Kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 thpt năm học 2000-2001 môn : hoá học bảng a

Câu I (5 điểm):

 1. Xuất phát từ brombenzen chứa 14 C ở vị trí 1 và các hoá chất vô cơ cần thiết không chứa 14 C, hãy điều chế các hợp chất thơm chứa 14 C ở vị trí 3 : a) Anilin ;

b) Iotbenzen ; c) Axit benzoic.

 2. Hoàn thành sơ đồ các phản ứng sau và gọi tên các sản phẩm từ A đến F :

 

doc15 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 thpt năm học 2000-2001 môn : hoá học bảng a, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, khi đun nóng. Hãy viết các phương trình phản ứng để minh hoạ các tính chất đó. 
	3. Có các dung dịch (bị mất nhãn) : a) BaCl2 ; b) NH4Cl ; c) K2S ; d) Al2(SO4)3 ; e) MgSO4 ; g) KCl ; h) ZnCl2 . Được dùng thêm dung dịch phenolphtalein (khoảng pH chuyển màu từ 8 - 10) hoặc metyl da cam (khoảng pH chuyển màu từ 3,1 - 4,4).
 	Hãy nhận biết mỗi dung dịch trên, viết các phương trình ion (nếu có) để giải thích.
	4. Tìm cách loại sạch tạp chất khí có trong khí khác và viết các phương trình phản ứng xảy ra: a) CO có trong CO2 ; b) H2S có trong HCl ; c) HCl có trong H2S ; 
d) HCl có trong SO2 ; e) SO3 có trong SO2 .
Câu II (3,5 điểm):
1. Hãy dùng kí hiệu ô lượng tử biểu diễn các trường hợp số lượng electron trong một obitan nguyên tử.
	2. Mỗi phân tử XY3 có tổng các hạt proton, nơtron, electron bằng 196; trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 76.
Hãy xác định kí hiệu hoá học của X,Y và XY3 .
Viết cấu hình electron của nguyên tử X,Y.
c) Dựa vào phản ứng oxi hoá - khử và phản ứng trao đổi, hãy viết phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện, nếu có) các trường hợp xảy ra tạo thành XY3.
Câu III (5 điểm):
1. Hoàn thành phương trình phản ứng a) , b) sau đây. Cho biết các cặp oxi hoá - khử liên quan đến phản ứng và so sánh các giá trị Eo của chúng.
a) Zn[Hg(SCN)4] + IO3- + Cl- ICl + SO42- + HCN + Zn2+ + Hg2+
	b) Cu(NH3)m2+ + CN- + OH- 	 Cu(CN)2- + CNO- + H2O
	2. Dung dịch X có chất tan là muối M(NO3)2 . Người ta dùng 200ml dung dịch K3PO4 vừa đủ phản ứng với 200ml dung dịch X, thu được kết tủa M3(PO4)2 và dung dịch Y. Khối lượng kết tủa đó (đã được sấy khô) khác khối lượng M(NO3)2 ban đầu là 6,825 gam.
 	Điện phân 400 ml dung dịch X bằng dòng điện I = 2 ampe tới khi thấy khối lượng catốt không tăng thêm nữa thì dừng, được dung dịch Z. Giả thiết sự điện phân có hiệu suất 100%. 
a) Hãy tìm nồng độ ion của dung dịch X, dung dịch Y, dung dịch Z. Cho biết các gần đúng phải chấp nhận khi tính nồng độ dung dịch Y, dung dịch Z.
	b) Tính thời gian (theo giây) đã điện phân.
c) Tính thể tích khí thu được ở 27,3oC , 1atm trong sự điện phân.
Câu IV (4 điểm):
	1. Sunfuryl điclorua SO2Cl2 là hoá chất phổ biến trong phản ứng clo hoá. Tại 350oC, 2 atm phản ứng
 	SO2Cl2 (khí) = SO2 (khí) + Cl2 (khí)	 (1)
Có Kp = 50 .
a) Hãy cho biết đơn vị của trị số đó và giải thích: hằng số cân bằng Kp này phải có đơn vị như vậy.
	b) Tính phần trăm theo thể tích SO2Cl2(khí) còn lại khi (1) đạt tới cân bằng ở điều kiện đã cho.
	c) Ban đầu dùng 150 mol SO2Cl2(khí), tính số mol Cl2(khí) thu được khi (1) đạt tới cân bằng.
	Các khí được coi là khí lý tưởng.
	2. a) Tính độ điện li của dung dịch CH3NH2 0,010M.
	 b) Độ điện li thay đổi ra sao khi
	- Pha loãng dung dịch ra 50 lần.
- Khi có mặt NaOH 0,0010M.
- Khi có mặt CH3COOH 0,0010M.
- Khi có mặt HCOONa 1,00M. 
Biết: CH3NH2 + H+ 	 CH3NH3 ; K = 1010,64
 CH3COOH 	 = CH3COO- + H+ ; K = 10-4,76
Câu V(3,5 điểm): :
	Phản ứng S2O82- + 2 I-	 2 SO42- + I2 (1)
được khảo sát bằng thực nghiệm như sau: Trộn dung dịch KI với dung dịch hồ tinh bột, dung dịch S2O32- ; sau đó thêm dung dịch S2O82- vào dung dịch trên. Các dung dịch đều có nồng độ ban đầu thích hợp.
	1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra; tại sao dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh lam?
	2. Người ta thu được số liệu sau đây: 
Thời gian thí nghiệm(theo giây)
Nồng độ I- (theo mol . l -1)
0
1,000
20
0,752
50
0,400
80
0,010
Dùng số liệu đó, hãy tính tốc độ trung bình của phản ứng (1). 
 ________________________
bộ giáo dục và đào tạo kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia
 lớp 12 thpt năm học 2000-2001
 đề thi chính thức
 Môn : hoá học Bảng B
 Thời gian : 180 phút ( không kể thời gian giao đề )
 Ngày thi : 12 / 3 / 2001
Câu I (5,5 điểm):
1. Phương pháp sunfat có thể điều chế được chất nào: HF , HCl , HBr , HI ? Nếu có chất không điều chế được bằng phương pháp này, hãy giải thích tại sao? 
Viết các phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện (nếu có) để minh hoạ. 
	2. Trong dãy oxiaxit của clo, axit hipoclorơ là quan trọng nhất. axit hipoclorơ có các tính chất: a) Tính axit rất yếu, yếu hơn axit cacbonic; b) Có tính oxi hoá mãnh liệt; c) Rất dễ bị phân tích khi có ánh sáng mặt trời, khi đun nóng. Hãy viết các phương trình phản ứng để minh hoạ các tính chất đó. 
	3. Có các dung dịch (bị mất nhãn) : a) BaCl2 ; b) NH4Cl ; c) K2S ; d) Al2(SO4)3 ; e) MgSO4 ; g) KCl ; h) ZnCl2 . Được dùng thêm dung dịch phenolphtalein (khoảng pH chuyển màu từ 8 - 10) hoặc metyl da cam (khoảng pH chuyển màu từ 3,1 – 4,4).
 	Hãy nhận biết mỗi dung dịch trên, viết các phương trình ion (nếu có) để giải thích.
	4. Tìm cách loại sạch tạp chất khí có trong khí khác và viết các phương trình phản ứng xảy ra: a) CO có trong CO2 ; b) H2S có trong HCl ; c) HCl có trong H2S ; d) HCl có trong SO2 ; e) SO3 có trong SO2 .
Câu II (4,5 điểm):
1. Hãy dùng kí hiệu ô lượng tử biểu diễn các trường hợp số lượng electron trong một obitan nguyên tử.
	2. Mỗi phân tử XY3 có tổng các hạt proton, nơtron, electron bằng 196; trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 76.
Hãy xác định kí hiệu hoá học của X,Y và XY3 .
Viết cấu hình electron của nguyên tử X,Y.
c) Dựa vào phản ứng oxi hoá - khử và phản ứng trao đổi, hãy viết phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện, nếu có) các trường hợp xảy ra tạo thành XY3.
Câu III (6 điểm):
1. Hoàn thành phương trình phản ứng a) , b) sau đây. Cho biết các cặp oxi hoá - khử liên quan đến phản ứng và so sánh các giá trị Eo của chúng.
a) Zn[Hg(SCN)4] + IO3- + Cl- ICl + SO42- + HCN + Zn2+ + Hg2+
	b) Cu(NH3)m2+ + CN- + OH- 	 Cu(CN)2- + CNO- + H2O
	2. Dung dịch X có chất tan là muối M(NO3)2 . Người ta dùng 200ml dung dịch K3PO4 vừa đủ phản ứng với 200ml dung dịch X, thu được kết tủa M3(PO4)2 và dung dịch Y. Khối lượng kết tủa đó (đã được sấy khô) khác khối lượng M(NO3)2 ban đầu là 6,825 gam.
 	Điện phân 400 ml dung dịch X bằng dòng điện I = 2 ampe tới khi thấy khối lượng catốt không tăng thêm nữa thì dừng, được dung dịch Z. Giả thiết sự điện phân có hiệu suất 100%.
a) Hãy tìm nồng độ ion của dung dịch X, dung dịch Y, dung dịch Z. Cho biết các gần đúng phải chấp nhận khi tính nồng độ dung dịch Y, dung dịch Z.
	b) Tính thời gian (theo giây) đã điện phân.
c) Tính thể tích khí thu được ở 27,3oC , 1atm trong sự điện phân.
Câu IV (4 điểm):
	 Sunfuryl điclorua SO2Cl2 là hoá chất phổ biến trong phản ứng clo hoá. Tại 350oC, 2 atm phản ứng
 	SO2Cl2 (khí) SO2 (khí) + Cl2 (khí)	 (1)
Có Kp = 50 .
1. Hãy cho biết đơn vị của trị số đó và giải thích: hằng số cân bằng Kp này phải có đơn vị như vậy.
	2. Tính phần trăm theo thể tích SO2Cl2(khí) còn lại khi (1) đạt tới cân bằng ở điều kiện đã cho.
	3. Ban đầu dùng 150 mol SO2Cl2(khí), tính số mol Cl2(khí) thu được khi (1) đạt tới cân bằng.
	Các khí được coi là khí lý tưởng. 
 ____________________________
bộ giáo dục và đào tạo kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia
 lớp 12 thpt năm học 2000-2001
 đề thi dự bị Môn : hoá học Bảng A
 Thời gian : 180 phút ( không kể thời gian giao đề )
 Ngày thi thứ nhất : ( theo quyết định và thông báo của Bộ) 
Câu I :
1. Viết các phương trình hoá học từ Na2Cr2O7 , C (than đá), Al (bột nhôm) và các điều kiện cần thiết để thu được Cr.
 	2. CrO2Cl2 (cromyl clorua) là một hoá chất quan trọng. Hãy viết các phương trình hoá học tạo ra CrO2Cl2 từ:
	a) CrO3 tác dụng với axit HCl.
	b) Cho K2Cr2O7 tác dụng với KCl tronh H2SO4 đặc, nóng.
	3. Thêm chất thích hợp và hoàn thành phương trình hoá học sau:
	a) KNO2 + KNO3 + ? 	 K2CrO4 + NO
	b) NaNO2 + ? + NaI 	 I2 + NaHSO4 + NO + H2O
	c) HNO3 + P2O5 ? + N2O5
Câu II :
	1. Vận dụng lí thuyết Bronstet về axit – bazơ hãy giải thích tính axit – bazơ trong dung dịch nước của các chât sau:
	a) BaCl2 ; b) K2S ; c) NH4HS ; d) NaHSO3 
	2. Hãy trình bày 3 thí nghiệm minh hoạ tính chất axit – bazơ trong mỗi dung dịch : a) NH4HSO4 ; b) Na2CO3 (mô tả cách thí nghiệm và giải thích).
	3. Cho NaOH (dư) vào hỗn hợp X gồm có Zn2+ ; Pb2+ ; Fe3+ ; Cu2+ ; Mg2+ ; NO3- sẽ được kết tủa A và dung dịch B. 
	Hãy nêu phương pháp hoá học để xác nhận các chất có mặt trong kết tủa A và dung dịch B(nêu rõ để nhận biết) Viết phương trình ion của các phản ứng xảy ra. 
Câu III :
1. Thêm dần dung dịch NaOH vào dung dịch chứa H+ 0,100M ; Fe3+ 1,0.10-3M và Mg2+ 0,100M cho đến dư. Cho biết có hiện tượng gì xảy ra?
	2. Giả sử tổng nồng độ NaOH đã cho vào là 0,2030 M. Hãy tính nồng độ các ion trong dung dịch (khi tính không kể sự tạo phức hiđroxo của các ion kim loại). 
	Cho: Tích số tan Mg(OH)2: 10 – 10,95
 Fe(OH)3 : 10 – 37,5.
Câu IV :
	1. Hai muối của cùng một axit làm đổi màu khác nhau đối với giấy quỳ tím, tạo kết tủa trắng với nước vôi trong và tạo kết tủa vàng với dung dịch AgNO3 là những muối nào? Viết các phương trình phản ứng để chứng minh. 
	2. a) Nêu dẫn chứng cụ thể cho thấy Cu2O bền với nhiệt hơn CuO và CuCl bền với nhiệt hơn CuCl2 , giải thích nguyên nhân.
	b) Nêu dẫn chứng cụ thể cho thấy ở trong nước CuCl kém bền hơn CuCl2 , giải thích nguyên nhân.
	c) Thế điện cực chuẩn của cặp Cu2+/ Cu+ là 0,15V, của cặp I2/ 2I- là 0,54V nhưng tại sao người ta có thể định lượng ion Cu2+ trong dung dịch nước thông qua tác dụng của ion đó với dung dịch KI? Cho biết dung dịch bão hoà của CuI trong nước ở nhiệt độ thường có nồng độ là10-6M. 
Câu V :
1. Hãy thiết lập sơ đồ pin sao cho khi pin phóng điện thì xảy ra phản ứng khử ion Fe3+ bởi Cu . Viết phương trình các nửa phản ứng xảy ra tại các điện cực. 
	2. Tính sức điện động tiêu chuẩn của pin (Eopin)	khi pin mới bắt đầu hoạt động.
3. Tính nồng độ các chất còn lại trong các dung dịch khi pin phóng điện hoàn toàn (giả sử nồng độ các chất trước phản ứng đều bằng 0,010M).
	4. Sức điện động của pin sẽ tăng hay giảm nếu:
- Thêm một ít KI
- Thêm ít NH3
vào dung dịch ở cực đồng (dung dịch A).
	- Thêm một ít KMnO4 (môi trường axit)
	- Thêm ít NaF
- Thêm ít NaOH
vào dung dịch của cực chứa Fe3+ (dung dịch B).
	Ch

File đính kèm:

  • docDethiHSGqg2001CT+DB.doc