Đề kiểm tra học kì 1 (2007 – 2008) môn: hóa học 11 – nâng cao thời gian: 50 phút

Câu 1: Đốt hỗn hợp gồm 6,72 lít khí oxi và khí 7 lít khí amoniac (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Sau phản ứng thu được nhóm các chất là:

A. khí nitơ oxit và nước B. khí oxi, khí nitơ, nước

C. khí nitơ và nước D. khí amoniac, khí nitơ và nước

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 767 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 1 (2007 – 2008) môn: hóa học 11 – nâng cao thời gian: 50 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Ngô Gia Tự
MÃ ĐỀ : 213
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (07 – 08)
MÔN: Hóa học 11 – Nâng cao
Thời gian: 50 phút
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Đốt hỗn hợp gồm 6,72 lít khí oxi và khí 7 lít khí amoniac (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Sau phản ứng thu được nhóm các chất là:
A. khí nitơ oxit và nước 	B. khí oxi, khí nitơ, nước
C. khí nitơ và nước 	D. khí amoniac, khí nitơ và nước
Câu 2: Hợp chất hữu cơ X có phần trăm khối lượng C, H tương ứng bằng 40% và 6,67% còn lại là oxi. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 30. Công thức phân tử của X là:
	A. CH2O	B. C3H6O	C. C3H8O	D. C2H4O2
Câu 3: Axit photphoric và axit nitric cùng có phản ứng với nhóm các chất nào sau đây?
A. NaCl; KOH; Na2CO3; NH3 	B. KOH; K2O; NH3; Na2CO3
C. CuCl2; KOH; Na2CO3; NH3 	D. MgO; KOH; CuSO4; NH3
Câu 4: Chất hữu cơ X có phần trăm khối lượng C, H, O lần lượt bằng 40%, 6,67% và 53,33%. CTPT của X là:
	A. C3H8O	B. C2H4O2	C. C3H6O2	D. CH2O
Câu 5: Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. CO; Al2O3; K2O; Ca 	B. Fe2O3; CO2; H2; HNO3 đặc
C. CO, Al2O3; HNO3 đặc, H2SO4 đặc 	D. Fe2O3; Al2O3; CO2; HNO3 đặc
Câu 6: Axit nitric đặc, nóng phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. Mg(OH)2, CuO, NH3, Pt 	B. CaO, NH3, Au, FeCl2
C. Mg(OH)2, CuO, NH3, Ag 	D. Mg(OH)2, NH3, CO2, Au
Câu 7: Dung dịch nước của hóa chất A làm quỳ tím ngả màu xanh, còn dung dịch nước chất B không làm đổi màu quỳ tím. Trộn lẫn dung dịch của hai chất lại xuất hiện kết tủa. A và B có thể là:
	A. KOH; FeCl2	B. NaOH; K2SO4	C. Na2CO3; KNO3	D. K2CO3; Ba(NO3)2
Câu 8: Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí?
	A. Li; H2; Al	B. Li; Al; Mg	C. O2; Ca; Mg	D. H2; O2
Câu 9: Trong phản ứng giữa HNO3 với FeO tạo ra khí NO, tổng hệ số trong phương trình của phản ứng oxi hóa khử này bằng:
	A. 20	B. 22	C. 12	D. 16
Câu 10: Tính oxi hóa của C thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau?
A. C + H2O à CO + H2 	B. 3C + 4Al à Al4C3
C. C + 2CuO à 2Cu + CO2 	D. C + O2 à CO2
Câu 11: Để đề phòng bị nhiễm độc CO, người ta sử dụng mặt nạ phòng độc có chứa những chất là:
A. than hoạt tính 	B. CuO; MgO
C. CuO; MnO2 	D. CuO; than hoạt tính
Câu 12: Khi bị nhiệt phân, nhóm các muối nitrat nào sau đây đều cho sản phẩm là kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi?
A. Zn(NO3)2; KNO3; Pb(NO3)2 	B. Hg(NO3)2; AgNO3
C. Ca(NO3)2; LiNO3; KNO3 	D. Cu(NO3)2; LiNO3; KNO3

File đính kèm:

  • docDE 2 (2).doc
Giáo án liên quan