Kỳ thi học sinh giỏi vòng huyện năm học 2007-2008 môn: hoá học

Câu I: ( 3 điểm)Một học sinh được phân công tiến hành 3 thí nghiệm.

Thí nghiệm 1: Đưa bình đựng hỗn hợp khí metan và clo ra ánh sáng. Sau một thời gian, cho nước vào bình, lắc nhẹ rồi thêm vào một mẩu giấy quỳ tím.

Thí nghiệm 2: Dẫn axetilen qua dung dịch brom màu da cam.

Thí nghiệm 3: Cho 1-2 giọt dầu ăn vào ống nghiệm đựng ben zen, lắc nhẹ.

Cho biết các hiện tượng có thể xảy ra và mục đích của 3 thí nghiệm trên. Viết các PTHH(nếu có).

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi học sinh giỏi vòng huyện năm học 2007-2008 môn: hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG KỲ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN 
 PHÒNG GD& ĐT CÁT TIÊN	 Năm học 2007-2008
 ĐỀ CHÍNH THỨC 
Môn: HOÁ HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian phát đề)
Câu I: ( 3 điểm)Một học sinh được phân công tiến hành 3 thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Đưa bình đựng hỗn hợp khí metan và clo ra ánh sáng. Sau một thời gian, cho nước vào bình, lắc nhẹ rồi thêm vào một mẩu giấy quỳ tím.
Thí nghiệm 2: Dẫn axetilen qua dung dịch brom màu da cam.
Thí nghiệm 3: Cho 1-2 giọt dầu ăn vào ống nghiệm đựng ben zen, lắc nhẹ.
Cho biết các hiện tượng có thể xảy ra và mục đích của 3 thí nghiệm trên. Viết các PTHH(nếu có).
Câu II: ( 3 điểm)Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế một số chất khí bằng cách:
Nung nóng canxi cacbonat.
Mangan dioxit tác dụng với dung dịch HCl đặc.
Kẽm tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng.
Đốt nóng kali pemanganat.
Natri sunfit tác dụng với dung dịch axit sunfuric.
a. Em hãy cho biết tên của những khí được sinh ra trong những TN trên. Viết PTHH đã xảy ra.
b. Bằng những thí nghiệm nào em có thể khẳng định được khí sinh ra trong mỗi thí nghiệm?
Câu III: ( 3 điểm	Khi trộn dung dịch AgNO3 với dung dịch H3PO4 thì không thấy có kết tủa xuất hiện. Nếu thêm NaOH thì thấy xuất hiện kết tủa màu vàng, nếu thêm tiếp dung dịch HCl thì thấy kết tủa màu vàng chuyển thành màu trắng. Giải thích các hiện tượng bằng phương trình phản ứng.
Câu IV: ( 2 điểm)Nêu phương pháp tinh chế C2H4 có lẫn C2H6 , C2H2, SO2, H2, N2.
Câu V: ( 3 điểm)Trình bày cách nhận biết các khí sau: H2, CO2, CH4, C2H2, C2H4 
Câu VI: ( 3 điểm)Trên hai đĩa cân ở vị trí thăng bằng có hai cốc, mỗi cốc đựng dung dịch trong đó có hoà tan 0,2 mol HNO3. Cho vào cốc thứ nhất 20 gam CaCO3, vào cốc thứ hai 20 gam MgCO3. Sau khi phản ứng kết thúc, hai đĩa cân còn ở vị trí thăng bằng hay không? Viết phương trình phản ứng hóa học và giải thích.
Nếu dung dịch trong mỗi cốc có hoà tan 0,5 mol HNO3 rồi tiếp tục làm thí nghiệm như trên. Phản ứng kết thúc, hai đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không? Giải thích.
Câu VII: ( 3 điểm)Có hai dung dịch Na2CO3 (dung dịch 1 và dung dịch 2). Trộn 100 gam dung dịch 1 với 150 gam dung dịch 2 được dung dịch A, cho dung dịch A tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 thu được 3,92 lít khí (đktc). Nếu trộn 150 gam dung dịch 1 với 100 gam dung dịch 2 được dung dịch B, đem dung dịch B tiến hành thí nghiệm như trên thì thu được 3,08 lít khí (đktc).
1/ Tính nồng độ phần trăm của dung dịch1, dung dịch 2, dung dịch A, dung dịch B.
2/ Tính nồng độ phần trăm của dung dịch Na2SO4 thu được khi cho dung dịch 2 tác dụng với dung dịch H2SO4 20% theo tỉ lệ số mol Na2CO3: H2SO4 là 1:1.
Cho: 	Ca = 40	Na = 23	O = 16	H = 1
Mg = 24	C = 12	S = 32
 Họ và tên thí sinh: Số báo danh: . 
Chữ ký giám thị 1: Chữ ký giám thị 2
SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG KỲ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN 
 PHÒNG GD & ĐT CÁT TIÊN	 Năm học 2007-2008
 HƯỚNG DẪN CHẤM 
Môn: HOÁ HỌC
Câu I: ( 3,0 điểm)
TN1: HT: Khi đưa ra ánh sáng, màu vàng nhạt của clo mất đi. Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
MĐ: Chứng minh metan có phản ứng với clo khi có ánh sáng
CH4 + Cl2 ánh sáng CH3Cl + HCl
HCl tạo thành tan trong nước thành dung dịch axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ
TN2: HT : Dung dịch brom bị mất màu.
MĐ: Chứng minh axetilen có phản ứng với brom
C2H2 + Br2 ® C2H2Br2
C2H2Br2 + Br2 ® C2H2Br4
TN3: HT: Hỗn hợp benzen và dầu ăn trở nên đồng nhất
MĐ: Chứng minh ben zen có khả năng hoà tan dầu ăn.
Câu II: ( 3 điểm)
a. Những khí sinh ra:Khí CO2
Khí Cl2
Khí H2
Khí O2
Khí SO2
Phương trình phản ứng :	CaCO3 CaO + CO2­
	4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 ­+2H2O
	Zn + H2SO4® ZnSO4 + H2­
	2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2­
	Na2SO3 + H2SO4® Na2SO4 + H2O + SO2­
b. Bằng những thí nghiệm có thể khẳng định được khí sinh ra trong mỗi thí nghiệm:
- Khí CO2 làm đục nước vôi trong: CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3 ¯+ H2O
- Khí Cl2 làm mất màu giấy tẩm mực.
- Khí H2 cháy trong không khí, kèm theo tiếng nổ.
- Khí O2 làm tàn đóm bùng cháy. 
- Khí SO2 làm mất màu tím của dung dịch KMnO4.
Câu III: ( 3 điểm)	AgNO3 + H3PO4® phản ứng không xảy ra vì H3PO4 yếu hơn HNO3 không đẩy được HNO3 ra khỏi muối. Khi thêm NaOH thì NaOH trung hoà HNO3 là axit mạnh ( hoặc trung hoà H3PO4) nên phản ứng xảy ra:3AgNO3 + Na3PO4® Ag3PO4¯ + 3NaNO3
	 màu vàng
Thêm tiếp HCl thì có phản ứng:3HCl + Ag3PO4® 3AgCl¯ + H3PO4 
	 vàng	trắng
Câu IV: ( 2 điểm)- Dẫn hỗn hợp qua kiềm để loại bỏ SO2:SO2 +2NaOH ® Na2SO3 + H2O
- Hỗn hợp còn lại dẫn qua dung dịch Ag2O /dung dịch NH3 để loại bỏ C2H2:
C2H2 + Ag2O ® AgCºCAg¯ + H2O
- Tiếp tục sục chậm qua dung dịch H2SO4 loãng:C2H4 + H2O ® C2H5OH tan, rồi chưng cất.
Cuối cùng điều chế lại C2H4 từ C2H5OH:C2H5OH C2H4 + H2O
Câu V: ( 3 điểm) - Cho dung dịch Ag2O/ddNH3 vào 5 mẫu, mẫu nào cho kết tủa vàng là C2H2:
HCºCH + Ag2O ® AgCºCAg¯ + H2O
- Cho dung dịch Br2 vào 4 mẫu còn lại, mẫu nào làm mất màu nâu đỏ của dung dịch Br2 là C2H4
C2H4 + Br2 ® C2H4Br2 
- Cho nước vôi trong vào 3 mẫu còn lại, mẫu nào làm đục nước vôi là CO2:
CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3¯ + H2O 	 
- Đốt 2 khí còn lại rồi dẫn sản phẩm vào hai ống nghiệm chứa nước vôi trong khác nhau, mẫu nào làm đục nước vôi là CH4, mẫu không làm đục nước vôi là H2
CH4 + 2O2 ® CO2 + 2 H2O 	
	CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3¯ + H2O
Câu VI: ( 3điểm)Các phương trình phản ứng:
CaCO3 + 2HNO3 ® Ca(NO3)2 + H2O + CO2	(1)
MgCO3 + 2HNO3 ® Mg(NO3)2 + H2O + CO2	(2)
Số mol các chất tham gia (1):
= 0,2 mol
Số mol các chất tham gia (2): :0,2 mol
Như vậy toàn lượng HNO3 đã tham gia phản ứng (1) và (2). Mỗi phương trình phản ứng đều thoát ra một lượng khí CO2 = 0,1 mol hay 4,4 gam. Sau khi PƯ kết thúc, hai đĩa cân vẫn ở vị trí thăng bằng.
Nếu mỗi cốc có 0,5 mol HNO3; HNO3 đã dùng đủ, toàn lượng muối tham gia phản ứng. Phản ứng (1) thoát ra 0,2 mol CO2. 
Phản ứng (2) thoát ra 0,24 mol CO2. Sau khi các phản ứng kết thúc, hai đĩa cân không ở vị trí thăng bằng (đĩa cân có MgCO3 sẽ bổng lên, đĩa cân có CaCO3 sẽ trầm xuống).
Câu VII: ( 3,0 điểm)
1/ PTHH Na2CO3 + 2H2SO4 ® 2NaHSO4 + CO2 + H2O (1)
Đặt nồng độ % của dd 1 và dd 2 là C1 và C2
Trong TN1: số mol Na2CO3 trong dd 1 và dd 2 là 100C1/100.106 và 150C2/100.106
Tổng số mol Na2CO3 trong dd A là (100C1 + 150C2)/100.106
số mol CO2 = 3,92/22,4 = 0,175
Theo (1), (100C1 + 150C2) / 100.106 = 0,175 (I)
Trong TN2, tương tự ta có 
 (150C1 + 100C2)/ 100.106 = 3,08/22,4 = 0,1375 (II)
Giải (I) và (II), ta có C1 = 2,65%; C2 = 10,6%
Nồng độ % của dd A: (2,65.100 + 10,6.150)/ 250 = 7,42%
Nồng độ % của dd B : ( 2,65.150 + 10,6. 100)/ 250 = 5,83%
2/ Na2CO3 + H2SO4 ® Na2SO4 + CO2 + H2O (2) 
Đặt khối lượng của dd 2 là a
số mol Na2CO3 = 0,106a /106 = 0,001 a
số mol H2SO4 = số mol Na2CO3 = 0,001 a
khối lượng H2SO4 = 0,001 a . 98 = 0,098a
khối lượng dung dịch H2SO4 = 0,098a / 0,20 = 0,49a
khối lượng CO2 = 0,001 a . 44 = 0,044a
khối lượng dung dịch = a + 0,49a – 0,044a = 1,446a
khối lượng Na2SO4 = 0,001 a .142 = 0,142a
Nồng độ dung dịch Na2SO4 là 0,142a.100/ 1,446a = 9,82% 
Lưu ý:
- Nếu thiếu điều kiện hoặc cân bằng trừ nửa số điểm của phương trình .
- Nếu thiếu cả cân bằng và điều kiện thì phản ứng đó không cho điểm.
- Có thể viết các phương trình khác đáp án nhưng đúng vẫn đạt điểm tối đa.
- Các câu và bài toán giải theo cách khác đúng vẫn đạt điểm tối đa.
- Không làm tròn điểm.

File đính kèm:

  • docHSG HUYEN CAT TIEN 2008.doc
Giáo án liên quan