Lớp 8 phần lịch sử thế giới Lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

I. Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên:

 1. Trình bày những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị, xã hội ở Tây Âu trong các thế kỉ XV - XVII?

 - Đến thế kỉ XV, yếu tố kinh tế TBCN ở Tây Âu đã phát triển khá mạnh, với nhiều công trường thủ công như dệt vải, luyện kim, nấu đường. có thuê mướn nhân công, biến Tây Âu thành những trung tâm sản xuất và buôn bán lớn (nền sản xuất mới TBCN đã ra đời trong lòng xã hội PK châu Âu).

 - Trong xã hội, hai giai cấp mới được hình thành là tư sản và vô sản. Giai cấp tư sản có thế lực lớn về kinh tế, nhưng trên thực tế họ vẫn là giai cấp bị trị, bị chế độ PK kìm hãm, chèn ép. Vì vậy mâu thuẫn giữa tư sản và nhân dân nói chung với chế độ PK rất gay gắt.

 Đây là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.

 2. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI - cuộc cách mạng tư sản đầu tiên.

 

doc53 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Lớp 8 phần lịch sử thế giới Lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trực tiếp cai trị Ấn Độ.
	- Thực hiện nhiều chính sách để củng cố ách thống trị của mình như “chia để trị”, khoét sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội.
	2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ:
	a. Khởi nghĩa Xi-pay.
	+ Nguyên nhân; 
	- Do chính sách thống trị hà khắc của thực dân Anh, nhất là chính sách “chia để trị”, tìm cách khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội đã dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.
	- Duyên cớ trực tiếp của cuộc khởi nghĩa: do binh lính Xi-pay bất mãn trước việc bọn chỉ huy Anh bắt giam những người lính có tư tưởng chống đối.
	+ Diễn biiến:
	- Ngày 10 - 5 - 1857, hàng vạn lính Xi-pay đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh. 
	- Cuộc khởi nghĩa đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nông dân, nhanh chóng lan ra khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ấn Độ.
	- Cuộc khởi nghĩa duy trì khoảng 2 năm (1857 - 1859) thì bị thực dân Anh đàn áp đẫm máu.
	+ Ý nghĩa: 
	- Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc. Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập.
	b. Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
	+ Từ giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của nông dân, công nhân đã thức tỉnh ý thức dân tộc của giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ.
	+ Cuối năm 1885, Đảng Quốc đại - chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập, đánh dấu một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.
	+ Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại bị phân hóa thành hai phái, phái “ôn hòa” chủ trương thỏa hiệp, chỉ yêu cầu Chính phủ Anh tiến hành cải cách, phái “cấp tiến” do Ti-lắc cầm đầu thì kiên quyết chống thực dân Anh.
	+ Tháng 7 - 1905, chính quyền thực dân Anh thi hành chính sách chia đôi xứ Ben-gan: miền Đông của người theo đạo Hồi, miền Tây của người theo đạo Ấn. Hành động này như lửa đổ thêm dầu, khiến nhân dân Ấn Độ càng căm phẫn. Nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra rầm rộ. 
	+ Tháng 6 - 1908, thực dân Anh bắt giam Ti-lắc và kết án ông 6 năm tù. Vụ án Ti-lắc đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh mới.
	+ Tháng 7 - 1908, công nhân Bom-bay tổ chức nhiều cuộc bãi công chính trị, lập các đơn vị chiến đấu, xây dựng chiến lũy để chống quân Anh. Thực dân Anh đàn áp rất dã man. Các phong trào tuy thất bại nhưng đã đặt cơ sở cho các thắng lợi sau này của nhân dân Ấn Độ.
	II. Trung quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
	1. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé.
	+ Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, đông dân, có nhiều tài nguyên khoáng sản, sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc.
	+ Từ năm 1840 đến năm 1842, thực dân Anh đã tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc, từng bước biến Trung Quốc từ một nước PK độc lập thành nước nửa thuộc địa, nửa PK.
	+ Sau Chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử; Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật chiếm vùng Đông Bắc...
	2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
	+ Trước sự xâm lược của các nước đế quốc và thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh, nhân dân Trung Quốc đã đứmg dậy đấu tranh. Tiêu biểu là phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo (1851 - 1864).
	+ Năm 1898, cuộc vận động Duy tân do hai nhà nho yêu nước - Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu khởi xướng, được vua Quang Tự ủng hộ, kéo dài hơn 100 ngày, nhưng cuối cùng bị thất bại vì Từ Hi Thái Hậu làm chính biến
	+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, phong trào nông dân Nghĩa Hòa đoàn nêu cao khẩu hiệu chống đế quốc, được nhân dân nhiều nơi hưởng ứng. Cuối cùng cũng thất bại vì thiếu vũ khí và bị triều đình phản bội.
	3. Cách mạng Tân Hợi (1911).
	+ Về Tôn Trung Sơn và học thuyết Tam dân:
	- Giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời vào cuối thế kỉ XIX và đã lớn mạnh rất nhiều vào đầu thế kỉ XX. Do bị tư bản nước ngoài chèn ép, giai cấp tư sản Trung Quốc đã bước lên vũ đài chính trị và thành lập các tổ chức riêng của mình. Tôn Trung Sơn là đại biểu ưu tú và là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.
	- Tháng 8 - 1905, Tôn Trung Sơn cùng với các đồng chí của ông đã thành lập Trung Quốc Đồng minh hội - chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc, đề ra học thuyết Tam dân (Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc) nhằm “đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc”.
	+ Nguyên nhân bùng nổ cách mạng:
	- Ngày 9 - 5 - 1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”, thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Sự kiện này đã châm ngòi cho cách mạng Tân Hợi bùng nổ.
	+ Diễn biến:
	- Ngày 10 - 10 - 1911, cách mạng Tân Hợi bùng nổ và giành thắng lợi tại Vũ Xương, sau đó lan sang tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung của Trung Quốc.
	- Ngày 29 - 12 - 1911, Chính phủ lâm thời tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc và bầu Tôn Trung Sơn làm Tổng thống.
	- Tôn Trung Sơn đã mắc sai lầm là thương lượng với Viên Thế Khải (quan đại thần của nhà Thanh), đồng ý nhường cho ông ta lên làm Tổng thống (2 - 1912). Cách mạng coi như chấm dứt.
	+ Ý nghĩa:
	- Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc, tạo điều kiện cho nền kinh tế TBCN ở Trung Quốc phát triển.
	- Cách mạng Tân Hợi có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trong đó có Việt Nam.
	- Tuy nhiên, cách mạng còn nhiều hạn chế, đó là không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến đến cùng, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
	III. Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
	1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á.
	+ Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ PK lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.
	+ Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia; Tây Ban Nha, rồi Mĩ chiếm Phi-líp-pin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a.
	+ Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn còn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.
	2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á.
	+ Ngay từ khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã nổi dậy đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, do thế lực đế quốc mạnh, chính quyền PK ở nhiều nước lại không kiên quyết đánh giặc tới cùng, nên bọn thực dân đã hoàn thành xâm lược, áp dụng chính sách “chia để trị” để cai trị, vơ vét của cải của nhân dân.
	+ Chính sách cai trị của chính quyền thực dân càng làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước Đông Nam Á thêm gay gắt, hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra:
	- Ở In-đô-nê-xi-a, từ cuối thế kỉ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Năm 1905, các tổ chức công đoàn thành lập và bắt đầu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản (1920).
	- Ở Phi-líp-pin, cuộc cách mạng 1896 - 1898, do giai cấp tư sản lãnh đạo chống lại thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, dẫn tới sự thành lập nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng ngay sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.
	- Ở Cam-pu-chia, có cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta-keo (1863 - 1866), tiếp đó là khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867), có liên kết với nhân dân Việt Nam gây cho Pháp nhiều khó khăn.
	- Ở Lào, năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang. Cũng năm đó, cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven bùng nổ, lan sang cả Việt Nam, gây khó khăn cho thực dân Pháp trong quá trình cai trị, đến năm 1907 mới bị dập tắt.
	- Ở Việt Nam, sau khi triều đình Huế đầu hàng, phong trào Cần vương nổ ra và quy tụ thành nhiều cuộc khởi nghĩa lớn (1885 - 1896). Phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài tới 30 năm (1884 - 1913) cũng gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp. 
	+ Nhận xét chung: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á đã nổ ra ngay sau khi thực dân phương Tây xâm lược một cách mạnh mẽ, liên tục với một tinh thần anh dũng và lực lượng quần chúng nhân dân (chủ yếu là công nhân và nông dân) tham gia đông đảo. Nhưng cuối cùng, các phong trào đều thất bại vì chưa có đường lối cứu nước đúng đắn.
	 IV. Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
	1. Trình bày nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.
	+ Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ PK Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này.
	+ Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ:
	- Về chính trị: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản; ban hành Hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
	- Về kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...
	- Về quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng.
	- Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học phương Tây.
	+ Ý nghĩa: nhờ những cải cách toàn diện và đồng bộ, đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản công nghiệp.
	2. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
	+ Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản dẫn tới sự ra đời các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mít-su-bi-si... lũng đoạn và chi phối toàn bộ nền kinh tế, chính trị Nhật Bản.
	+ Sự

File đính kèm:

  • docChuan kien thuc ki nang su 8.doc