Giáo Án Hóa Học Lớp 9 - Học Kỳ II - Trần Văn Hậu - Trường THCS Tân Minh - Đà Bắc - Hoà Bình

I/ Mục tiêu:

 HS biết được:

- Axit cacbonic là axit yếu, không bền

- Muối cacbonat cóa những tính chất của muối như: Tác dụng với axit, với dung dịch muối, dung dịch kiềm. Ngoài ra muối cacbonat dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao giải phóng hiđro

- Muối cacbonat có nhiều ứng dụng trong đời sống sản xuất

- Biết tiến hành thí nghiệm để chứng minh tính chất hoá học của axit cacbonic, muối cacbonat tác dụng với đung dịch muối, dung dịch axit, dung dịch bazơ

- Biết quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất dễ bị phân huỷ của muối cacbonat

II/ Chuẩn bị của GV và HS:

GV: Tranh vẽ “Chu trình cacbon trong tự nhiên”, chuẩn bị dụng cụ và hoá chất

- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn

- Hoá chất: dd NaHCO3, dd Na2CO3, dd HCl, dd K2CO3, dd Ca(OH)2, dd CaCl2

III/ Hoạt động dạy học:

 

doc69 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo Án Hóa Học Lớp 9 - Học Kỳ II - Trần Văn Hậu - Trường THCS Tân Minh - Đà Bắc - Hoà Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Cho HS nghiên cứu thí nghiệm SGK và nêu tính chất , viết PTPƯ
GV thông báo: Benzen không phản ứng cộng với brôm trong dung dịch, nhưng trong điều kiện thích hợp benzen có phả ứng cộng với một số chất như: H2, ...
GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận:
1/ Benzen có cháy không?
HS: Nêu nhận xét
- Giải thích: Có sự khác nhau như vậy là do phân tử benzen có cấu tạo đặc biệt
2/ Benzen có phản ứng thế với dung dịch brôm không?
- Benzen phản ứng thế với dung dịch brôm
PT: C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr
 Chất lỏng màu đỏ nâu Chất lỏng không màu
3/ Benzen có phản ứng cộng không?
- PT: C6H6 + 3H2 C6H12
 Xiclohexan
* Kết luận: SGK
Hoạt động 5 (2)
IV/ ứng dụng
GV: Cho HS quan sát trang vẽ về ứng dụng của benzen và yêu cầu HS nêu ứng dụng của benzen trong công nghiệp
- Benzen là nguyên liệu sản xuất chất dẻo, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu
Hoạt động 6 (5)
luyện tập - củng cố
GV treo bảng phụ nội dung bài tập: Cho biết trong các chất sau, chất nào có thể làm mất màu dung dịch brôm. Viết phương trình phản ứng?
a/ C6H6
b/ CH2 = CH - CH2 - CH3
c/ CH3 - C CH
d/ CH3 - CH3
* Bài tập:
- Chất làm mất màu dung dịch brôm là b và c vì:
+ CH2 = CH - CH2 - CH3 + Br2 
CH2Br - CHBr - CH2 - CH3
+ CH3 - C CH + Br2 
CH3 - CBr = CHBr
Hoạt động 7 (1)
dặn dò
- BTVN: 1,3,4 (125)
Rút kinh nghiệm giờ dạy
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 17/02/2011
Tiết 49. dầu mỏ và khí thiên nhiên
I/ Mục tiêu:
- Nắm được tính chất vật lí, trạng thái thiên nhiên, thành phần, cách khai thác, chế biến và ứng dụng của dầu mỏ, khí tự nhiên
- Biết crắc kinh là một phương pháp quan trọng để điều chế dầu mỏ
- Nắm được đặc điểm cơ bản của dầu mỏ Việt Nam, vị trí một số mỏ dầu, mỏ khí và tình hình khai thác dầu khí ở Việt Nam
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
GV:c Bảng phụ, mẫu dầu mỏ và các sản phẩm chưng cất dầu mỏ, tranh vẽ sơ đồ chưng cất dầu mỏ
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (10)
kiểm tra bài cũ - chữa bài tập về nhà
?/ Viết CTCT, nêu đặc điểm và tính chất hoá học của benzen?
* Chữa bài tập 3 (125)
* Bài 3 (125)
a/ C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr
 78g 157g
 xg 15,7g
b/ Khối lượng benzen cần dùng (hiệu suất 100%) là: x = = 7,8 (g)
Vì hiệu suất có 80% nên khối lượng benzen thực tế cần dùng là: = 9,75 (g)
* Bài 4 (125)
- Chất làm mất màu dung dịch brôm là: b và c vì trong phân tử có liên kết 2, 3
PT: CH3 - C CH + 2Br 
 CH3 - CHBr2 - CHBr2
CH2 = CH - CH = CH2 + Br 
 CH2Br - CH = CH - CH2Br
hoặc: CH2Br - CHBr - CH = CH2
Hoạt động 2 (10)
I/ dầu mỏ
GV: Cho HS quan sát mẫu dầu mỏ và nhận xét về trạng thái, màu sắc, tính tan... 
GV cho HS quan sát H4.16 “Mỏ dầu và cách khai thác”
GV thuyết trình: Trong tự nhiên dầu mỏ tập hợp thành vùng lớn, ở sâu trong lòng đất, tạo thành mỏ dầu
?/ Quan sát H4.16 nêu cấu tạo của túi dầu?
?/ Các em hãy liên hệ thực tế và nêu cách khai thác dầu mỏ?
1/ Tính chất vật lí:
- Dầu mỏ là chất lỏng, sánh, màu nâu đen, không tan trong nước, nhẹ hơn nước
2/ Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ
* Cấu tạo: Mỏ dầu thường có 3 lớp:
- Lớp khí dầu mỏ (khí đồng hành). Thành phần chính của khí mỏ dầu là metan CH4
- Lớp dầu lỏng: Là hỗn hợp phức tạp của nhiều hiđro cacbon và những lượng nhỏ các hợp chất khác
- Lớp nước mặn 
* Cách khai thác:
- Khoan những lỗ khoan xuống dưới lớp dầu lỏng (còn gọi là giếng dầu)
- Ban đầu dầu tựu phun lên về sau người ta phải bơm nước hoặc khí xuống để đẩy dầu lên
Hoạt động 3 (7)
3/ các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ
GV: Cho HS quan sát các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ và sơ đồ chưng cất dầu mỏ
?/ Kể tên các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ?
GV giới thiệu: Để tăng lượng xăng người ta thường sử dụng phwong pháp crắc kinh (bẻ gãy phân tử) để chế biến dầu nặng (dầu điezen) thành xăng và các sản phẩm khí có giá trị trong công nghiệp như: Metan, etilen...
Dầu nặng Xăng + Hỗn hợp khí
 Crắc kinh
- Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ là: Xăng, dầu thắp, dầu điezen, dầu mazút, nhựa đường
HS: Nghe và ghi bài
Hoạt động 4 (5)
II/ Khí thiên nhiên
GV thuyết trình: Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí nằm dưới lòng đất, thành phần chủ yếu là khí metan (95%)
- Khí thiên nhiên là nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và trong công nghiệp 
HS: Nghe và ghi bài
Hoạt động 5 (5)
III/ Dầu mỏ và khí tự nhiên ở việt nam
GV: Cho HS đọc SGK và yêu cầu tóm tắt
HS: Đọc SGK
Hoạt động 6 (7)
luyện tập - củng cố
GV treo bảng phụ nội dung bài tập: Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
1/
a/ Dầu mỏ là một đơn chất
b/ Dầu mỏ là hợp chất phức tạp
c/ Dầu mỏ là một hiđro cacbon
d/ Dầu mỏ là hỗn hợp TN của nhiều hiđro cacbon 
2/ 
a/ Dầu mỏ sôi ở nhiệt độ nhất định
b/ Dầu mỏ có nhiệt độ sôi khác nhau tuỳ thuộc vào thành phần của dầu mỏ
c/ Thành phần chủ yếu của dầu mỏ là CH4 
d/ Thành phần chủ yếu của dầu mỏ là xăng và dầu lửa
3/ Phương pháp tách riêng các sản phẩm từ dầu thô là:
a/ Khoan giếng dầu
d/ Crắc kinh
c/ Chưng cất dầu mỏ
d/ Khoan giếng dầu và bơm nước hoặc khí xuống
*Bài tập:
1/ D
2/ B
3/ C
Hoạt động 7 (1)
dặn dò
- BTVN: 1,2,3,4 (129)
Rút kinh nghiệm giờ dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 24/02/2011
tiết 50. nhiên liệu
I/ Mục tiêu:
- Nắm được nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiều nhiệt và phát sáng
- Nắm được cách phân loại nhiên liệu, đặc điểm và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng
- Nắm được cách sử dụng hiệu quả nhiên liệu
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Biểu đồ H4.21 và H4.22 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (15)
kiểm tra bài cũ - chữa bài tập về nhà
?/ Kể tên các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ?
* Chữa bài tập 2 (129)
* Bài 2 (129)
- Xăng, dầu hoả và nhiều sản phẩm khác
- Crắc kinh
- Metan
- Thành phần
Hoạt động 2 (5)
I/ Nhiên liệu là gì?
?/ Em hãy kể một vài nhiên liệu thường dùng?
GV: Các chất trên khi cháy đều toả nhiệt và phát sáng, ngườita gọi đó là chất đốt hay nhiên liệu
?/ Nhiên liệu là gì?
GV: Các nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống sản xuất:
+ Một số nhiên liệu có sẵn trong tự nhiên (than, củi....)
+ Một số nhiên liệu được điều chế từ các nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như: Cồn đốt, khí than... 
- Than, củi, dầu hoả, ga...
- Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiều nhiệt và phát sáng
HS: Nghe và ghi bài
Hoạt động 3 (10)
II/ nhiên liệu được phân loại như thế nào?
?/ Dựa vào trạng thái, em hãy cho biết nhiên liệu được phân loại như thế nào?
GV thyết trình về quá trình hình thành than mỏ và đặc điểm của các loại than gầy, than mỡ, than gỗ, ...(HS xem biểu đồ H4.21 và H4.22)
GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về nhiên liệu khí
GV: Cho HS đọc SGK đặc điểm ứng dụng của nhiên liệu khí, lỏng và gọi HS nêu tóm tắt
- Dựa vào trạng thái , người ta có thể chia các nhiên liệu thành 3 loại: Rắn, lỏng, khí
1/ Nhiên liệu rắn:
HS: Nghe ghi bài
2/ Nhiên liệu lỏng: Gồm các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ như: Xăng, dầu hoả, rượu, ...
3/ Nhiên liệu khí: Gồm các loại khí tự nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc, khí lò cao, khí than, ...
* Đặc điểm ứng dụng của nhiên liệu lỏng, khí (SGK) 
Hoạt động 4 (10)
III/ sử dụng nhiên liệu như thế nào cho có hiệu quả
?/ Vì sao chúng ta phải sử dụng nhiên liệu cho hiệu quả?
?/ Sử dụng nhiên liệu như thế nào là hiệu quả?
?/ Muốn sử dụng nhiên liệu hiệu quả, chúng ta phải thực hiện những biên pháp gì?
* Ta phải sử dụng nhiên liệu cho hiệu quả vì:
- Nếu nhiên liệu cháy không hoàn toàn sẽ vừa gây lãng phí, vừa làm ô nhiễm môi trường
- Sử dụng nhiên liệu quả là phải làm thế nào để nhiên liệu cháy hoàn toàn đồng thời tận dụng lượng nhiệt do quá trình cháy tạo ra
* Muốn sử dụng nhiên liệu hiệu quả ta cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cung cấp đủ oxi (kk) cho quá trình cháy như: Thổi không khí vào lò, xây ống khói cao để hút gió
- Tăng diện tích của nhiên liệu với oxi (kk) bằng cách:
+ Trộn đều nhiên liệu khí, lỏng với không khí
+ Chẻ nhỏ củi
+ Đập nhỏ than khi đốt cháy
- Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy tì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng nhằm tận dụng lượng nhiệt do sự cháy tạo ra
Hoạt động 5 (4)
củng cố
? Nhắc lại nội dung chính của bàin đã học?
Hoạt động 6 (1)
dặn dò
- BTVN: 1,2,3,4, (132 )
Rút kinh nghiệm giờ dạy
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 02/03/2011
tiết 51. thực hành
tính chất hoá họ

File đính kèm:

  • docHoa 9 Ky II theo PPCT moi.doc
Giáo án liên quan