Liên trường THPT Thành phố Vũng Tàu

Câu 1: Cơ quan thoái hóa mặc dù không có chức năng gì nhưng vẫn tồn tại có thể là do:

A. chưa đủ thời gian tiến hóa để CLTN có thể loại bỏ chúng.

B. có thể chúng sẽ trở nên có ích trong tương lai nên không bị loại bỏ.

C. chưa đủ thời gian tiến hóa để các yếu tố tự nhiên có thể loại bỏ chúng.

D. vì chúng vô hại nên CLTN không cần phải loại bỏ.

Câu 2: Câu nào dưới đây nói về nội dung của học thuyết Đacuyn là đúng nhất?

A. Chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.

B. Những biến dị di truyền xuất hiện một cách riêng rẽ trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.

C. Chỉ có đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.

D. Những biến dị xuất hiện một cách đồng loạt theo một hướng xác định mới có ý nghĩa tiến hóa.

Câu 3: Quan sát sơ đồ phả hệ và cho biết quy luật di truyền nào chi phối sự di truyền tính trạng bệnh?

 

doc8 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Liên trường THPT Thành phố Vũng Tàu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đời F1 thu được 43,75% cây cao, 56,25% cây thấp. Trong số những cây thân cao ở F1, tỉ lệ cây thuần chủng là bao nhiêu?
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 14: Hoán vị gen có vai trò
1. làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.	2. tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp lại với nhau.
3. sử dụng để lập bản đồ di truyền .	4. làm thay đổi cấu trúc NST.
Phương án đúng
A. 1,2,4	B. 2,3,4	C. 1,2,3	D. 1,3,4
Câu 15: Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết có thể có bao nhiêu kiểu gen đồng hợp tử trong số các kiểu gen nói trên?
A. 1	B. 5	C. 0	D. 4
Câu 16: Sự sống chỉ được xem là đã xuất hiện khi:
A. Hình thành ADN, prôtêin.	B. Hình thành tế bào nguyên thủy.
C. Hình thành các chất có khả năng tự sao.	D. Hình thành protein, ADN, ARN, Lipit.
Câu 17: Mô tả nào nêu dưới đây là nói về sự khuyếch đại sinh học?
A. Hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh nhất ở các cực của trái đất.
B. Khi sử dụng thuốc trừ sâu DDT trong môi trường thì chất độc này sẽ phân bố đều ở các bậc dinh dưỡng.
C. Năng lượng ở thực vật được chuyển lên các bậc dinh dưỡng càng cao càng ít.
D. Vật ăn thịt ở bậc dinh dưỡng trên cùng của lưới thức ăn bị ngộ độc nhiều nhất khi môi trường bị ô nhiễm chất độc.
Câu 18: Giả sử trong một gen có một bazơ nitơ Guanin trở thành dạng hiếm (G*) thì sau 5 lần tự sao sẽ có bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế G-X bằng A-T(biết đột biến chỉ xảy ra một lần).
A. 15	B. 3	C. 7	D. 31
Câu 19: Đột biến nào sau đây có thể góp phần tạo nên loài mới?
A. Đột biến mất đoạn NST.	B. Đột biến chuyển đoạn NST.
C. Đột biến lặp đoạn NST.	D. Đột biến chuyển đoạn và đảo đoạn NST.
Câu 20: Có hai quần thể của cùng một loài. Quần thể thứ nhất có 750 cá thể, trong đó tần số alen A là 0,6. Quần thể thứ hai có 250 cá thể, trong đó tần số alen A là 0,4. Nếu toàn bộ các cá thể ở quần thể 2 di cư vào quần thể 1 thì ở quần thể mới. alen A có tần số là:
A. 0,5	B. 1	C. 0,55	D. .0,45
Câu 21: Nếu alen A trội hoàn toàn so với alen a, bố và mẹ đều là dị hợp tử (Aa x Aa), thì xác suất để có được đúng 3 người con có kiểu hình trội trong một gia đình có 4 người con là:
A. 56.5%.	B. 60%.	C. 42,2%.	D. 75%.
Câu 22: Câu nào dưới đây giải thích ưu thế lai là đúng?
A. Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai.
B. Người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai thường không đồng nhất về kiểu hình.
C. Lai hai dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho ra con lai có ưu thế lai cao.
D. Lai khác dòng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lí luôn cho ưu thế lai cao.
Câu 23: Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định và phân li độc lập với nhau.Ở đời con của phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe, kiểu hình có hai tính trạng trội chiếm tỉ lệ:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 24: Ở một loài thực vật, A- quả chín sớm, a- quả chín muộn. Đem lai giữa các dạng cây tứ bội với nhau được F1. Muốn ngay F1 chỉ xuất hiện 1 loại kiểu hình thì có bao nhiêu phép lai cho kết quả trên?
A. 10	B. 5	C. 9	D. 4
Câu 25: Câu khẳng định nào dưới đây về quá trình phiên mã là đúng?
A. ARN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn của gen theo chiều 3’-5’ và tổng hợp mạch mới theo chiều 3’-5’ và dừng lại phiên mã khi gặp tín hiệu kết thúc.
B. ARN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn của gen và gặp bộ ba kết thúc thì nó dừng quá trình phiên mã.
C. ARN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn của gen theo chiều 5’-3’ và tổng hợp mạch 3’-5’ theo nguyên tắc bắt đôi bổ sung và dừng quá trình phiên mã khi gặp bộ ba kết thúc .
D. ARN polimeraza bắt đầu phiên mã khi nó gặp trình tự nuclêôtit đặc biệt nằm trước bộ ba mở đầu của gen.
Câu 26: Cả ba loại ARN ở sinh vật có cấu tạo tế bào đều có các đặc điểm chung: 
1.Chỉ gồm một chuỗi polinuclêôtit.
2.Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
3.Có bốn đơn phân.
4.Các đơn phân liên kết theo nguyên tắc bổ sung
Phương án đúng:
A. 1,2,4	B. 1,3,4	C. 1,2,3	D. 1,2,3,4
Câu 27: Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensin sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau đây là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp.
A. Cộng sinh.	B. Vật ăn thịt – con mồi.
C. Kí sinh.	D. Hợp tác.
Câu 28: Cả 4 chủng vi rút đều có vật chất di truyền là một axitnuclêic. Loại vật chất di truyền của chủng virút có thành phần nuclêôtit nào sau đây thường kém bền nhất.
A. chủng virút có 22%A, 22%T, 28%G, 28%X.	B. chủng virút có 22%A, 22%U, 28%G, 28%X.
C. chủng virút có 22%A, 22%G, 28%T, 28%X.	D. chủng virút có 22%A, 22%G, 28%U, 28%X.
Câu 29: Dị đa bội là hiện tượng trong tế bào chứa bộ NST
A. đơn bội của 2 loài khác nhau.	B. lưỡng bội của 2 loài khác nhau.
C. thừa hoặc thiếu một số NST.	D. lưỡng bội của 2 bộ NST giống nhau trong cùng một loài.
Câu 30: Trình tự đúng về sự xuất hiện các dạng người cổ hóa thạch là:
A. Homo habilis – Homo neanderthalensis -Homo erectus.
B. Homo neanderthalensis - Homo habilis – Homo erectus.
C. Homo habilis – Homo erectus - Homo neanderthalensis.
D. Homo erectus – Homo habilis - Homo neanderthalensis.
Câu 31: Theo mô hình operon Lac, nếu có một gen đột biến mất 1 đoạn ADN thì trường hợp nào sau đây sẽ làm cho tất cả các gen cấu trúc mất khả năng phiên mã?
A. đột biến làm mất vùng vận hành(O).	B. đột biến làm mất vùng khởi động(P).
C. đột biến làm mất gen điều hòa.	D. đột biến làm mất một gen cấu trúc.
Câu 32: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm :
A. Vi sinh vật , thực vật , động vật và con người
B. Thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
C. Vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.
D. Thực vật, động vật và con người
Câu 33: Cà độc dược có 2n=24. Có một thể đột biến, trong đó có một chiếc của NST số 1 bị mất một đoạn, ở một chiếc NST số 5 bị đảo một đoạn, ở NST số 3 được lặp một đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì giao tử mang đột biến có tỉ lệ:
A. 75%	B. 87,5%	C. 25%	D. 12,5%
Câu 34: Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là quần thể ?
A. Tập hợp các con mối sống trong một tổ mối ở góc vườn .
B. Tập hợp cá sống trong vườn quốc gia Tam Đảo.
C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
D. Tập hợp cá sống ở Hồ Tây
Câu 35: Tại sao nhiều quần thể cây tự thụ phấn lại không bị thoái hóa?
A. Trong môi trường mà chúng sinh sống ít có tác nhân gây đột biến.
B. Vì loài cây này có bộ gen bền vững nên ít xảy ra đột biến.
C. CLTN đã duy trì ở quần thể các dòng thuần chứa các gen có lợi.
D. Quần thể cây này sinh sản rất khỏe nên có thể bù lại cho số cây bị chết do tự thụ phấn.
Câu 36: Để chuyển một gen của người vào tế bào vi khuẩn E.Coli nhằm tạo ra nhiều sản phẩm của gen người trong tế bào vi khuẩn, người ta phải lấy mARN trưởng thành của gen người cần chuyển cho phiên mã ngược thành ADN rồi mới gắn ADN này vào plasmit và chuyển vào vi khuẩn. Người ta cần làm như vậy là vì:
A. nếu không làm như vậy gen của người sẽ không phiên mã được trong tế bào vi khuẩn.
B. nếu không làm như vậy gen của người sẽ không dịch mã được trong tế bào vi khuẩn.
C. gen của người quá lớn không đi vào được tế bào vi khuẩn.
D. nếu không làm như vậy sản phẩm của gen người sẽ không bình thường và không có giá trị sử dụng.
Câu 37: Một nhà khoa học quan sát hoạt động của hai đàn ong ở trên cùng một cây cao và đã đi đến kết luận chúng thuộc hai loài khác nhau. Quan sát nào dưới đây giúp nhà khoa học này đi đến kết luận như vậy?
A. Chúng làm tổ trên cây ở độ cao và vị trí khác nhau.
B. Các con ong của hai đàn có kích thước khác nhau.
C. Các con ong của hai đàn bay giao phối ở thời điểm khác nhau.
D. Các con ong của hai đàn kiếm ăn ở thời điểm khác nhau.
Câu 38: Tại sao nhiều bệnh di truyền do gen nằm trên NST giới tính ở người lại dễ được phát hiện hơn so với bệnh di truyền do gen nằm trên NST thường.
A. NST thường luôn luôn tồn tại thành từng cặp còn NST giới tính thì không.
B. Tập tính phân li của các NST giới tính khác với NST thường.
C. Có hiện tượng bất hoạt trên NST giới tính X.
D. Giữa hai NST giới tính X và Y có đoạn không tương đồng rất lớn.
Câu 39: Locut A nằm trên NST thường quy định tính trạng màu mắt có 4 alen. Tiến hành hai phép lai
-Phép lai 1: mắt đỏ x mắt nâu →25% đỏ, 50% nâu, 25% vàng 
-Phép lai 2: vàng x vàng →75% vàng, 25% trắng
Thứ tự từ trội đến lặn là:
A. vàng →nâu →đỏ →trắng.	B. nâu → vàng →đỏ→ trắng.
C. nâu →đỏ →vàng → trắng.	D. đỏ →nâu → vàng → trắng.
Câu 40: Màu sắc hoa loa kèn do gen nằm trong tế bào chất qui định, trong đó hoa vàng trội so với hoa xanh.
Lấy hạt phấn của cây hoa vàng thụ phấn cho cây hoa xanh được F1. cho F1 tự thụ phấn tỉ lệ kiểu hình ở đời F2 là
A. 100% hoa vàng.	B. 100% hoa màu xanh.
C. 75% vàng: 25% xanh.	D. trên mỗi cây đều có cả hoa vàng và xanh.
II. PHẦN RIÊNG
Thí sinh chỉ được chọn một trong hai phần: phần A hoặc phần B.
A. Phần A (10câu, từ câu 41 đến câu 50)
Câu 41: Cơ thể có kiểu gen BbDd, một số tế bào sinh dục giảm phân không bình thường ở cặp Dd có thể tạo ra các loại giao tử sau:
A. BDd, Bdd, BDD, BO	B. BD, Bd, bD, bd, BDd, bDd , BO, bO
C. BD, Bd, bD, bd	D. BDD,BO, bdd, bO
Câu 42: Tiến hoá nhỏ là quá trình:
A. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.
B. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
C. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
Câu 43: Một phân tử ADN tái tổ hợp
A. có hai đoạn ADN của hai loài nhờ sử dụng 1 loại enzim restrictaza và 1 loại enzim ligaza.
B. chứa hai đoạn ADN của cùng một loài sinh vật.
C. được nhân lên thành nhiều phân tử mới nhờ cơ chế phiên mã.
D. có cấu trúc mạch thẳng, có khả năng nhân đôi độc lập với các phân tử ADN khác.
Câu 44: Gen nằm trong tế bào chất có đặc điểm
A. không di truyền theo quy luật của Men đen.	B. chỉ nằm trong tế bào chất của cơ thể cái.
C. luôn tồn tại thành cặp alen.	D. có hàm lượng ổn định v

File đính kèm:

  • docde thi thu DH truong THPT Vung Tau.doc