Lịch báo giảng tuần 1 lớp 4

I - MỤC TIÊU - YÊU CẦU

- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.

 - Biết được: Trung thực trong học tập giúp em tiến bộ, được mọi người yêu mến.

- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.

- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.

- Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập.

- Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập

II - ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

 

doc29 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Lịch báo giảng tuần 1 lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BC : (1’)
3 - Dạy bài mới :
 v Hoạt động 1 : (1’) Giới thiệu bài.
 v Hoạt động 2 : Giáo viên kể chuyện (10’)
 v Hoạt động 3 : HS thực hành kể chuyện (20’)
4.Củng cố: (3’)
5.Dặn dò: (2’)
a) Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
b) GV kể chuyện: Nội dung tích hợp (Khai thác trục tiếp nội dung bài).
- Kể lần 1: Sau khi kể lần 1, GV giải nghĩa một số từ khó chú thích sau truyện.
- Kể lần 2:Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
- Kể lần 3(nếu cần)
c) Hướng dẫn hs kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Yêu cầu hs đọc yêu cầu của từng bài tập.
- Nhắc nhở hs trước khi kể:
+ Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời thầy.
+ Kể xong cần trao đổi với bạn về nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
- Cho hs kể theo nhóm, cặp.
- Cho hs kể thi trước lớp.
- Tổ chức cho hs bình chọn bạn kể tốt.
- Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
- Giáo dục học sinh ở hiền gặp lành, ở ác sẽ gặp ác. Giáo dục hs ý thức bảo vệ môi trường.
- Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
- HS hát 
- Lắng nghe.
- Hs nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ, đọc phần lời dưới mỗi tranh trong SGK.
- HS đọc yêu cầu các bài tập
- Kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Hs thi kể và cả lớp nghe. 
- HS lắng nghe.
 Thứ tư 20/08/2014
Tập đọc (Tiết 2)
Bài: MẸ ỐM 
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- Đọc rành mạch, trôi chảy, bước đầu biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm.
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm .
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Tranh minh hoạ bài đọc.
Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 4 và 5 cần hướng dẫn đọc diễn cảm.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiến trình tiết học
Hoạt của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động : (1’)
2. KTBC : (1’)
3 - Dạy bài mới :
 v Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (1’) 
 v Hoạt động 2 : Luyện đọc (10’)
v Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài (7’)
v Hoạt động 4: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm (15’)
4.Củng cố: (3’)
5.Dặn dò: (2’)
 2 HS đọc nối tiếp toàn bài và trả lời nội dung bài đọc.
GV nhận xét.
a) Giới thiệu bài: GV treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi HS : Bức tranh vẽ gì ? Gv ghi tựa bài
b)Hướng dẩn luyện đọc và tìm hiểu bài.
-Yêu cầu HS mở sgk trang 9, sau đó gọi HS nối tiếp nhau đọc bài
-Gọi 2 HS khác đọc lại các câu thơ sau :
-HS đọc phần chú giải của bài.
-GV đọc mẩu lần 1.( tồn bài đọc với.
c) Tìm hiểu bài:
+Bài thơ cho chúng ta biết chuyện gì ?
-Yêu cầu HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi : Em hiểu những câu thơ sau muốn nói gì?
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
-Em hãy hình dung khi mẹ không bị bệnh thì lá trầu, Truyện Kiều, ruộng vườn sẽ như thế nào ?
*Giảng: Những câu thơ : “Lá trầu … sớm trưa.”gợi lên hình ảnh trông bình thường của lá trầu. Truyện Kiều, ruộng vườn, cánh màn khi mẹ bệnh….
-Em hiểu : Lặng trong đời mẹ nghĩa là thế nào ?
*Lặng trong đời mẹ có nghĩa là những vất vả nơi ruộng đồng qua ngày tháng để lại trong mẹ và bây giờ đã làm mẹ ốm.
-Yêu cầu HS đọc thầm khổ 3 
- Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?
- Những việc làm đó cho ta biết điều gì ?
- Những câu thơ nào trong bài bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ ? Vì sao em cảm nhận được điều đó ?
-GV Nhận xét bổ sung.
-Bài thơ muốn nói với các em điều gì?
*Giảng : Bài thơ thể hiện tình cảm sâu nặng, tình làng xóm, tình máu mủ. Vậy thương người là trước hết phải thương yêu những người ruột thịt trong gia đình
d) Hướng dẫn hs luyện đọc diễn cảm.
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
GV yêu cầu HS đọc từng đoạn và tìm ra cách ngắt giọng, nhấn giọng hợp lí.
+Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo cặp.
-Yêu cầu HS đọc, Nhận xét , uốn nắn, sửa sai.
-Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng 1 thơ.
-Nhận xét , cho điểm HS.
-Bài thơ viết theo thể thơ gì ?
-Trong bài thơ em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?
_ Gv liên hệ giáo dục hs.
-GV Nhận xét tuyên dương tiết học.
-Về nhà học thuộc bài thơ và xem trước bài mới.
- Hs hát
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
-Bức tranh vẽ người mẹ bị ốm và mọi người đến thăm hỏi, em bé bưng bát nước cho mẹ.
-HS nối tiếp nhau đọc bài, mỗi em đọc một khổ thơ.
-2 HS đọc thành tiếng cả lớp theo dõi bài sgk.
-1 HS đọc.
-Theo dõi GV đọc mẫu
-Bài thơ cho chúng ta biết mẹ bạn nhỏ bị ốm, mọi người rất quan tâm, lo lắng cho mẹ, nhất là bạn nhỏ.
-HS đọc thầm và trả lời câu hỏi : Những câu thơ trên muốn nói rằng mẹ chú Khoa bị ốm. Lá trầu khô giữa cơi trầu vì mẹ ốm không ăn được , Truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọc, ruộng vườn vắng bóng mẹ, mẹ nằm trên giường vì rất mệt.
- Khi mẹ không bị ốm thì lá trầu xanh mẹ ăn hàng ngày, Truyện Kiều sẽ được mẹ lật mở từng trang để đọc, ruộng vườn sớm trưa sẽ có bóng mẹ làm lụng.
-HS trả lời theo hiểu biết của mình.
-Lắng nghe.
-Những câu thơ : Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm : Người cho trứng, người cho cam. Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.
-Những việc làm đó cho thấy tình làng nghĩa xóm rất sâu nặng, đậm đà đầy nhân ái.
-HS tiếp nối nhau trả lời.
- Bài thơ thể hiện tình cảm giữa người con với người mẹ, tình cảm của làng xóm với người bị bệnh. Nhưng đậm đà sâu nặng hơn vẫn là tình cảm của người con với mẹ.
- Hs lắng nghe.
- 1 HS khá giỏi đọc.
- HS lắng nghe.
-HS nối tiếp nhau đọc bài.
-HS thi đọc thuộc lòng .
-Bài thơ viết theo thể thơ lục bát.
-HS tự nêu.
- HS lắng nghe.
TOÁN
Tiết 3: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1OO OOO (tT)
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS : 
- Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số; nhân(chia) số có đến 5 chữ số với (cho) số có 1 chữ số.
- Tính được giá trị của biểu thức.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng con, SGK toán 4, VBT tón học sinh.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tiến trình tiết học
Hoạt của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động : (1’) 
2. KTBC : (2’)
3 - Dạy bài mới :
 v Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (1’)
 v Hoạt động 2 : Thực hành làm bài tập (30’)
4.Củng cố: (3’)
5.Dặn dò: (2’)
- Ôn tập các số đến 100000 (tt)
- Yêu cầu HS sửa bài về nhà
a) Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu tiết học
b) Thực hành
Bài tập 1:GV cho học sinh tính nhẩm
- Gọi Hs làm bài và nhận xét kết quả tính nhẩm.
- GV nhận xét.
Bài tập 2:
- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu Hs tự đặt tính và tính vào vở.
- Gọi Hs nhận xét, Gv nhận xét bài làm của Hs.
Bài tập 3: HS tự tính giá trị của biểu thức
Yêu cầu HS nêu các trường hợp tính giá trị của biểu thức: (HS làm 2 dòng đầu, HS khá giỏi làm 2 dòng còn lại).
+ Trong biểu thức có 2 phép tính cộng & trừ (hoặc nhân & chia)
+ Trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia
+ Trong biểu thức có chứa dấu ngoặc đơn
- GV nhận xét sửa sai.
Bài 4, 5 dành cho HS khá giỏi làm.
Yêu cầu HS nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính, cách tính giá trị biểu thức trong từng trường hợp
- Gọi vài hs lên bảng đặt tính rồi tính 
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
- Chuẩn bị bài: Biểu thức có chứa 1 chữ
- Hs lắng nghe
- HS làm bài
- HS nhận xét thống nhất kết quả 
- HS lắng nghe.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài trình bày miệng
- HS sửa & thống nhất kết quả
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- 4 HS lên bảng làm bài cột (2 a) 
a) Đặt tính rồi tính:
6083 + 2378 = 8451 ;
28763 – 23359 = 5404 
 6083 28763
+ 2378 – 23359 
 8451 05404
2570 x 5 = 12850 40075 : 7 = 5725
 2570 40075 7
 x 5 50 5725
12850 17
 35
 0
- Hs nêu các trường hợp về tính giá trị của biểu thức.
- Hs làm bài:
a) 3257+4659-1300 
 = 7916 – 1300 = 6616 
b) 6000 – 1300 x 2 
 = 6000 – 2600 = 3400
c) (70850 – 50230) x 3 
 = 20620 x 3 = 61860
d) 9000 + 1000 : 2 
 = 9000 + 500 = 9500
- HS đứng tại chỗ làm miệng
Bài 4, 5 dành cho HS khá giỏi làm
- HS nhắc lại quy tắc tính giá trị của biểu thức.
- 3 hs lên bảng tính
-Hs nhận xét.
- HS lắng nghe.
ĐỊA (Tiết 1)
BÀI: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
- HS biết một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ .
- Học sinh khá giỏi biết tỉ lệ của bản đồ.
 - HS nêu được định nghĩa đơn giản về bản đồ - Ham thích tìm hiểu môn Địa lí.
II.CHUẨN BỊ:
- SGK
- Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tiến trình tiết học
Hoạt của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động : (1’)
2. KTBC :
3 - Dạy bài mới :
 v Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (1’)
 v Hoạt động 2 : Tìm hiểu về bản đồ (15’)
v Hoạt động 3:
Một số yếu tố của bản đồ (15’)
4.Củng cố: (3’)
5.Dặn dò: (2’)
- Không.
a) Giới thiệu bài: Gv nêu mục đích yêu cầu của tiết học
b) Hướng dẫn HS tìm hiểu về bản đồ.
- GV lần lượt treo một vài loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ (thế giới, châu lục, Việt Nam…)
- GV yêu cầu HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng.
- Nhận xét về phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ?
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt của Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
c) Một số yếu tố của bản đồ.
- GV yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát bản đồ trên bảng & thảo luận theo các gợi ý sau:
- Tên của bản đồ có ý nghĩa gì?
- Trên bản đồ, người ta thường quy định các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây như thế nào?
- Chỉ các hướng B, N, Đ, T trên bản đồ tự nhiên Việt Nam?
- Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì?
- Đọc tỉ lệ bản đồ ở hình 3 & cho biết 3 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
- Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào? Bảng chú giải có tác dụng gì?
- GV kết luận: Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ & bảng chú giải.
- Bản đồ là gì? Kể tên một số yếu tố của bản đồ ?
- Kể một vài đối tượng địa lí được

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 1 DUNG 2014.doc
Giáo án liên quan