Công nghệ 10 - Chủ đề 6: sử dụng và sản xuất thực ăn vật nuôi

Mức 4. Vận dụng cấp độ cao

Câu 4.1. Từ thực tế sản xuất ở địa phương em hãy giải thích vì sao trong phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi cần đảm bảo tính khoa học và tính kinh tế?

Câu 4.2. Phối hợp thức ăn có 17% protein cho lợn ngoại nuôi thịt, giai đoạn lợn choai (khối lượng từ 20 đến 50kg) từ các loại nguyên liệu: thức ăn hỗn hợp đậm đặc; ngô và cám loại I (tỉ lệ ngô/cám 1/3).

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công nghệ 10 - Chủ đề 6: sử dụng và sản xuất thực ăn vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn học: CÔNG NGHỆ 10
Nhóm Nông nghiệp I - Chủ đề 6: Sử dụng và sản xuất thực ăn vật nuôi	
Mức 4. Vận dụng cấp độ cao
Câu 4.1. Từ thực tế sản xuất ở địa phương em hãy giải thích vì sao trong phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi cần đảm bảo tính khoa học và tính kinh tế? 
Câu 4.2. Phối hợp thức ăn có 17% protein cho lợn ngoại nuôi thịt, giai đoạn lợn choai (khối lượng từ 20 đến 50kg) từ các loại nguyên liệu: thức ăn hỗn hợp đậm đặc; ngô và cám loại I (tỉ lệ ngô/cám 1/3). Tính giá thành của 1kg hỗn hợp từ các dữ liệu trong bảng sau:
STT
Thức ăn
Protein (%)
Giá (đ/kg)
1
Ngô
9,0
2 500
2
Cám gạo loại I
13,0
2 100
3
Hỗn hợp đậm đặc
42,0
6 700
Câu 4.3. Thực hành: Ủ xanh thức ăn cho vật nuôi.
Câu 4.4. Thực hành: Phối trộn men bia làm thức ăn cho vật nuôi.
ĐÁP ÁN
Vận dụng cấp độ cao
4.2. 
Tên thức ăn
Khối lượng (kg)
Protein (%)
Thành tiền (đ)
Ngô
20,83
1,87
52 075
Cám gạo loại I
62,50
8,13
131 250
Hỗn hợp đậm đặc
16,67
7,00
111 689
Tổng cộng
100,00
17,00
295 014
2. Ủ chua thân, vỏ bắp thu trái non.
a. Nguyên liệu: Vỏ bắp non, thân cây bắp non sau khi kết thúc thu hoạch trái, nguyên liệu bổ sung là mật đường 5%, muối 1% so với trọng lượng thân, vỏ bắp cần ủ hoặc dùng cám 2%, muối 1% so với trọng lượng thân, vỏ bắp cần ủ.
 b. Cách làm hố ủ: Số lượng  bắp ủ tính trên số lượng trâu, bò và số lượng vỏ bắp thu hoạch. Một con bò có thể ăn 15-20kg vỏ bắp ủ/ngày. Hầm ủ có thể tích 1m3 ủ được 600-800 kg vỏ, thân bắp non. Có hai loại hố ủ: hố hình khối và hố hình giếng. Hố hình giếng: Giống như cái giếng bên trong xây gạch dày. Đối với hố đào không xây gạch, có thể lót bên trong bằng một túi nylon, chừa phần dư bên dưới để lót đáy hố, chừa phần dư bên trên để có thể cột chặt khi ủ xong hố.
c. Cho vỏ, thân bắp vào hố ủ:
· Cân vỏ bắp: Đối với hố có đường kính 1,2 m x đáy 1,2 m x cao 1,2m cho vào hố mỗi lớp:50kg vỏ bắp + 1kg cám + 0,5 kg muối (cám 2% + muối 1%). Hoặc  50kg vỏ bắp  + 2,5kg mật đường + nước + 0,5 kg muối (mật đường 5% + muối 1%) 
· Dậm bằng chân kỹ lưỡng, nhất là vách hố ủ. Cứ thực hiện cho đến khi đầy hố. 
· Khi đã ủ đầy hố, cột chặt miệng túi nylon. 
· Đặt một tấm vĩ, bên trên xếp những tảng đá hoặc những vật nặng. 
· Mái che. 
 d. Cách lấy vỏ bắp ủ cho bò ăn
· Có thể lấy cho bò ăn sau khi ủ 3 tuần. 
· Bốc bỏ phần bắp ủ bị nhiễm mốc hoặc vỏ bắp ủ bị nhũng. 
· Khi đã mở hố ủ nên cho bò ăn liên tục, không nên ngưng. 
· Tuỳ cấu trúc của hố mà lấy vỏ bắp ủ cho bò ăn: 
o      Nếu hố dài nên lấy từng phần và xắn theo chiều sâu của hố. 
o      Nếu hố hình giếng, lấy lớp trên rồi nén lại cho chặt, đậy kỹ như cũ. 
e. Đánh giá chất lượng vỏ bắp ủ bằng cảm quan:
· Mùi thơm axit dễ chịu. 
· Màu vàng xanh của dưa cải muối, không mềm  nhũng. 
· Vị không đắng và không chua gắt. 
· Không có nấm mốc.

File đính kèm:

  • docVan_dung_cao.doc