Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Nhắc lại khái niệm năng lực

Năng lực gồm năng lực bẩm sinh và năng lực được hình thành do quá trình giáo dục

Đối với HS phổ thông: Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống KT, KN, thái độ. phù hợp với lứa tuổi và vận hành, kết nối chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống.

Năng lực được thể hiện ở kết quả giải quyết nhiệm vụ thực tiễn.

 

ppt21 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4518 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Hà Nội, 6-2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẠT ĐỘNG 1. TRẢI NGHIỆM Suy nghĩ và vận dụng hiểu biết thực tế trả lời câu hỏi sau: Thế nào là kiểm tra đánh giá năng lực? 1 Tại sao phải kiểm tra, đánh giá năng lực? 2 Làm thế nào để kiểm tra đánh giá năng lực trong dạy học môn Công nghệ. 3 Hoạt động 2. Chia sẻ kết quả thảo luận Nhắc lại khái niệm năng lực Năng lực gồm năng lực bẩm sinh và năng lực được hình thành do quá trình giáo dục Đối với HS phổ thông: Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống KT, KN, thái độ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành, kết nối chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống. Năng lực được thể hiện ở kết quả giải quyết nhiệm vụ thực tiễn. Đánh giá năng lực là gì? ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC Năng lực là một thể thống nhất gồm: kiến thức, kĩ năng và thái độ Đánh giá năng lực 1 Đủ phức tạp để tìm ra chiến lược/ cách giải quyết vấn đề 2 Đạt được kiến thức có thể áp dụng trong nhiều tình huống khác nhau 3 Vận dụng trong những tình huống thực tiễn Tại sao phải đánh giá năng lực? Đánh giá năng lực Đánh giá năng lực buộc HS phải học sâu thông qua tự định hướng học tập và học tập hợp tác; phải hiểu rõ vấn đề, khám phá vấn đề thông qua các nhiệm vụ mở; phải tư duy theo nhiều chiều khác nhau để đáp ứng được tính đa chiều của cuộc sống 1 Đánh giá năng lực tạo nên bầu không khí học tập thú vị cho HS do việc học không bị nặng nề về kiến thức lí thuyết hàn lâm 2 5 4 3 2 1 Đánh giá toàn diện và theo diện rộng dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng Nhiều chủ thể tham gia đánh giá: Tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, GV đánh giá, cha mẹ HS tham gia đánh giá Sử dụng nhiều PP, hình thức, công cụ đánh giá Đánh giá ở nhiều thời điểm khác nhau Khuyến khích HS tìm ra nhiều kết quả khác nhau. Qua đó, các em thể hiện được khả năng, bản sắc cá nhân Làm thế nào để đánh giá năng lực trong dạy học môn Công nghệ? Chú trọng sự khác biệt cá nhân ở người học. Khích lệ tính sáng tạo, độc đáo và hợp tác. 6 Đánh giá năng lực Để đánh giá năng lực người học cần phải phân chia năng lực chung của môn học thành các năng lực của từng chủ đề. Trong mỗi chủ đề cần xác định những kiến thức, kĩ năng đủ để tạo nên năng lực theo mục tiêu của chủ đề. CHÚ Ý 1 Khi đánh giá theo năng lực phải đảm bảo cho người học thực hiện một công việc hoặc một phần công việc tương ứng với tối thiểu một năng lực thành phần nào đó -> đánh giá tối thiểu một năng lực thành phần đó kết hợp với đánh giá một số kiến thức, kĩ năng 2 Để đánh giá năng lực người học cần phải phân tích năng lực ra thành các năng lực nhỏ hơn, sau đó tiếp tục phân tích thành kiến thức, kĩ năng, thái độ để đánh giá. Không coi nhẹ hoặc bỏ qua thành phần kiến thức, kĩ năng nào. 3 Đánh giá năng lực dựa vào kết quả HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ, tình huống thực tiễn Đánh giá năng lực Đánh giá năng lực người học theo 1 trong 2 cách: Cách 1: GV yêu cầu HS thực hiện một HĐ trọn vẹn rồi đánh giá năng lực qua mức độ thực hiện HĐ đó. Cách 2: Phân tích năng lực của chủ đề ra thành các kiến thức, kĩ năng rồi lựa chọn những kiến thức, kĩ năng chủ yếu, trọng tâm để đánh giá. Xu hướng: Đánh giá kết quả HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ, tình huống thực tiễn trong cuộc sống-> câu hỏi đưa ra một tình huống cụ thể, gắn với thực tiễn và yêu cầu HS giải quyết. Hoạt động 3. Quy trình và Kỹ thuật xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá năng lực trong dạy học môn Công nghệ ở cấp THCS QUY TRÌNH XÂY DỰNG CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ Xác định các chủ đề môn học và nội dung chủ yếu của chủ đề 1 Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng của chủ đề theo chương trình hiện hành 2 Xây dựng bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề dựa vào chuấn kiến thức, kĩ năng 3 Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập theo các mức độ đã mô tả 4 QUY TRÌNH XÂY DỰNG CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 5. Những năng lực có thể hướng tới. 6. Các hoạt động được tổ chức khi dạy học chủ đề nhằm đạt được các năng lực a. Mục đích của hoạt động b. Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động c. Kết quả hoạt động MÔ TẢ VỀ CẤP ĐỘ TƯ DUY MÔ TẢ VỀ CẤP ĐỘ TƯ DUY Xây dựng câu hỏi theo các mức độ của chuẩn kiến thức, kĩ năng Mức nhận biết: nêu, trình bày, mô tả lại, vẽ lại 1 Mức thông hiểu: Giải thích tại sao; So sánh; nêu ví dụ minh họa…liên quan trực tiếp với kiến thức đã học 2 Vận dụng thấp: xác định và vận dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết vấn đề trong tình huống quen thuộc 3 Vận dụng cao: xác định và vận dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết vấn đề trong tình huống mới 4 Hoạt động 5. Phân tích, đánh giá câu hỏi kiểm tra 1 2 3 Hãy đọc 1 ví dụ về xây dựng câu hỏi kiểm tra, đánh giá thuộc lĩnh vực bạn đang giảng dạy. Nhận xét nội dung mô tả ở từng mức độ Sự tương thích giữa nội dung mô tả với câu hỏi ví dụ Nội dung và cách thức đặt câu hỏi cho từng mức độ. Đối với những câu hỏi bạn cho là chưa phù hợp, bạn sẽ thay đổi như thế nào cho phù hợp hơn Hoạt động 6. Thực hành 1 2 Chọn một chủ đề và cùng với mọi người trong nhóm bàn bạc, trao đổi để xây dựng câu hỏi cho các chủ đề theo các bước đã học Làm theo nhóm chuyên môn: Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Mỗi nhóm 1 chủ đề Sản phẩm: Bảng mô tả mức độ cần đạt, hệ thống câu hỏi, những năng lực hướng tới và các hoạt động tổ chức để đạt được năng lựccủa chủ đề HOẠT ĐỘNG 7. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY HỌC Bạn hãy trả lời những câu hỏi sau: Đánh giá cuối khóa tập huấn Bạn hãy ghi vào giấy phần tự đánh giá của bạn theo các câu hỏi gợi ý sau: Điều nào bạn cho là bổ ích và có tác dụng thiết thực nhất đối với công việc giảng dạy của bạn? Điều nào bạn nhớ nhất sau khi tham gia tập huấn? Điều nào bạn sẽ áp dụng vào thực tiễn dạy học ngay sau lớp tập huấn? Lớp tập huấn này đã giúp bạn củng cố hoặc phát triển những năng lực nào? Điều nào làm bạn chưa hài lòng ? Đề xuất, kiến nghị của bạn đối với lớp tập huấn? Mức độ đạt được mục tiêu tập huấn của bạn khoảng bao nhiêu % 

File đính kèm:

  • ppt3 KT đánh giá phát triển năng lực môn CN.ppt
Giáo án liên quan