Lịch báo giảng tuần 12
I.Mục tiêu –Sau bài học học sinh có thể.
-Đọc và viết được một cách chắc chắn các vần vừa học có kết thúc bằng n.
-Nhận ra các vần có kết thúc bằng n vừa học trong sách báo bất kì.
-Đọc được từ và câu ứng dụng.
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề :Chia phần.
II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ từ khóa.
-Tranh minh hoạ: Câu ứng dụng.
-Tranh minh hoạ luyện nói: Chia phần.
III.Các hoạt động dạy học :
đọc trơn tiếng 4 em, đọc trơn toàn câu 7 em, đồng thanh. Học sinh nói dựa theo gợi ý của GV. Học sinh khác nhận xét. Các bạn đang đá bóng. Con thích xem vì đây là môn thể thao vua mà. Ở sân bóng. Tuỳ học sinh trả lời. Thủ môn. Rất thích Đã chơi đá bóng rồi. HS đọc nối tiếp kết hợp đọc bảng con 6 em. Học sinh lắng nghe. CN 1 em Toàn lớp. Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 8 học sinh lên chơi trò chơi. Học sinh khác nhận xét. Học sinh lắng nghe. Thứ ngày tháng năm 200 Môn : Học vần BÀI 53 : ĂNG - ÂNG I.Mục tiêu -HS hiểu được cấu tạo ăng, âng. -Đọc và viết được âng, âng, măng tre, nhà tầng. -Nhận ra ang, âng trong tiếng, từ ngữ, trong sách báo bất kì. -Đọc được từ và câu ứng dụng : -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Vâng lời cha mẹ. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ từ khóa. -Tranh minh hoạ: Câu ứng dụng. -Tranh minh hoạ luyện nói: Vâng lời cha mẹ. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi bài trước. Đọc sách kết hợp bảng con. Viết bảng con.GV nhận xét chung. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh rút ra vần ăng, ghi bảng.Gọi 1 HS phân tích vần ăng. Lớp cài vần ăng.GV nhận xét. Gọi học sinh đọc vần ăng. So sánh vần ăng với ăn. HD đánh vần vần ăng. Có ăng, muốn có tiếng măng ta làm thế nào?Cài tiếng măng. GV nhận xét và ghi bảng tiếng măng. Gọi phân tích tiếng măng. GV hướng dẫn đánh vần tiếng măng. Dùng tranh giới thiệu từ “măng tre”. Hỏi:Trong từ có tiếng nào mang vần mới họcGọi đánh vần tiếng măng, đọc trơn từ măng tre.Gọi đọc sơ đồ trên bảng. Vần 2: vần âng (dạy tương tự) So sánh 2 vần.Đọc lại 2 cột vần. Gọi học sinh đọc toàn bảng. HD viết bảng con: ăng, măng tre, âng, nhà tầng.GV nhận xét và sửa sai. Đọc từ ứng dụng: Rặng dừa, phẳng lặng, vầng trăng, nâng niu.Hỏi tiếng mang vần mới học trong từ: Rặng dừa, phẳng lặng, vầng trăng, nâng niu.Đọc sơ đồ 2.Gọi đọc toàn bảng. 3.Củng cố tiết 1: Hỏi vần mới học.Đọc bài. Tìm tiếng mang vần mới học. NX tiết 1. Tiết 2 Luyện đọc bảng lớp : Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng: Vầng trăng hiện lên sau rặng dừa cuối bãi. Sóng vỗ bờ rì rào rì rào. GV có thể giải thích các từ giúp học sinh nắm rõ nội dung: Rặng dừa: Một hàng dừa dài (kèm theo tranh). Nâng niu: Cầm trên tay với tình cảm trân trọng, yêu quý. Vầng trăng: Học sinh quan sát tranh. Gọi học sinh đọc.GV nhận xét và sửa sai. Luyện nói: Chủ đề: Vâng lời cha mẹ. GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề. GV treo tranh, yêu cầu học sinh QS và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ những ai? Em bé trong tranh đang làm gì? Bố mẹ con thường khuyên con những điều gì? Những lời khuyên ấy có tác dụng như thế nào đối với trẻ con? Con có thường làm theo lời khuyên của bố mẹ hay không? Khi làm đúng theo lời khuyên của bố mẹ con cảm thấy thế nào? Muốn trở thành con ngoan thì con phải làm gì? Gọi học sinh luyện nói theo hướng dẫn trên.GV giáo dục TTTcảm cho học sinh. Đọc sách kết hợp bảng con. GV đọc mẫu 1 lần.Gọi học sinh đọc bài. GV nhận xét cho điểm. Luyện viết vở TV:Nêu yêu cầu cho học sinh viết.Theo dõi học sinh viết. GV thu vở 5 em để chấm. Nhận xét cách viết. 4.Củng cố: Hỏi tên bài. Gọi đọc bài. Trò chơi: Thám tử: Mục đích: Nhận diện vần và tạo ra các tiếng có nghĩa. Chuẩn bị 5 miếng bìa trên mẫu bìa có ghi các chữ phụ âm hay nhóm chữ thể hiện phụ âm. Ví dụ: v, ng, th, t, tr. Cùng các vần: ăng, âng. Chia lớp thành 2 nhóm và đặt tên cho từng nhóm. GV đưa cao tấm bìa có ghi các chữ như đã ghi ở trên. Các nhóm thảo luận và quyết định từ đó là gì. V: vâng, văng. Th: thăng. Ng: ngẩng. Nhóm nào nói nhanh và nhiều từ có nghĩa thì thắng cuộc.GV nhận xét trò chơi. 5.Nhận xét, dặn dò: Nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn học bài, xem bài ở nhà. Học sinh nêu tên bài trước. HS cá nhân 6 -> 8 em N1: con ong. N2: cây thông. Học sinh nhắc tựa. HS phân tích, cá nhân 1 em. Cài bảng cài. 6 em. Giống nhau: đều có âm đầu là ă. Khác nhau: ăng kết thúc bằng ng. CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm. Thêm âm m đứng trước vần ăng. Toàn lớp. CN 1 em CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm. Tiếng măng. CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm. CN 2 em Giống nhau: kết thúc bằng ng. Khác nhau: ăng bắt đầu ă. 3 em 1 em. Nghỉ giữa tiết. Toàn lớp viết. HS đánh vần, đọc trơn từ, CN 4 em rặng, phẳng lặng, vầng trăng, nâng. CN 2 em. CN 2 em, đồng thanh. Vần ăng, âng. CN 2 em Đại diện 2 nhóm. CN 6 ->8 em, lớp đồng thanh. HS tìm tiếng mang vần mới học (có gạch chân) trong câu, 4 em đánh vần các tiếng có gạch chân, đọc trơn tiếng 4 em, đọc trơn toàn câu 7 em, đồng thanh. Học sinh nói dựa theo gợi ý của GV. Học sinh khác nhận xét. Mẹ và hai con. Đòi mẹ bế. Điều hay lẽ phải. Giúp trẻ con trở thành người ngoan. Con thường làm theo lời khuyên của bố mẹ. Hài lòng, thoải mái trong lòng. Vâng lời bố mẹ. Học sinh nêu nói. HS đọc nối tiếp kết hợp đọc bảng con 6 em. Học sinh lắng nghe. CN 1 em Toàn lớp thực hiện viết theo hướng dẫn của GV. Học sinh đọc bài. Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 6 học sinh lên chơi trò chơi. Học sinh khác nhận xét. Học sinh lắng nghe. Thứ ngày tháng năm 200 Môn : TNXH BÀI 13 : CÔNG VIỆC NHÀ Ở I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết : -Nhà ở là nơi sinh sống của mọi người trong gia đình. -Có nhiều loại nhà ở khác nhau và mỗi nhà đều có địa chỉ. -Kể được địa chỉ nhà của mình và các đồ đạc trong nhà choi các bạn nghe. -Yêu quý ngôi nhà và các đồ dùng trong nhà cảu em. II.Đồ dùng dạy học: -GV và học sinh sưu tầm và mang theo các tranh ảnh vẽ hoặc chụp các ngôi nhà có dạng khác nhau. -Tranh vẽ ngôi hà của mình do các em tự vẽ. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ổn định : 2.KTBC : Hỏi tên bài cũ : Kể về gia đình của em? Gia đình em có những ai? Những người trong gia đình em sống với nhau như thế nào? GV nhận xét cho điểm. Nhận xét bài cũ. 3.Bài mới: Qua tranh GVGT bài và ghi tựa bài. Hoạt động 1 :Quan sát tranh: MĐ: Học sinh nhận ra các loại nhà khác nhau ở các vùng miền khác nhau. Biết được nhà cuả mình thuộc loại nhà ở vùng nào?Các bước tiến hành Bước 1: GV cho học sinh quan sát tranh ở bài 12 trong SGK và gợi ý các câu hỏi sau: Ngôi nhà này ở thành phố, nông thôn hay miền núi? Nó thuộc loại nhà tầng, nhà ngói hay nhà lá? Nhà của em gần giống ngôi nhà nào trong các ngôi nhà đó? Học sinh quan sát theo cặp và nói cho nhau nghe về các câu hỏi trên. Bước 2: GV treo tất cả các tranh ở trang 26 gọi học sinh lên nêu câu trả lời của nhóm mình kết hợp thao tác chỉ vào tranh. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV kết luận: Nhà ở là nơi sống và làm việc của mọi người trong gia đình, nên các em phải yêu quý ngôi nhà của mình. Hoạt động 2:Làm việc với SGK. MĐ: Học sinh kể được tên các đồ dùng trong nhà.Các bước tiến hành: Bước 1 : GV chia nhóm 8 em và yêu cầu mỗi nhóm quan sát 1 hình trang 27 SGK và nêu tên các đồ dùng được vẽ trong hình. Sau khi quan sát xong mỗi em phải kể được 5 đồ dùng trong gia đình cho các bạn nghe. Bước 2 : GV cho các nhóm lên trình bày ý kiến của mình. Các nhóm khác nhận xét. Kết luận: Đồ đạc trong gia đình là để phục các sinh hoạt của mọi người. Mỗi gia đình đều có đồ dùng cần thiết tuỳ vào điều kiện kinh tế của từng nhà, chúng ta không nên đòi bố mẹ mua sắm những đồ dùng khi gia đình chưa có điều kiện. Hoạt động 3: Kể về ngôi nhà của em. MĐ : Giới thiệu cho các bạn biết về ngôi nhà của mình.Các bước tiến hành Bước 1: GV yêu cầu Học sinh mang ra ngôi nhà do GV dặn vẽ trước ở nhà về ngôi nhà của mình để giới thiệu với các bạn trong lớp. GV có thể nêu các câu hỏi gợi ý sau : Nhà của em ở nông thôn hay thành phố? Ngôi nhà rộng hay hẹp? Địa chỉ nhà của em như thế nào? Học sinh làm việc theo nhóm 4 em. 4.Củng cố : Hỏi tên bài : Nêu câu hỏi để học sinh khắc sâu kiến thức.Nhận xét. Tuyên dương. 5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới. Yêu quý ngôi nhà, luôn luôn giữ cho ngôi nhà sạch sẽ thoáng mát. Học sinh nêu tên bài. 3HS kể. Học sinh nhắc tựa. Học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm 2 em nói cho nhau nghe về ngôi nhà trong tranh. Học sinh nêu lại nội dung đã thảo luận trước lớp. Nhóm khác nhận xét. HS nhắc lại. Học sinh làm việc theo nhóm 8 em để nêu được các đồ dùng trong nhà. Các nhóm lên trình bày ý kiến của mình. Các nhóm khác nhận xét. Học sinh mang tranh vẽ ra và kể cho các bạn nghe theo gợi ý câu hỏi cuả GV. GV theo dõi giúp đỡ các nhóm yếu giúp các em hoàn thành nhiệm vụ của mình. Học sinh nêu tên bài. Học sinh nêu lại nội dung bài học. Thứ ngày tháng năm 200 Môn : Mĩ Thuật BÀI : VẼ TỰ DO. I.Mục tiêu : -Giúp HS biết tìm đè tài để vẽ theo ý thích. -Vẽ được bức tranh có nội dung phù hợp theo đề tài đã chọn. II.Đồ dùng dạy học: -Sưu tầm một số tran
File đính kèm:
- GIAO AN T12.doc