Một số bài tập về nhiệt phân các hợp chất vô cơ

Bài 1: Nung một lượng Cu(NO3)2 sau một thời gian dừng lại, để nguội, đem cân thấy khối lượng giảm 2,7 gam.

a) Tính khối lượng Cu(NO3)2 đã bị phân huỷ.

b) Tính thể tích các khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn.

c) Dẫn toàn bộ lượng khí thu được ở trên đi qua 200 ml dung dịch NaOH 0,3M. Hãy xác định nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng (coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số bài tập về nhiệt phân các hợp chất vô cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số bài tập về Nhiệt phân các hợp chất vô cơ
Bài 1: Nung một lượng Cu(NO3)2 sau một thời gian dừng lại, để nguội, đem cân thấy khối lượng giảm 2,7 gam.
Tính khối lượng Cu(NO3)2 đã bị phân huỷ.
Tính thể tích các khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn.
Dẫn toàn bộ lượng khí thu được ở trên đi qua 200 ml dung dịch NaOH 0,3M. Hãy xác định nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng (coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).
Bài 2: Nung nóng hoàn toàn 27,3 gam hỗn hợp NaNO3 và Cu(NO3)2, hỗn hợp khí thoát ra được dẫn vào 89,2 ml nước (d=1g/ml) thì còn dư 1,12 lít khí (đktc) không bị hấp thụ (lượng O2 hoà tan trong nước không đáng kể).
Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu.
Tính nồng độ % của dung dịch axit.
Bài 3: Trong bình kín dung tích 1 lít chứa N2 ở 27,30C, 0,5 atm và 9,4 gam một muối nitrat kim loại. Nung nóng bình một thời gian để nhiệt phân hết muối và đưa nhiệt độ bình về 136,50C, áp suất trong bình lúc này là p. Chất rắn còn lại trong bình nặng 4 gam.
Xác định muối nitrat đem nhiệt phân.
Tính p (giả thiết dung tích bình không thay đổi và thể tích chất rắn không đáng kể).
Lấy 1/10 lượng khí thu được sau khi nhiệt phân cho hấp thụ hoàn toàn vào nước tạo thành 0,25 lit dung dịch A. Tính pH của dung dịch A.
Bài 4: Cho 21,52 gam hỗn hợp A gồm kim loại M hoá trị II và muối nitrat của kim loại đó, vào bình kín dung tích không đổi là 3 lít rồi nung bình ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn, sản phẩm thu được là oxit kim loại hoá trị II, sau đó đưa bình về nhiệt độ 54,60C thì áp suất trong bình là p. Chia chất rắn trong bình sau phản ứng làm 2 phần bằng nhau.
	Phần 1 phản ứng vừa hết với 2/3 lít dung dịch HNO3 0,38M, thấy có khí NO thoát ra.
Phần 2 phản ứng vừa hết với 0,3 lít dung dịch H2SO4 0,2M (loãng) được dung dịch B.
Xác định kim loại M.
Tính % khối lượng các chất trong A.
Tính p.
Tính thể tích khí NO (đktc) và khối lượng muối trong dung dịch B.
Bài 5: Nung 16,8 gam hỗn hợp X gồm MgCO3 và CaCO3 đến khối lượng không đổi rồi dẫn khí thu được vào 180 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thì thu được 33,49 gam kết tủa. Xác định thành phần % khối lượng các chất có trong X.
Bài 6: Nung 25,9 gam muối khan của kim loại M (hoá trị II) thì có hơi nước và khí CO2 thoát ra. Sau khi làm lạnh, khí thoát ra được dẫn qua lượng dư than nung đỏ, sau khi phản ứng hoàn toàn thấy thể tích tăng 2,24 lít (đktc). Xác định công thức muối đem nung.
Bài 7: Nung m gam hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat trung tính của kim loại A, B đều có hoá trị II. Sau một thời gian thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và còn lại hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HCl dư rồi cho khí thoát ra hấp thụ hoàn toàn bởi dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 15 gam kết tuả. Phần dung dịch đem cô cạn thu được 32,5 gam muối khan. Viết phương trình phản ứng và tính m.
Bài 8: Trong một bình kín chứa đầy không khí (có 20% oxi và 80% nitơ về thể tích) cùng 21,16 gam hỗn hợp chất rắn A gồm MgCO3 và FeCO3. Nung bình đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn B và hỗn hợp khí D. Nếu đem toàn bộ lượng chất B hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thấy tốn vừa hết 200 ml dung dịch HNO3 2,7M và thu được 0,01 mol khí NO duy nhất.
Hãy tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.
Tính áp suất của khí trong bình sau khi nung ở 136,50C. Cho biết dung tích của bình là 10 lít và thể tích chất rắn không đáng kể.
Bài 9: Nhiệt phân hoàn toàn 12,95 gam một muối hiđrocacbonnat của kim loại R (có hoá trị không đổi trong các hợp chất) được chất rắn A, hỗn hợp khí và hơi B. Dẫn từ từ B vào hết bình đựng dung dịch chứa 0,07 mol Ca(OH)2, thấy khối lượng bình tăng 5,3 gam, đồng thời có 4 gam kết tủa.
Xác định công thức của muối ban đầu.
Cho A vào 100ml dung dịch H2SO4 0,2M (d=1,2 g/ml). Tính nồng độ % của dung dịch thu được.
Bài 10: Cho 8,8 gam hỗn hợp A gồm FeCO3 và CaCO3 vào bình kín dung tích 1,2 lít chứa không khí (20% O2 và 80% N2 về thể tích) ở 19,50C và 1 at. Nung bình đến nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn, được hỗn hợp chất rắn B và hỗn hợp khí C, sau phản ứng đưa bình về nhiệt độ 682,50K, áp suất trong bình là p. Lượng hỗn hợp B phản ứng vừa đủ với 200 gam dung dịch HNO3 6,72%, thu được dung dịch D và khí NO.
Tính % khối lượng các chất trong D.
Tính p.
Tính lượng muối tạo thành trong dung dịch D và thể tích khí NO (đktc).
Bài 11: Hoà tan 115,3 gam hỗn hợp X gồm MgCO3 và RCO3 bằng 500ml dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch A, chất rắn B và 4,48 lít CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch A thì thu được 12 gam muối khan. Mặt khác đem nung chất rắn B tới khối lượng không đổi thì thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và chất rắn D.
Tính nồng độ của dung dịch H2SO4 đã dùng.
Tính khối lượng của chất rắn B và D.
Xác định R, biết trong hỗn hợp X số mol RCO3 gấp 2,5 lần số mol của MgCO3.
Bài 12: Một loại muối hiđrocacbonnat X của kim loại M, có hoá trị không đổi (không phải kim loại kiềm), trong phân tử có 14,81 % cacbon về khối lượng. Nung m gam X ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi tạo khí CO2 và hơi nước. Cho hỗn hợp khí và hơi đó lần lượt đi qua hai bình: bình thứ nhất đựng 150 gam dung dịch H2SO4 98%, bình thứ hai đựng dung dịch Ba(OH)2 dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được 78,8 gam kết tủa ở bình thứ hai. Mặt khác để trung hoà 5,12 gam dung dịch ở bình thứ nhất (sau khi hỗn hợp khí và hơi đã đi qua) cần dùng 250ml dung dịch NaOH.
Khối lượng bình mỗi bình đã tăng lên bao nhiêu gam.
Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng.
Tính m và xác định công thức chất X.

File đính kèm:

  • docNhiet phan 1.doc
Giáo án liên quan