Giáo án lớp 3 - Tuần 16 - Trường Tiểu học Quế Sơn năm học 2013-2014

A. MỤC TIÊU:- Giúp HS:

+ Rèn luyện kỹ năng tính và giải bài toán có 2 phép tính

+ Củng cố về góc vuông và góc không vuông.

+ Củng cố về giảm và gấp 1 số lên nhiều lần.

B. ĐỒ DÙNG

Bảng phụ

C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

I. Ôn luyện: + Gấp 1 số lên nhiều lần ta làm như thế nào ? (1HS)

+ Giảm 1 số đi nhiều lần ta làm như thế nào ? (1HS)

II. Bài mới:

a. Bài 1: Củng cố về thừa số chưa biết.

 

doc18 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 16 - Trường Tiểu học Quế Sơn năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hoạt động dạy học chủ yếu:
GV viết nên bảng: 126 + 51 và nói " Ta có 126 cộng 51. Ta cũng nói đây là 1 biểu thức 126 cộng 51"
- HS nghe
- Vài HS nhắc lại - cả lớp nhắc lại 
- GV viết tiếp 62 - 11 lên bảng nói: " Ta có biểu thức 61 trừ 11"
- HS nhắc lại nhiều lần 
- GV viết lên bảng 13 x 3 
- HS nêu: Ta có biểu thức 13 x 3
- GV làm tương tự như vậy với các biểu thức 84 : 4; 125 + 10 - 4;
- GV nói: Chúng ta xét biểu thức đầu 126 + 51.
+ Em tính xem 126 cộng 51 bằng bao nhiêu ?
- 126 + 51 = 177
- GV: Vì 126 + 51 = 177 nên ta nói: Giá trị của biểu thức 126 + 51 là 177"
- GV cho HS tính 62 - 11
- HS tính và nêu rõ giá trị của biểu thức 62 - 11 là 51.
- GV cho HS tính 13 x 3 
- HS tính và nêu rõ giá trị của bài tập
13 x 3 là 39
- GV hướng dẫn HS làm việc như vậy với các biểu thức 84 : 4 và 125 + 10 - 4
a. Bài 1 (78): Gọi HS nêu yêu cầu 
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập + đọc phần mẫu.
- HS nêu cách làm - làm vào vở 
a. 125 + 18 = 143
b. 161 + 18 = 11
- GV gọi HS đọc bài 
- 2 HS đọc bài - HS nhận xét.
- GV nhận xét - ghi điểm 
b. Bài 2: (78):
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 2HS yêu cầu BT 
- HS làm vào SGK - chữa bài 
4. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại ND bài? (2HS)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
* Đánh giá tiết học 
 Tự nhiên xã hội
Tiết 31: Hoạt động công nghiệp - thương mại 
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết;
- Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại của tỉnh (thành phố) nơi các em đang sống.
- Nêu được ích lợi của các hoạt động công nghiệp, thương mại.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Các hình trang 60, 61 (SGK)
- Tranh ảnh sưu tầm về chợ hoặc cảnh mua bán...
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: - Kể tên 1 số hoạt động nông nghiệp ?
- Nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp ?
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Làm việc theo cặp 
* Mục tiêu: Biết được những hoạt động công nghiệp ở tỉnh, nơi các em đang sống.
* Tiến hành:
- Bước 1: GV nêu yêu cầu
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở tỉnh , nơi em đang sống.
- Bước 2: GV gọi 1 số cặp trình bày
- 1số cặp trình bày trước lớp.
- HS nhận xét bổ sung.
* Gv giới thiệu thêm một số hoạt động như: Khai thác quặng (ở văn bàn ), kim loai đồng hồ (Bát Xát), lắp ráp ô tô, xe máy.đều gọi là hoạt động công nghiệp.
b. Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm 
* Mục tiêu: Biết được các hạot động công nghiệp và ích lợi của hoạt động đó
* Tiến hành:
- Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Từng cá nhân quan sát hình trong SGK.
- Bước 2: GV gọi 1 số HS nêu 
- HS nêu tên hoạt động đã quan sát được 
- Bước 3: GV gọi HS nêu 
- 1 số nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp.
* GV giới thiệu và phân tích về các hoạt động và sản phẩm từ các hoạt động đó như:
- Khoan dầu khí cung cấp chất đốt nhiên liệu để chạy máy.
- Dệt cung cấp vải, lụa.
* Kết luận: Các hoạt động như khai thác than, dầu khí, dệt .gọi là hoạt động công nghiệp 
c. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm 
* Mục tiêu: Kể được tên một số chợ, siêu thị, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó.
* Tiến hành 
- Bước 1: GV chia nhóm 
- HS thảo luận theo yêu cầu trong SGK
- Bước 2: GV gọi 1 số nhóm trình bày KQ
- 1 số nhóm trình bày trước lớp.
VD: ở siêu thị bán : Bánh kẹo, hoa quả, đồ ăn sẵn, quần áo.
*Kết luận: Các hoạt động mua bán gọi là hoạt động thương mại
III. Củng cố - dặn dò 
- Nêu lại ND bài ?
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
* Đánh giá tiết học.
Chính tả 
Tiết 31: (nghe viết) Đôi bạn
I. Mục tiêu: 
1. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 3 của truyện Đôi bạn.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt âm đầu, dấu thanh dễ lẫn: ch/tr, dấu hỏi, dấu ngã 
II. Đồ dùng dạy học: 
- 3 băng viết 3 văn của BT 2 a
III. Các hoạt động dạy - học:
A. KTBC: GV đọc: Khung cửi, mát rượi, sưởi ấm (HS viết bảng con)
- HS + GV nhận xét.
B. Bài mới.
2. Hướng dẫn nghe viết:
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn chính tả 
- HS chú ý nghe
- 2HS đọc lại bài.
- GV hướng dẫn HS nhận xét chính tả:
+ Đoạn viết có mấy câu ?
- 6 câu 
+ Những chữ nào trong đoạn viết hoa ?
- Chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng của người 
+ Lời của bốn viết như thế nào ?
- Viết sau dấu 2 chấm.
- GV đọc một số tiếng khó 
- HS luyện viết vào bảng con.
- GV quan sát, sửa sai cho HS 
b. GV đọc bài 
- HS nghe viết vào vở 
- GV theo dõi uấn nắn cho HS.
c. Chấm chữa bài 
- GV đọc lại bài 
- HS soát lỗi bằng bút chì 
- GV thu bài chấm điểm 
- GV nhẫn xét bài viết 
3. HD làm bài tập 
* Bài 2 (a): Gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu BT
- GV dán lên bảng 2 băng giấy 
- 3 HS lên bảng thi làm bài.
- HS đọc kết quả - HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận bài đúng.
a. Chân trâu, châu chấu, chật chội - trật tự chầu hẫu - ăn trầu 
4. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại ND bài ? (1HS)
* Đánh giá tiết học.
Âm nhạc 
Buổi chiều: 
Thể dục
Tiết 31:Ôn đội hình đội ngũ và thể dục rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản.
I. Mục tiêu:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Ôn đi vuợt chướng ngại vật, di chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
II. Địa điểm - phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ.
- Phương tiện: Còi, kẻ sẵn các vạch chuẩn bị cho bài tập di chuyển hướng phải, trái.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Địnhlượng
Phương pháp tổ chức
A. Phần mở đầu 
 5 - 6
1. Nhận lớp: 
- ĐHTT + KĐ
- Cán sự báo cáo sĩ số
-GV nhận lớp, phổ biến ND bài học 
 x x x x x
2. Khởi động:
 x x x x x
B. Phần cơ bản 
22 - 25'
1. Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
- ĐHTL:
 x x x x x
 x x x x x
+ Tập từ 2 -3 lần liên hoàn các động tác 
+ GV chia tổ cho HS tập luyện 
- GV quan sát, sửa sai cho HS 
2. Ôn đi vuợt chướng ngại vật thấp di chuyển hướng phải, trái.
- ĐHTL:
 x x 
 x x
 x x
+ Cả lớp thực hiện - GV điều khiển 
- GV quan sát, sai cho HS.
- GV cho các tổ thi đua biểu diễn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, (1 lần)
- GV nhận xét đánh giá.
3. Chơi trò chơi: Đua ngựa 
- GV cho HS khởi động kĩ các khớp, nhắc lại cách phi ngựa. 
- HS chơi trò chơi
- GV quan sát sửa sai. 
C. Phần kết thúc:
 5'
- ĐHXC:
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát 
 x x x x
- GV cùng HS hệ thống bài
 x x x x
- GV cùng HS hệ thống bài 
- GV giao bài tập về nhà
Toán (LT)
I, Mục tiêu : + HS làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức.
+ Học sinh biết tính giá trị của các biểu thức đơn giản.
II. Đồ dùng:ND: Sách giáo khoa 
 HS : Vở bài tập 
III, Các hoạt động day học chủ yếu :
1, HS làm bài tập 
Bài 1: Tìm giá trị của mỗi biểu thức sau : 
 84 : 4 13 x 3 161 - 150 48 : 2 
Bài 2: Giá trị của biểu thức 382 + 56 là : 
 A.338 B. 438 C.483 D. 326
Bài 3: Tính 413 : 7 x5 được kết quả là :
 A.59 B.64 C. 295 D.415
Bài 4: Tìm X ? 168 : x = 32 : 4
 168: x = ...............
 X = .................
Chấm chữa bài – nhận xét 
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tiết 16: Tiểu phẩm lì xì 
I Mục tiêu:
- Thông qua tiểu phẩm Lì xì giúp HS hiểu được mừng tuổi ngày tết là một nét đẹp trong văn hóa người Việt Nam.Đây là một phong tục cổ truyền của ngày tết.
-Giáo dục HS biết dử dụng tiền mừng tuổi hợp lí.
II.Tài liệu và phương tiện
- Tranh ảnh về cảnh mừng tuổi tết
III. Các hoạt động dạy học
1. Chuẩn bị
- Nhóm văn nghệ chuẩn bị kịch bản
Gv giới thiệu về tục mừng tuổi ngày tết và ý nghĩa của việc mừng tuổi
-Bầu người dẫn chương trình
- GV công bố tiêu chí chấm điểm
- Các tổ nhận kịch bản và tập
2 Tiến hành
-Tùng nhóm lên trình diến tiểu phẩm theo thứ tự bốc thăm.
-Người dẫn chương trình mời mọi người cùng giao lưu với nhóm vừa biểu diễn.
- Phát động gây quỹ để giúp đỡ các bạn gặp khó khăn trong lớp.
3.Gv nhận xét buổi biểu diễn , đánh giá và trao thưởng cho nhóm xuất sắc nhất.
-HD chuẩn bị cho giờ sau
Thứ tư, ngày 11 tháng 12 năm 2013
Tập đọc
 Tiết 32: Về quê ngoại
I. Mục tiêu:
- Chú ý các từ ngữ: Đầm sen nở, ríu rít, rực màu rơm phơi, mát rợp, thuyền trôi.
- Ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng, các câu thơ lục bát.
- Hiểu các từ ngữ trong bài: Hương trời, chân đất.
- Hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ về thăm ngoại, thấy thêm yêu cảnh đẹp ở quê, thêm yêu những người nông dân đã làm ra lúa gạo.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC: - Kể lại câu chuyện Đôi bạn (3HS, mỗi HS kể 1 đoạn)
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
a. GV đọc diễn cảm bài thơ 
GV hướng dẫn cách đọc 
- HS chú ý nghe 
b. GV hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.
HS đọc
3. Tìm hiểu bài:
- Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê ?
- Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê
- Quê ngoại bạn ở đâu?
- ở nông thôn.
- Bạn nhỏ thấy quê có những gì lạ ?
- Đầm sen nở ngát hương, con đường đất rực màu rơm phơi.vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm.
- Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo ?
- Họ rất thật thà, bạn thương họ như thương người ruột thịt
- Chuyến về quê ngoại đã làm bạn nhỏ có gì thay đổi ?
-HS liên hệ
- Bạn yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con người sau chuyến về quê.
4. Học thuộc lòng bài thơ.
- GV đọc lại bài thơ 
- HS nghe 
- GV hướng dẫn 
-HS nghe bà học thuộc từng khổ thơ
- GV gọi HS thi đọc:
- HS thi đọc từng khổ, cả bài.
- 1 số HS thi đọc thuộc cả bài 
- HS nhận xét.
- GV nhận xét - ghi điểm
5, Củng cố - dặn dò
- Nêu lại ND bài thơ ?
- 2HS 
* Đánh giá tiết học
 Toán
 Tiết 78: Tính giá trị biểu thức
A. Mục tiêu:Giúp HS:
-Biết thực hiện tính giá trị biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có các phép tính nhân, chia.
B.Đồ dùng: Bảng phụ
C Các hoạt động dạy học:
I. Ôn luyện: Làm bài tập 1 + bài tập 2 (tiết 77) (2HS)
II. Bài mới:
a. GV viết bảng 60 + 20 + 5 và yêu cầu HS đọc biểu thức này 
- 2HS đọc: Biểu thức 60 cộng 20 trừ 5
- Hãy nêu cách tính biểu thức này ?
- HS tính: 60 + 20 - 5 = 80 - 5 
 = 75
Hoặc 60 + 20 - 5 = 60+ 15 
 = 75
- Qua VD em hãy nêu quy tắc tính giá trị của biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ?
- 2HS nêu và nhiều HS nhắc lại 
b. GV viết bảng 49 : 7 x 5 
- HS quan sát 
- 2 HS đọc biểu thức 49 chia 7 nhân 5 
- H

File đính kèm:

  • docTUẦN 16.doc
Giáo án liên quan