Kì thi: học kì I năm học: 2007 – 2008 môn thi: hóa học – lớp 10

1. Cho các nguyên tử có cấu hình electron như sau:

X: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1.

Y: 1s2 2s2 2p6 3s2.

Z: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5.

T: 1s2 2s2 2p5. Những nguyên tử tạo thành ion có cấu hình electron giống nhau là:

A. A. X, Y

B. Z, T, X

C. X, Y, T

D. X, Y, Z

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 870 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi: học kì I năm học: 2007 – 2008 môn thi: hóa học – lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	KÌ THI: HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT TRẦN KHAI NGUYÊN 	Năm học: 2007 – 2008
	MÔN THI: HÓA HỌC – LỚP 10
	Thời gian làm bài: 50 phút
PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Học sinh chọn đáp án đúng.
Cho các nguyên tử có cấu hình electron như sau:
X: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1.
Y: 1s2 2s2 2p6 3s2.
Z: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5.
T: 1s2 2s2 2p5.
 Những nguyên tử tạo thành ion có cấu hình electron giống nhau là:
X, Y
Z, T, X
X, Y, T
X, Y, Z
Cho các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử:
(1) Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2O + NO2. 
(2) Cu(OH)2 + HCl → CuCl2 + H2O.
(3) H2S + O2 → S + H2O.
(4) AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3.
(5) KClO3 → KCl + O2
(1); (3); (5)
(2); (4); (5)
(1); (2); (4)
(3); (4); (5)
Trật tự tính phi kim sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là:
Si < P < S < Cl < F
F > Cl > S > P > Si
Si < S < P < F < Cl
Cl < Si < S <P < F 
Cho phản ứng: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O.
Cu là chất bị oxi hóa 
Cu là chất bị khử
Cu là chất oxi hóa
Cu không là chất oxi hóa cũng không là chất khử
Cho biết trong nhóm chất nào sau đây chỉ có liên kết cộng hóa trị:
NaCl, Na2O, Cl2.
CaF2, NaCl, KCl.
CH4 , NaCl, SO2.
H2O, HCl, Cl2.
Cho ion RO42- có tổng số electron là 50. Vậy nguyên tố R có thể là:
S
N
P
Cl
Chọn phát biểu đúng:
Trong chu kì, khi đi từ trái sang phải, tính kim loại giảm, bán kính nguyên tử tăng.
Trong chu kì, khi đi từ trái sang phải, tính phi kim giảm, bán kính nguyên tử tăng.
Trong chu kì, khi đi từ trái sang phải, tính kim loại giảm, bán kính nguyên tử giảm.
Trong chu kì, khi đi từ trái sang phải, tính phi kim giảm, bán kính nguyên tử giảm.
Cho . Số n, p, e lần lượt là:
46, 35, 35
35, 46, 46
46, 36, 35
46, 35, 36
Anion X- và cation Y+ có cấu hình electron tương tự nhau. Điều kết luận nào dưới đây đúng:
Nguyên tố và nguyên tố Y thuộc cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn.
Nguyên tử X và nguyên tử Y có cùng số electron 
Nguyên tử Y nhiều hơn nguyên tử X 2 electron 
Nguyên tử X nhiều hơn nguyên tử Y 2 electron 
Ion X2+ có tổng số 3 loại hạt là 58, trong đó số nơtron bằng số proton. Vậy X là nguyên tố:
Al
Ca 
Mg
K
X có cấu hình electron ngoài cùng là 2p6. Vậy X có thể là:
Ne, F-.
Na+, Ne
F-, Na+.
Ne, F-, Na+.
Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R có công thức RH. Trong oxit cao nhất của R chứa 41,2% khối lượng oxi. R là:
I 
Br
Cl
F
PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): 
Cho các kí hiệu sau: ; 
Xác định số p, n, e, viết cấu hình electron và sơ đồ phân bố electron của nguyên tử và ion trên.
Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron.
Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + S + H2O
Câu 2 (2 điểm): Cho các phân tử sau: khí cacbonic, canxi clorua
Cho biết loại liên kết và giải thích sự tạo thành các phân tử trên.
Xác định hóa trị của các nguyên tố trong từng phân tử.
Cho độ âm điện của: O = 3,44; C = 2,55; Ca = 1,00; Cl = 3,16.
Câu 3 (3 điểm): Cho 4,68g một kim loại kiềm R tan hoàn toàn trong 27,44g nước thu được 1,344 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X.
Xác định tên kim loại R. Giải thích sự hình thành ion của R.
Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X.
Cho dung dịch X trên vào 120ml dung dịch CuSO4 1M. Tính khối lượng dung dịch X phản ứng và khối lượng kết tủa thu được.
Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn
HẾT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	KÌ THI: HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT TRẦN KHAI NGUYÊN 	Năm học: 2007 – 2008
	MÔN THI: HÓA HỌC – LỚP 10
ĐÁP ÁN
Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
C
A
B
A
D
A
C
D
C
B
D
B
Phần tự luận: (4 điểm)
Câu 1: (2đ)
Mỗi nguyên tử, ion : 0,5đ
Xác định n, p,e: 0,25đ
Viết cấu hình electron, sơ đồ phân bố: 0,25đ
Cân bằng 4 bước: mỗi bước 0,25đ
Câu 2: (2đ) Mỗi phân tử :1đ
Loại liên kết: 0,25đ
Giải thích: 0,5đ
Xác định hóa trị: 0,25đ
Bài toán: (3đ)
1,25đ
0,75đ
1đ
 2R + 2H2O → 2ROH + H2. 
0,12mol 0,12mol 0,06mol
nH2 = = 0,06mol
MR = = 39
R là kali
Giải thích sự hình thành ion: 0,5đ 
( phương trình: 0,25đ; sơ đồ: 0,25đ)
mKOH = 0,12. 56 = 6,72g
mdd = 4,68 + 27,44 – 0,12 = 32g
C% = = 21%
2KOH + CuSO4→K2SO4 + Cu(OH)2
 0,24mol 0,12mol 0,12mol
nCuSO4 = CM . V = 1. 0,12 = 0,12 mol
mct = 0,24 . 56 = 13,44g
mdd = = 64g
mCu(OH)2 = 98 . 0,12 = 11,76g
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

File đính kèm:

  • docHKI (07-08) truong - nop so.doc