc sử dụng cần đặt các câu hỏi để HS suy nghĩ tìm ra các vấn đề liên quan đến hình ảnh chứ không để cho HS nhìn hình chỉ vì nó lạ, đẹp.
Đối với các nhân vật lịch sử có thể đặt dạng câu hỏi như: Ông là ai? Sống dưới triều đại nào? Ông có công lao gì? Ta có thể học được gì nơi ông?  Đối với các hình là những chùa chiền có thể hỏi: tên của chùa là gì? Nó liên quan đến triều đại nào, sự kiện lịch sử nào? Qua hình đó thể hiện điều gì (liên quan đến bài học)? và giáo dục tư tưởng cho HS.
Ví dụ 1: khi dạy bài 10 – Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước, ở mục 1 – Sự thành lập nhà Lý, có thể sử dụng hình ảnh:
 Tượng Lý Thái Tổ ở Hà Nội
Khi HS đọc xong mục 1 giáo viên có thể cho HS xem hình và đặt câu hỏi để HS xác định tượng trong hình là ai. Khi xác định được giáo viên lại hỏi về thân thế của họ. Từ đó giáo viên dựa vào hình để tổng kết, nêu lên công lao của Lý Công Uẩn.
	Ví dụ 2. khi dạy bài 12 – Đời sống kinh tế, văn hóa, ở mục II2 giáo viên có thể sử dụng hình chùa Một Cột trong SGK trang 48 hoặc hình sau (mặt sau của chùa):
Chùa Một Cột ở thủ đô Hà Nội
Giáo viên có thể hỏi HS những hiểu biết về ngôi chùa này như: năm xây dựng, kiểu kiến trúc, sự dộc đáo của nó,  Từ đó giáo viên khắc sâu những kiến thức liên quan làm cho HS có ấn tượng sâu sắc về ngôi chùa. Từ đây các em có thể giải đáp cho bất cứ ai hỏi về ngôi chùa, cho dù đó là người nước ngoài.
Ngoài chùa Một Cột, thời Lý còn có nhiều ngôi chùa nổi tiếng khác có thể dùng để làm nổi bật kiến trúc thời Lý như: chùa Keo, chùa Phật Tích( Bắc Ninh), chúa Thầy(Hà Tây), 
Tất cả những tấm hình này giáo viên có thể dễ dàng tìm thấy trân mạng Internet. Nhưng khi lấy trên mạng giáo viên chú ý phải lấy những hình ảnh có độ phân giải cao mới bung ra giấy A4 đẹp.
Ví dụ 3. Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng một số hình ảnh sau đề làm cho mục II 2 được rõ hơn (Những ngôi chùa được xây dựng hoặc đại tu dưới thời Lý):
Bố cục của Văn miếu Quốc tử giám
Tượng A –di – đà (chùa Phật Tích – Bắc Ninh)
Chùa Trấn Quốc (được trùng tu dưới thời Lý)
Chùa Keo(Hà Tây)
Địa thế Hoa Lư(Ninh Bình)
3. Cung cấp tư liệu cho học sinh.
	SGK thường cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản. Đó là một việc làm hết sức cần thiết, không cần phải bàn cải. Nhưng bây giờ thử hỏi, học xong lịch sử lớp 7 mà HS không biết nhà Lý có những vị vua nào, nhà Trần có những vị vua nào? Lý Thường Kiệt là ai? Chu Văn An là ai? Thì đã thực sự hợp lý hay chưa. Vì vậy để HS của mình có cái nhìn khái quát hơn, cụ thể hơn thì giáo viên nên cung cấp cho HS những tư liêu cần thiết.
	Tư liệu cung cấp cho HS phải phục vụ cho việc học của HS, tư liệu đó HS có thể sử dụng lâu dài trong cuộc sống. 
	Khi cung cấp tư liệu giáo viên không được bắt ép HS phải có nó mà phải để cho HS hoàn toàn tự nguyện sử dụng. Giáo viên chỉ cố gắng động viên cho HS có được nó và sử dụng.
	Ví dụ 1: khi dạy bài 8 – Nước ta buổi đầu độc lập, giáo viên có thể hỏi: từ trước đến nay nước ta có những tên gọi nào?
	HS sẽ trả lời nhưng chắc chắn không đầy đủ. Từ đó giáo viên cho HS thấy sự cần thiết phải biết các quốc hiệu của nước mình (như đặt ra trường hợp một người nước ngoài hỏi chẳng hạn, nếu không trả lời được thì sẽ như thế nào). Bây giờ giáo viên có thể cung cấp cho HS tư liệu về Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kì:
	Quốc hiệu Việt Nam
Dưới đây là danh sách các quốc hiệu chính thức của Việt Nam theo dòng lịch sử. Các quốc hiệu này đều được ghi chép trong các sách sử Việt Nam, hoặc được chính thức sử dụng trong nghi thức ngoại giao quốc tế.
1. Văn Lang
Văn Lang là quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam. Quốc gia này có kinh đô đặt ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Lãnh thổ gồm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ.
2. Âu Lạc
Năm 257 TCN, nước Âu Lạc được dựng lên, từ liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, dưới uy thế của Thục Phán - An Dương Vương. Âu Lạc có lãnh thổ bao gồm lãnh thổ của Văn Lang trước đây và một phần đông nam Quảng Tây.
Khoảng cuối thế kỷ thứ 3 TCN, đầu thế kỷ thứ 2 TCN (năm 208 TCN hoặc 179 TCN), Triệu Đà (quận úy Nam Hải-nhà Tần) tung quân đánh chiếm Âu Lạc. Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc bị diệt vong.
3. Vạn Xuân
Vạn Xuân là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602 thì bị nhà Tùy tiêu diệt.
4. Đại Cồ Việt
Đại Cồ Việt là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh đến đầu thời nhà Lý, do Đinh Tiên Hoàng đặt năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 86 năm đến năm 1054, đời vua Lý Thánh Tông đổi sang quốc hiệu khác.
5. Đại Việt
Đại Việt là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại không liên tục (gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh), đến năm 1804, trải qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 743 năm.
6. Đại Ngu
Đại Ngu (nghĩa là Niềm vui lớn) là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ. Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền. Sau khi nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và nhà Hậu Lê giành lại độc lập cho Việt Nam, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt.
7. Việt Nam
Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long sử dụng từ năm 1804.
Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối thế kỷ 14, đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí (nay không còn) do Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn Dư địa chí viết đầu thế kỷ 15 của Nguyễn Trãi (1380-1442) nhiều lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam". Điều này còn được đề cập rő ràng trong những tác phẩm của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Người ta cũng tìm thấy hai chữ "Việt Nam" trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh... Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngő yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam).
8. Đại Nam
Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam, ngụ ý một nước Nam rộng lớn. Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945.
9. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là tên gọi của cả nước Việt Nam từ 1945 đến đến 1976. Nhà nước được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (ngày quốc khánh của Việt Nam ta ngày nay). 
10. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hiệu này được sử dụng từ đó đến nay.
Ví dụ 2: khi dạy bài 13 – Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Nhà Lý tồn tại bao nhiêu năm? Trải qua mấy đời vua?
	Với câu hỏi này chắc chắn sẽ có nhiều HS không thể trả lời vì các em kông có tư liệu tham khảo. Bây giờ giáo viên có thể cung cấp tư liệu cho HS:
CÁC TRIỀU ĐẠI VIỆT NAM
TRIỀU NGÔ(939 - 965), kinh đô CỔ LOA (Đông Anh, Hà Nội) 
1. Ngô Quyền (939 – 944)
2. Hậu Ngô vương (gồm Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập)(950 – 965)
TRIỀU ĐINH(968 – 980), quốc hiệu ĐẠI CỒ VIỆT,kinh đô HOA LƯ (Ninh Bình) 
1. Đinh tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh ,968 – 979)
2. Phế Đế (Đinh Toàn, 979 – 980) 
TRIỀU TIỀN LÊ(980 – 1009), kinh đô HOA LƯ 
1. Lê Đại Hành (Lê Hoàn, 980 – 1005)
2. Lê Trung Tông (1005)
3. Lê Long Đỉnh (1005 – 1009)
*Dương Vân Nga
TRIỀU LÝ(1010 – 1225) ,quốc hiệu ĐẠI CỒ VIỆT, kinh đô HOA LƯ. Năm 1010 dời đô về THĂNG LONG, từ năm 1054 đổi quốc hiệu là ĐẠI VIỆT 
1. Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn,1010 – 1028)
2. Lý Thái Tông (1028 – 1054)
3. Lý Thánh Tông (1054 – 1072)
4. Lý Nhân Tông (1072 – 1127)
*Nguyên Phi Ỷ Lan 
5. Lý Thần Tông (1128 – 1138)
6. Lý Anh Tông (1138 – 1175)
7. Lý Cao Tông (1176- 1210)
8. Lý Huệ Tông (1211 - 1224)
9. Lý Chiêu Hoàng (Chiêu Thánh công chúa – 1225)
 Triều Lý tồn tại 216 năm thì tan rã. Trải qua 9 đời vua .
TRIỀU TRẦN(1225 – 1400), quốc hiệu ĐẠI VIỆT, kinh đô THĂNG LONG 
1. Trần Thái Tông (Tần Cảnh , 1225 – 1258)
2. Trần Thánh Tông (1258 – 1272)
3. Trần Nhân Tông (1279 – 1293)
4. Trần Anh Tông (1293 – 1314)
5. Trần Minh Tông (1314 – 1329)
6. Trần Hiến Tông (1329 – 1341)
7. Trần Dụ Tông (1314 – 1369)
8. Trần Nghệ Tông (1370 – 1372)
9. Trần Duệ Tông (1372 – 1377)
10. Trần Phế Đế (1377 -1388)
11. Trần Thuận Tông (1388 – 1398)
12. Trần Thiếu Đế (1398 – 1400)
* Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn 
* Thượng Tướng Thái Sư Trần Thủ Độ 
*Chiêu Văn Đại Vương Trần Nhật Duật 
 Như vậy triều Trần kể từ Thái Tông Trần Cảnh đến Trần Thiếu Đế, là 12 ông vua, trị vì được 175 năm. Cơ nghiệp nhà Trần bắt đầu suy vi từ Dụ Tông và Nghệ Tông. Nghệ Tông thì hoang chơi, không lo đến chính sự, làm loạn cả kỉ cương phép nước, làm dân nghèo nước yếu. Nghệ Tông thì bạc nhược không phân biệt hiền gian để kẻ quyền thần được thể làm loạn, tự mình nối giáo cho giặc khiến cho cơ nghiệp nhà Trần tan vở .
TRIỀU HỒ (1400 – 1407)quốc hiệu ĐẠI NGU, kinh đô TÂY ĐÔ ở THANH HOÁ 
1. Hồ Quý Ly (1400)
2. Hồ Hán Thương (1401 – 1407 )
 	 *Hồ Nguyên Trừng (ông tổ của nghề đúc súng thần công Việt Nam )
TRIỀU HẬU TRẦN (1407 – 1413)
 1. Giản Định Đế (1407 – 1409)
 2. Trùng Quang Đế (1409 – 1413 )
 Từ năm 1414 đến 1417 Đại Việt năm dưới sự 

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem Su 7 2.doc
Giáo án liên quan