Kiểm tra 45 phút - Hóa 11 - Học kì 1

Câu 1. Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52 và có số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của

nguyên tố X là A. 17. B. 15. C. 23. D. 18.

Câu 2. Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là:

A. P, N, O, F. B. P, N, F, O. C. N, P, F, O. D. N, P, O, F.

Câu 3. Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH3. Trong oxit mà R có hoá trị cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là A. As. B. S. C. N. D. P.

Câu 4. Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ tương ứng là 0,3M và 0,7M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở toC, H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được. Hằng số cân bằng KC ở t oC của phản ứng có giá trị là A. 3,125. B. 0,500. C. 0,609. D. 2,500.

Câu 5: Xét cân bằng: N2O4 (k) ↔2NO2 (k) ở 250C. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2 A. tăng 9 lần. B. tăng 3 lần. C. tăng 4,5 lần. D. giảm 3 lần.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 937 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 45 phút - Hóa 11 - Học kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA 45 PHÚT
Câu 1. Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52 và có số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của
nguyên tố X là	A. 17.	B. 15.	C. 23.	D. 18.
Câu 2. Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là:
A. P, N, O, F.	B. P, N, F, O.	C. N, P, F, O.	D. N, P, O, F.
Câu 3. Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH3. Trong oxit mà R có hoá trị cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là	A. As. B. S.	C. N.	D. P.
Câu 4. Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ tương ứng là 0,3M và 0,7M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở toC, H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được. Hằng số cân bằng KC ở t oC của phản ứng có giá trị là A. 3,125.	 B. 0,500.	C. 0,609.	D. 2,500.
Câu 5: Xét cân bằng: N2O4 (k) ↔2NO2 (k) ở 250C. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2	A. tăng 9 lần.	B. tăng 3 lần.	C. tăng 4,5 lần.	 D. giảm 3 lần.
Câu 6. Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol/l, pH của hai dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả thiết, cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử điện li).	A. y = 2x. B. y = x + 2.	C. y = x - 2.	D. y = 100x.
Câu 7. Cho dung dịch X chứa hỗn hợp gồm CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1M. Biết ở 25 oC, Ka của CH3COOH là 1,75.10-5 và bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dung dịch X ở 25 oC là	A. 2,88. B. 4,76.	C. 1,00.	D. 4,24.
Câu 8. Ddịch nào sau đây có pH > 7? A. Dung dịch Al2(SO4)3. B. Dung dịch CH3COONa. C. Dung dịch NaCl. D. Dung dịch NH4Cl. 
Câu 9. Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là A. 0,12.	B. 0,15.	C. 0,03.	D. 0,30.
Câu 10. Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 1,792. B. 0,448.	C. 0,746.	D. 0,672.
Câu 11. Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là	
 A. 34,36.	B. 35,50. 	 C. 38,72.	D. 49,09.
 Câu 12. Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X (tỉ khối của X so với khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là A. 11,28 gam. B. 8,60 gam.	C. 20,50 gam. D. 9,40 gam.
 Câu 13. Hoà tan hoàn toàn một lượng bột Zn vào một dung dịch axit X. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và khí Z. Nhỏ từ từ
ddNaOH (dư) vào Y, đun nóng thu được khí không màu T. Axit X là A. HNO3. B. H2SO4 loãng.	C. H2SO4 đặc.	D. H3PO4.
 Câu 14. Cho 2,16 gam Mg tác dụng với ddHNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là A. 6,52 gam. B. 13,92 gam.	C. 8,88 gam. D. 13,32 gam.
 Câu 15. Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 106,38.	B. 38,34.	C. 97,98.	D. 34,08.
Câu 16: Nhiệt phân một lượng AgNO3 được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ Y vào một lượng dư H2O, thu được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z, X chỉ tan một phần và thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X đã phản ứng là	A.25%	B. 60%	C. 70%	D. 75%
Câu 17. Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là: A. 39,76%. 	B. 42,25%. 	C. 45,75%. D. 48,52%. 
Câu 18. Phương pháp để loại bỏ tạp chất HCl có lẫn trong khí H2S là: Cho hỗn hợp khí lội từ từ qua một lượng dư dung dịch: 
A. AgNO3. 	B. NaOH. 	C. NaHS. 	D. Pb(NO3)2. 
Câu 19. Sục V(l) CO2(đkc) vào 150ml dd Ba(OH)2 1M,sau phản ứng thu được 19,7g kết tủa.Giá trị của V là
 A- 2,24 lít ; 4,48 lít B- 2,24 lít ; 3,36 lít C- 3,36 lít ; 2,24 lít D- 22,4lít ; 3,36 lít 
Câu 20: Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch NH3	B. Dung dịch NaCl	C.Dung dịch NaOH	D. Dung dịch H2SO4 loãng
Câu 21: Để nhận ra ion NO3- trong dung dịch Ba(NO3)2, người ta đun nóng nhẹ dung dịch đó với:
A. dung dịch H2SO4 loãng B. kim loại Cu và dung dịch Na2SO4 C. kim loại Cu và dung dịch H2SO4 loãng D. kim loại Cu 
Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Muối AgI không tan trong nước, muối AgF tan trong nước	 B. Flo có tính oxi hoá mạnh hơn clo.
C. Trong các hợp chất, ngoài số oxi hoá -1, flo và clo còn có số oxi hoá +1, +3, +5, +7 D. Dung dịch HF hoà tan được SiO2
Câu 23. Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là A. 7.	B. 1.	C. 2.	D. 6.
Câu 24. Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là 
 A. N2O.	B. N2.	C. NO2.	D. NO.
Câu 25. Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là A. N2O và Al. B. N2O và Fe.	C. NO và Mg.	D. NO2 và Al.
Câu 26. Tính pH của dung dịch NaOH nồng độ 0,001M.	A. 11.	B. 9.	C. 10.	D. 12.
Câu 27. Tính pH của dung dịch NaNO2 nồng độ 1,0 M, biết rằng số phân li bazơ của là 
A. 7,8.	B. 8,7.	C. 8,6.	D. 9,2.
Câu 28. Axit yếu H2A phân li trong dung dịch theo phương trình Giả thiết axit H2A có độ điện li pH của dung dịch axit H2A có nồng độ 0,15M là	A. 1,5. B. 4,5.	C. 2,05.	D. 3,05.
Câu 29. Ba(OH)2 phân li hoàn toàn trong dung dịch theo phương trình Nếu dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ 0,05M thì pH của nó sẽ là A. 13.	 B. 1,3.	C. 1.	D. 12,7.
Câu 30. Axit yếu CH3COOH nồng độ 0,20M có pH = 2,73. Độ điện li của axit này trong dung dịch là	A. 9,3%. 	B. 0,93%.	C. 93%.	 D. 0,093%.
Câu 31. Cho 0,1046 gam magie hòa tan vào 50 ml dung dịch axit clohiđric 0,100M ở 250C, p = 1atm. Thể tích khí hiđro tạo thành sau phản ứng ở 250C, p = 1atm là	A. 166,5 ml. B. 61,1 ml.	C. 56 ml.	D. 97,6 ml.
Câu 32. Cho 0,1046 gam magie hòa tan vào 50 ml dung dịch axit clohiđric 0,100M ở 250C, p = 1atm. Nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng là	A. 0,174 mol/l. B. 0,05 mol/l.	C. 0,01 mol/l.	D. 0,087 mol/l.

File đính kèm:

  • docde hoa 11- ki 1.doc
Giáo án liên quan