Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học: 2008 - 2009 môn: Hoá học lớp 9

Câu 1:(4 điểm)

 Hai thanh kim loại giống nhau (đều cùng nguyên tố R, hoá trị II) và có cùng khối lượng. Cho thanh thứ nhất vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh thứ hai vào dung dịch Pb(NO3)2 . Sau một thời gian khi số mol hai muối bằng nhau, lấy hai thanh kim loại khỏi dung dịch thấy khối lượng thanh thứ nhất giảm 0,2%, còn khối lượng thanh thứ hai tăng 28,4%. Xác định R.

 

Câu 2: (4 điểm)

 Nung 25,28 gam hỗn hợp FeCO3 và FexOy dư tới phản ứng hoàn toàn, thu được khí A và 22,4 gam Fe2O3 duy nhất. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn vào 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,15 M thu được 7,88 gam kết tủa.

 a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra

 b/ Tìm công thức phân tử của FexOy.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 839 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học: 2008 - 2009 môn: Hoá học lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐAK PƠ	KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
	 NĂM HỌC: 2008-2009
ĐỀ CHÍNH THỨC
 (VÒNG 1)	Môn: HOÁ HỌC Lớp: 9 Thời gian: 150 phút
	 (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI:
Câu 1:(4 điểm)
 Hai thanh kim loại giống nhau (đều cùng nguyên tố R, hoá trị II) và có cùng khối lượng. Cho thanh thứ nhất vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh thứ hai vào dung dịch Pb(NO3)2 . Sau một thời gian khi số mol hai muối bằng nhau, lấy hai thanh kim loại khỏi dung dịch thấy khối lượng thanh thứ nhất giảm 0,2%, còn khối lượng thanh thứ hai tăng 28,4%. Xác định R. 
Câu 2: (4 điểm)
 Nung 25,28 gam hỗn hợp FeCO3 và FexOy dư tới phản ứng hoàn toàn, thu được khí A và 22,4 gam Fe2O3 duy nhất. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn vào 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,15 M thu được 7,88 gam kết tủa.
 a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra
 b/ Tìm công thức phân tử của FexOy.
Câu 3: (5 điểm)
 Cho 80 gam bột đồng vào 200ml dung dịch AgNO3, sau một thời gian phản ứng lọc được dung dịch A và 95,2 gam chất rắn B. Cho tiếp 80 gam bột Pb vào dung dịch A, phản ứng xong lọc B tách được dung dịch D chỉ chứa một muối duy nhất và 67,05 gam chất rắn E. Cho 40 gam bột kim loại R (hoá trị 2) vào 1/10 dung dịch D, sau phản ứng hoàn toàn lọc tách được 44,575 gam chất rắn E. Tính nồng độ mol/lit của dung dịch AgNO3 và xác định kim loại R.
Câu 4: (7 điểm)
 Hỗn hợp X có MgO và CaO. Hỗn hợp Y có MgO và Al2O3. Lượng X bằng lượng Y bằng 9,6 gam. Số gam MgO trong X bằng 1,125 lần số gam MgO trong Y. Cho X và Y đều tác dụng với 100ml HCl 19,87 % (d= 1,047 g/ml) thì được dung dịch X’và dung dịch Y’. Khi cho X’ tác dụng hết với Na2CO3 thì có 1,904 dm3 khí CO2 thoát ra (đo ở đktc)
 a/ Tìm % lượng X và nồng độ % của dung dịch X’
 b/ Hỏi Y có tan hết không? Nếu cho 340ml KOH 2M vào dung dịch Y’ thì tách ra bao nhiêu gam kết tủa. 
(Cho biết: Fe= 56; C= 12; O =16; Ba = 137; H= 1; Ag= 108; N=14; Pb=207; Mg= 24; Ca= 40; Al= 27; Na= 23 ; K=39)
---------------HẾT--------------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐAK PƠ	KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
	 NĂM HỌC: 2008-2009
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN HOÁ 9
VÒNG: 1
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1: (4 điểm)
 Hoá trị kim loại R bằng hoá trị Cu, Pb trong muối Nitrat chúng phản ứng với số mol bằng nhau.
 Theo đề bài: MR > MCu và MPb > MR 
 Nếu coi khối lượng ban đầu của thanh kim loại là a gam 
 Sau phản ứng: khối lượng lá kim loại giảm 0,002 a
 khối lượng lá kim loại tăng 0,284 a 
 R + Cu(NO3)2 R(NO3)2 + Cu 
 x x x
 Khối lượng lá kim loại giảm đi: x.R - 64x = 0,002 a x ( R - 64) = 0,002 a (1) 
 R + Pb(NO3)2 R(NO3)2 + Pb
 x x x
 Khối lượng thanh kim loại tăng lên: 207 x - x.R = 0,284 a 
 x (207 - R) = 0,284 a (2) 
 Từ (1) và (2) ta được:
 = 
 => R= 65 (vậy thanh kim loại đó là Zn) 
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
 Câu 2: (4 điểm)
 Số mol Fe2O3= 0,14 ; Ba(OH)2 = 0,06 ; BaCO3 = 0,04 
 a/ 4 FeCO3 + O2 2Fe2O3 + 4CO2 (1) 
 2 FexOy + O2 xFe2O3 (2) 
 CO2 + Ba(OH)2 BaCO3 + H2O (3) 2CO2 + Ba(OH)2 Ba(HCO3)2 (4) 
 b/ Do số mol Ba(OH)2 > BaCO3 nên có hai khả năng xảy ra:
 - Nếu Ba(OH)2 dư (0,02 mol) thì CO2 = 0,04 (không có phản ứng 4) 
 lượng FexOy = 25,28 - (0,04 . 116) = 20,64 g 
 số mol Fe2O3 tạo ra từ FexOy = 0,14 – 0,04 / 2 = 0,12 mol
 số mol Fe = 0,24 còn số mol O = 0,45
 Tỉ số O: Fe = 1,875 > 1,5 (loại) 
-Vậy Ba(OH)2 không dư, 0,02 mol Ba(OH)2 tham gia phản ứng (4) khi đó số mol CO2 = 0,08 mol
 Lượng FexOy = 25,28 – (0,08 . 116) = 16 g 
 Số mol Fe2O3 tạo ra ở (2) = 0,14 – 0,08 / 2 = 0,1 mol (16g) 
 O2 dự phản ứng (2) = 0 và oxit sắt ban đầu là Fe2O3. 
0,5đ
1,0 đ
0,5 đ
0,5đ
0,5 đ 
0,5 đ
0,5 đ
Câu 3: (5 điểm)
 Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag 
 x 2x x 2x
 số mol x = = 0,1 
 Pb + Cu(NO3)2 Pb(NO3)2 + Cu 
 0,1 0,1 0,1 0,1
 Nếu chỉ có phản ứng này thì độ giảm lượng kim loại (do mất Pb = 207 và tạo Cu = 64) là: (207 – 64 ) . 0,1 = 14,3 g > 80 - 67,05 = 12,95 g Chứng tỏ trong dung dịch vẫn còn muối AgNO3 dư để có phản ứng:
 b + 2 AgNO3 Pb(NO3)2 + 2Ag 
 y 2y y 2y
Phản ứng này làm tăng lượng = (216 -207) y
Vậy ta có: (216 -207) y = 14,3 – 12,95 =1,35 y = 0,15 
Số mol AgNO3 ban đầu : 2x + 2y = 0,5 mol CM AgNO = 0,5/ 0,2 = 0,4M 
 Dung dịch D chứa Pb(NO3)2 = 0,1 + 0,1 5 = 0,25 mol 
 R + Pb(NO3)2 R(NO3)2 + Pb 
 0,25 0,25 0,25 0,25
 Đôï tăng lượng kim loại = (207 - R) 0,25 = 44,575 – 40 = 4,575 g
 R = 24 (Mg) 
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ 
0,5 đ
Câu 4: (7 điểm)
 a/ Gọi x, y là số mol của MgO và CaO trong X; a, b là số mol của MgO và Al2O3 trong Y
 Theo đề bài: 40x + 56 y = 40 a + 102 b = 9,6 
 40 x = 1,125. 40 a x = 1,125 a 
 n HCl = 0,57 mol ; n C O = 0,085 mol 
 MgO + 2HCl MgCl2 + H2O 
 CaO + 2HCl CaCl2 + H2O
 Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O 
 0,085 0,17 0,17 0,085
Từ phương trình ta có hệ: 40 x + 56 y = 9,6
 2x + 2y = 0,57 – 0,17 = 0,4 
 Giải hệ ta có x= y = 0,1 % lượng X là 41,66% và 58,34% 
Lượng dung dịch: X’= 9,6 + (100.1,047)+ (0,085.106)– (0,085.44)= 19,57g 
 Trong đó có: mMgCl= 9,5 g 7,95 %
 mCaCl= 11,1 g 9,28%
 mNaCl = 9,945 g 8,32% 
 b/ Do a= 0,0889 nên b = 0,06 mol 
 MgO + 2HCl MgCl2 + H2O
 Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O HCl dùng hoà tan bằng = 0,0889.2 + 0,06 . 6 = 0,5333 mol < 0,57 
 Y có tan hết và HCl còn dư = 0,0367 mol 
 Khi thêm 0,68 mol KOH vào Y’ thì có phản ứng:
 HCl + KOH KCl + H2O
 MgCl2 + 2KOH Mg(OH)2 + 2HCl
 AlCl3 + 3KOH Al(OH)3 + 3KCl
 Al(OH)3 + KOH KAlO2 + 2H2O Do KOH phản ứng = 0,0367 + 0,0889 + 0,06 . 2 . 4 = 0,6056 mol < 0,68 nên KOH vẫn dư (0,25đ) 
 Al(OH)3 tan hết. Kết tủa lọc được là Mg(OH)2 5,16 g. 
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ

File đính kèm:

  • docHuyện đak pơ 08 09.doc
Giáo án liên quan