Kiểm tra 15 phút khối 12 năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ Văn
Câu 1. Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại "con rồng nhỏ" có quan hệ khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những nơi công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dười chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. Đi đâu. nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.
(Chữ ta, bài xã luận Bản lĩnh Việt Nam của Hữu Thọ)
a. Đoạn văn trên được diễn đạt theo phong cách ngôn ngữ gì?
b. Đoạn văn trên nói về vấn đề gì? Quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào?
c. Hãy đặt tên cho đoạn văn.
d. Tác giả đã sử dụng phương pháp lập luận gì trong đoạn văn nêu trên?
e. Từ 2 câu sau:
- Đi đâu. nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên.
- Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh,.
Tác giả muốn nêu lên điều gì về về việc sử dụng quảng cáo của người Hàn Quốc và thực trạng quảng cáo ở Việt Nam?
f. Từ đoạn văn trên, để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta phải làm gì?
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của các biện pháp đó trong đoạn thơ sau:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm bông hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”
(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
của chúng tôi sẽ mãi mãi chỉ còn là kỷ niệm. Mai này áo trắng, tuổi thơ và những kỷ niệm sẽ chỉ còn trong ký ức mang theo suốt cả cuộc đời. a. Chỉ ra chỗ sai trong văn bản trên và sửa lại cho đúng. b. Nội dung của văn bản này nói về điều gì? c. Hãy đặt tên cho đoạn văn. ----------------------- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TRỖI ---------------- KIỂM TRA 15 PHÚT KHỐI 12 NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ 2: Câu 1. Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà (Cảnh khuya - Hồ Chí Minh) a. Bài thơ được viết theo thể thơ gì? b. Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời bài thơ? c. Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ là biện pháp nào? Nêu tác dụng của biện pháp đó? d. Nêu nội dung chủ đề của bài thơ? Câu 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:. “Khi mạng xã hội ra đời, những người cổ xúy thường cho rằng chức năng quan trọng nhất của nó là kết nối. Nhưng trên thực tế phải chăng mạng xã hội đang làm chúng ta xa cách nhau hơn? Tôi đi dự đám cưới, bữa tiệc được chuẩn bị chu đáo, sang trọng từ khâu tiếp khách, lễ nghi cho đến cách chọn thực đơn, loại nhạc biểu diễn trong suốt bữa tiệc, chứng tỏ bạn rất trân trọng khách mời. Vậy mà suốt buổi tiệc, nhìn quanh mình đâu đâu tôi cũng thấy có người chăm chú dán mắt vào màn hình điện thoại, mà khỏi nói tôi cũng biết họ đang xem gì qua cách họ túm tụm thành từng nhóm vừa chỉ trỏ vào chiếc điện thoại vừa bình luận, nói cười rôm rả. ()Trẻ trung có (số này chiếm đông hơn cả), tầm tầm cũng có. Nói đâu xa, ngay trong bàn tôi cũng thế, mọi người xúm lại chụp ảnh rồi “post” lên Facebook ngay tức thì “cho nó “hot”!”, một người bảo vậy. ” a. Đoạn văn trên được viế theo phong cách nào? Nói về thực trạng gì đang phổ biến hiện nay? b. Những người đi dự đám cưới ở đoạn văn trên quan tâm tới điều gì? Điều đó trái với sự tiếp đón của gia chủ ra sao? c. Hãy đặt tên cho đoạn văn? Câu 3. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau. Môi trường có ảnh hưởng tới mọi đặc tính của cơ thể. Chỉ cần so sánh những lá mọc trong các môi trường khác nhau là thấy rõ điều đó. Để thực hiện những nhiệm vụ thứ yếu hoặc do ảnh hưởng của môi trường, lá mọc trong không khí có thể biến thành tua cuốn như ở cây đậu Hà Lan, hay tua móc có gai bám vào trụ leo như ở cây mây. Ở những miền khô ráo, lá có thể biến thành gai giảm bớt sự thoát hơi nước như ở cây xương rồng hay dày lên và chứa nhiều nước như ở cây lá bỏng. ( Dẫn theo Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997 ) a. Nêu chủ đề của đoạn văn trên? b. Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? c. Hãy đặt tên cho đoạn văn. ------------------------ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Câu 1 a. Đoạn văn trên được diễn đạt theo phong cách ngôn ngữ báo chí, bàn về vấn đề mang tính thời sự về một thực trạng hiện nay ở nước ta. b. Đoạn văn trên nói về vấn đề: Tiếng nước ngoài, nhất là tiếng Anh đang lấn lướt tiếng Việt trên các biển hiệu và quảng cáo. - Quan điểm của tác giả: phê phán tình trạng lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài nhất là tiếng Anh một cách không cần thiết, gây khó khăn cho người đọc, ảnh hưởng đến nét đẹp của văn hóa Việt (0,25đ) c. Có thể đặt các tên cho đoạn văn như: Hãy trân trọng tiếng Việt; Từ văn hóa Hàn Quốc- hãy suy ngẫm chữ Ta của người Việt... d. Tác giả đã sử dụng phương pháp lập luận cơ bản là so sánh, đối lập giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong việc sử dụng tiếng nói của dân tộc mình. e. Tác giả muốn đề cao ý thức người Hàn Quốc trong việc gìn giữ văn hóa dân tộc qua việc sử dụng chữ Triều Tiên, phê phán thực trạng lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài của người Việt như xu hướng lai căng, vọng ngoại, làm giảm sút tình yêu tiếng Việt. f. HS tự nêu suy nghĩ gì về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt như: giữ gìn. phát huy sự trong sáng của tiếng Việt trong nói, viết: cách phát âm chuẩn, dùng từ chính xác.Trân trọng tiếng Việt chính là giữ gìn bản sắc văn hóa, là lối sống đẹp của tuổi trẻ hiện nay. Câu 2 - Các biện pháp nghệ thuật: Động từ mạnh “thương trào”; Điệp ngữ “Muốn làm” 3 lần; ẩn dụ; liệt kê. (0.5 điểm) - Tác dụng: ( 1.0 điểm) + Sự lưu luyến của nhà thơ khi phải chia tay với lăng Bác. + Nhà thơ muốn hóa thân vào những sự vật như con chim, đóa hoa, cây tre để được sống mãi bên lăng Bác. + Ước nguyện cao nhất của nhà thơ là muốn làm một người con trung hiếu suốt đời theo lí tưởng của Bác. Câu 3. a. Lỗi sai: + Dùng từ không đúng nghĩa: “Những chùm phượng đỏ rực đã nở trên những chùm cây”. Thay chữ “chùm cây” bằng “vòm cây”. + “Mùa hè cũng là mùa lá rụng”. Câu này sai logic nên có thể bỏ không sử dụng. b. Nội dung văn bản: nói về mùa hè và cảm xúc của học trò cuối cấp. c. Đặt tên cho đoạn: “Hè về” hoặc “Mùa hạ cuối” hoặc “Mùa hè trong tôi” Câu 4. a. Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. b. Bài thơ ra đời tại chiến khu Việt Bắc. c. Biện pháp tu từ được sử dụng: so sánh, điệp từ. Tác dụng: nổi bật vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp người chiến sĩ cộng sản. d. Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn vị lãnh tụ vì nước vì dân. Câu 5. a. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí, nói về thực trạng: giới trẻ ngày nay đang có nguy cơ chìm vào thế giới ảo của “mạng xã hội” mà quên đi cuộc sống thực: ít quan tâm, trò chuyện với những người xung quanh hơn là cập nhật thông tin cá nhân và trao đổi bằng những tin nhắn, bình luậntrên Facebook. b. Những người đi dự đám cưới tập trung vào chiếc điện thoại: ở đó, họ bình luận về những gì diễn ra trên Facebook, chụp hình rồi đưa lên Facebook Trái với sự tiếp đón chu đáo của gia chủ: từ khâu tiếp khách, lễ nghi, chọn thực đơn, loại nhạc biểu diễn c. Đặt nhan đề: “Gần mặt - cách lòng” để chuyển tải thông tin chính: mọi người (nhất là giới trẻ) hiện tại ít quan tâm nhau hơn dù đang sống cạnh nhau. Đây là một nhan đề ấn tượng. Câu 6 a. Chủ đề của đoạn văn: Ảnh hưởng qua lại giữa cơ thể và môi trường. b. Đặt tên: Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường hoặc Ảnh hưởng của môi trường sống đến cơ thể c. Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ khoa học. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH KIỂM TRA 15 PHÚT NĂM HỌC 2014 - 2015 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TRỖI MÔN: NGỮ VĂN 12 ---------------- ĐỀ 1: 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới: Là cán bộ, công chức của Nhà nước, mắc bệnh vô cảm sẽ dẫn đến xa rời nhân dân, tắc trách trong công việc. Một bác sĩ vô cảm không thể có tình thương người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo. Không thiếu gì những trường hợp vì vô cảm mà người bệnh không được chăm sóc chu đáo, dẫn đến những cái chết đáng tiếc. Một thầy giáo vô cảm chỉ giảng bài cho xong chuyện, còn nói gì đến tình nghĩa thầy trò, tận tâm dạy bảo, nhất là với những học trò kém, gia đình khó khăn. Cán bộ vô cảm sẽ không thể thấy hoàn cảnh của mỗi người dân, không thấy những nỗi bức xúc trong khu dân cư để tìm cách tháo gỡ, quan lieu, xa rời dân và dễ rơi vào tệ “hành” dân. a) Đoạn văn trên nói về vấn đề gì? Hãy đặt tên cho đoạn văn. b) Theo anh/ chị, tác hại của bệnh vô cảm như thế nào? Bài học rút ra ở đây là gì? 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. (Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - Hồ Chí Minh) ------------------------------ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH KIỂM TRA 15 PHÚT NĂM HỌC 2014 - 2015 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TRỖI MÔN: NGỮ VĂN 12 ---------------- ĐỀ 2: 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới: Ngày xưa, có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp phải bác ta, thì hôm đó coi như là ngày tận số của nó. Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con bên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng tim vượn mẹ. Vượn mẹ giật mình hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay vẫn không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra loang khắp ngực. Trong khi đó, người đi săn vẫn đứng im quan sát. Ông chờ đợi vượn mẹ ngã xuống chết đi. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to: á á árồi từ từ gục xuống. Người đi săn đứng lặng người chứng kiến cảnh tượng đó. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má ông. Ông mắm môi, bẻ gãy chiếc nỏ và lẳng lặng quay gót ra về. Từ đó về sau, ông không bao giờ đi săn nữa. a) Hãy cho biết nội dung của văn bản trên? Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? b) Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Hãy chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật của văn bản. c) Văn bản trên gửi gắm những thông điệp gì? Dựa vào nội dung, ý nghĩa câu chuyện hãy đặt nhan đề cho văn bản. 2. Chỉ ra các biện pháp tu từ đặc sắc và tác dụng của chúng trong những câu thơ sau: Ôi! Những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều. (Đất nước - Nguyễn Đình thi) ---------------------------- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH KIỂM TRA 15 PHÚT NĂM HỌC 2014 - 2015 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TRỖI MÔN: NGỮ VĂN 12 ---------------- ĐỀ 3: 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới: “ ... Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về ...”. (Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập M
File đính kèm:
- DE NGU VAN 12 TNTHPT 2015.doc