Kế hoạch tổ chức dạy 2 buổi/ngày năm học 2014-2015

I. CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Căn cứ công văn số 7632/BGD&ĐT-GDTH ngày 29/8/2005 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày ở Tiểu học;

- Căn cứ hướng dẫn thực hiện giảng dạy các môn học ở lớp 4 cho các vùng miền và các lớp dạy học 2 buổi /ngày ban hành kèm theo công văn số 7084/BGD&ĐT-GDTH ngày 12/8/2005;

- Căn cứ hướng dẫn thực hiện giảng dạy các môn học ở lớp 5 cho các vùng miền và các lớp dạy 2 buổi/ngày ban hành kèm theo công văn số 10141/BGD&ĐT-GDTH.

- Căn cứ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015 cấp tiểu học số /SGDĐT-GDTH ngày . tháng năm 2014.

- Căn cứ công văn số ./PGD&ĐT ngày . V/v Hướng dẫn thục hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015 ở Bậc Tiểu học của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ea H’leo

Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân xây dựng kế hoạch 2 buổi/ ngày như sau:

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 6186 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch tổ chức dạy 2 buổi/ngày năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chất lượng giảng dạy đạt từ yêu cầu trở lên, nhiều đồng chí có trình độ chuyên môn vững có năng lực sư phạm tốt.
- Đa số giáo viên trong trường tuổi đời còn trẻ, nhiệt tình trong giảng dạy, có tâm huyết với nghề, yên tâm công tác, có ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên ổn định ngay từ đầu năm học và tương đối đầy đủ các bộ môn. 
- Nề nếp dạy và học trong trường ổn định và duy trì tốt. Hội họp nghiêm túc, đảm bảo đúng quy định.
- Gia đình giáo viên có điều kiện ổn định nên tập trung đầu tư nhiều thời gian cho chuyên môn.
 b) Học sinh.
 - Các em học sinh đều xuất phát từ gia đình nông thôn cho nên các em ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm, biết kính trên nhường dưới, kính thầy yêu bạn, biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
 - Thường xuyên có sự phối hợp chặt chẽ giữa hội cha mẹ học sinh và nhà trường trong công tác xã hội hoá giáo dục. Phần lớn học sinh đều có ý thức ngoan ngoãn. Mọi nề nếp phục vụ cho học tập được xây dựng và duy trì.
 	c) Cơ sở vật chất
	- Tổng số phòng học có 09 phòng. Trong đó: có 06 phòng học kiên cố và 03 phòng cấp 4 .
- Bàn ghế có chất lượng tương đối tốt đủ đáp ứng chỗ ngồi cho học sinh học 2 buổi /ngày .
	- 100% các phòng học đều có bảng chống loá đạt tiêu chuẩn.
	- Đồ dùng được cấp trên cấp phát và giáo viên tự làm tương đối đầy đủ cho giáo viên dạy và học.
	- 100% Học sinh có đủ sách giáo khoa.
	2. Khó khăn.
a) Giáo viên.
	- Đại đa số đội ngũ của nhà trường đều ở xa địa bàn trường nên việc tiếp xúc với phụ huynh học sinh để tìm hiểu về hoàn cảnh từng học sinh còn hạn chế.
	- Một số giáo viên còn lúng túng khi sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học.
	- Một số giáo viên ở vùng khác đến dạy nên tiếng nói khó nghe nên dẫn đến học sinh khó tiếp thu bài khi nghe cô giảng bài.
 - Đội ngũ giáo viên thường xuyên thay đổi ,không ổn định nên việc tiếp cận ,làm quen với học sinh còn phần nào bất cập ,dẫn đến hiệu quả giảng dạy không cao .
b) Học sinh.
	- Đa số học sinh là con em dân tộc phía bắc di cư vào , Phụ huynh học sinh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên kinh tế còn khó khăn.
	- Số học sinh nhà xa trường còn nhiều, đa số tự đi đến trường nên thường xuyên chậm học, một số gia đình chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, chưa mua sắm đủ sách vở, đồ dùng học tập.
- Khả năng nhận thức của học sinh không đồng đều, kiến thức còn hổng, một số em lười học, chữ viết xấu. - Điều kiện kinh tế địa phương phần nào ảnh hưởng đến việc học tập của một số học sinh.
c) Cơ sở vật chất
- Trường đóng trên địa bàn chưa có điện nên việc tiếp cận công nghệ thông tin còn chậm ,phòng học thiếu ánh sáng về mùa mưa, nóng nực về mùa khô . 
	- Cơ sở vật chất chưa đủ, chưa thật sự tốt, nên chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh và chưa tạo được sự hứng thú trong quá trình học tập của học sinh. 
Qui mô trường lớp:
Số TT
Khối lớp
Số lớp
Số học sinh
Ghi chú
1
1
2
37
2
2
2
37
CHUYỂN 2
3
3
2
37
Mới tuyển 1 em
4
4
1
29
5
5
2
37
TỔNG CỘNG
9
Về đội ngũ giáo viên: 
Khối lớp
Tổng số
Trình độ chuyên môn
Giáo viên giỏi
GHI CHÚ
ĐH
CĐ
TH
TỈNH
HUYỆN
TRƯỜNG
1
2
2
1
2
2
2
3
2
1
1
2
4
1
0
1
1
5
2
1
0
1
2
1
NK
3
0
0
3
2
Cộng
12
3
1
8
2
6
Tỉ lệ giáo viên/lớp hiện nay: 1,3 % chưa đáp ứng so với yêu cầu về tỉ lệ giáo viên trên lớp là 1,5.
3. Về chương trình và kế hoạch dạy học
	Hiện nay nhà trường đang áp dụng chương trình T30 cho toàn trường và dạy theo chương trình thuộc dự án Seqap.
 Đối với học sinh lớp 1 dạy theo chương trình công nghệ , ở lớp 2. Phân môn chính tả các tiết chính tả tập chép thay vào chính tả nghe đọc .
4. Cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ dạy và học:
- Diện tích khuôn viên trường: 6700m2. Trung bình 37,8m2/học sinh.
- Số phòng học: 09 phòng. Diện tích 1 phòng: 35m2
- Diện tích phòng học bình quân trên 01 học sinh học buổi/ngày là 1,9m2/học sinh.
- Tình trạng phòng học: Đang sử dụng được.
- Tổng số chỗ ngồi: 177. Trong đó số bàn ghế 02 chỗ ngồi: 135 bộ.
- Tổng số khu vệ sinh: 01 (dùng chung cho giáo viên và học sinh)
- Tổng số quạt trong 1 phòng học: 0 vì không có điện.
- Tổng số bóng điện trong 01 phòng học: 02 bóng trong sáu phòng học kiên cố nhưng không được thắp sang vì không có điện, 
5. Về kinh phí, chế độ chính sách:
Cho đến nay nhà trường đã nhận được sự hỗ trợ kinh phí của các loại quỹ:
Quỹ phúc lợi học sinh: đồng
Quỹ Giáo dục : đồng
Thực hiên bình xét cho đối tượng học sinh được hưởng quyền lợi của dự án
6. Về tổ chức ăn, ở trưa cho học sinh:
- Tổ chức ăn trưa tại trường cho 105 học sinh, hình thức thuê người nấu ăn cho học sinh và tổ chức cho học sinh ở lại trường ngủ trưa. 
III. Mục tiêu:
	- Thực hiện giáo dục toàn diện, đảm bảo chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu về chăm sóc, giáo dục trẻ em của gia đình và xã hội, góp phần giải quyết vấn đề quá tải, vấn đề dạy thêm, học thêm tràn lan.
	- Phát triển năng lực cá nhân của học sinh.
	- Hưởng ứng tích cực phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
	- Năm học 2014- 2015 nhà trường tổ chức 100% số lớp học 2 buổi/ ngày . 
IV. Các giải pháp thực hiện kế hoạch dạy học cả ngày 
4.1. Kế hoạch giáo dục:
Bố trí tăng tiết cho 09 lớp cụ thể như sau:
TT
Môn học
Lớp 1
Lớp 2
Lớp 3
Lớp 4
Lớp 5
1
Ôn luyện TV
02
02
02
02
02
2
Luyện đọc
01
01
01
01
01
3
Rèn chữ viết
01
01
0
0
0
4
Ôn luyện Toán
02
02
02
02
02
5
Thực hành
01
01
01
0
0
6
Tiếng Anh
0
0
0
0
0
7
HĐGDNGLL
01
01
01
01
01
8
Tự học
1
1
1
0
0
Tổng cộng:
9
9
8
6
6
4.2.Thời gian biểu:
	- Sáng: Từ 7 h10 phút đến 10h45 phút.
	- Chiều: Từ 14 h10 phút đến 16h40 phút.
Một số lưu ý khi sử dụng Kế hoạch giáo dục, thời khóa biểu:
- Giáo viên các lớp có thể thay đổi thứ tự các tiết học trong một buổi học để đảm bảo việc sử dụng ĐDDH, việc tổ chức cho học sinh thực hành ATGT trên mô hình…
	- Thời gian biểu của buổi trưa (nghỉ ngơi, đọc sách, …), giáo viên cần chọn lọc các loại sách có nội dung phục vụ cho bài học trên lớp hoặc có nội dung giáo dục cao phù hợp với lứa tuổi các em; có biện pháp động viên, kiểm tra việc tiếp thu của học sinh qua các hoạt động này…
	- Giáo viên dạy tiết cuối của buổi thứ hai phụ trách thời gian cuối tiết học và hướng dẫn học sinh ra về.
4.3. Nội dung chương trình buổi thứ hai:
a. Đối với lớp 1: Thực hiện theo chương trình Công nghệ giáo dục.
b. Đối với lớp còn lại dạy theo chương trình T30 của chương trình SEQAP .
f. Lồng ghép HĐNGLL vào các tiết Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Thủ công (Kĩ thuật), lồng ghép kĩ năng sống vào môn Đạo đức, Thực hành Đạo đức.
4.4. Một số hướng dẫn gợi ý thực hiện cho từng nội dung:
a. Nội dung hướng dẫn thực hành kiến thức đã học và tổ chức cho học sinh trong lớp tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương nhằm hỗ trợ cho việc học tập:
	- Bố trí thời khóa biểu mỗi tuần 1-2 tiết để các lớp thực hiện nội dung này. Tổ trưởng chuyên môn cần căn cứ vào nội dung của chương trình (có thể dành cho môn TNXH, Đạo đức và Thủ công ở các lớp 1,2,3; môn Khoa học, Lịch sử, Địa lí, Kĩ thuật ở các lớp 4,5; luyện đọc ở các lớp 1,2,3 và luyệt viết ở các lớp 1,2,3,4,5.) trong từng tuần và theo gợi ý trong hướng dẫn để bố trí nội dung thực hành cho thích hợp.
	Ví dụ: Trong 1 tuần có thể bố trí 1 tiết thực hành môn TNXH, 1 tiết thực hành môn Thủ công có nội dung thực hành ít, môn TNXH lại cần nhiều thời gian thực hành thì có thể bố trí 2 tiết thực hành môn TNXH.
b. Nội dung giúp đỡ hợp sinh yếu kém vươn lên hoàn thành yêu cầu học tập hoặc bồi dưỡng học sinh có năng lực về môn Toán, môn Tiếng Việt:
	Thời khóa biểu bố trí mỗi tuần có 2 tiết Ôn luyện Toán, 1-2 tiết Ôn luyện Tiếng Việt để giáo viên thực hiện nội dung này. Giáo viên giảng dạy cần chú ý xây dựng nội dung luyện tập đảm bảo 2 yêu cầu: giúp đỡ học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu 2 môn này. Nội dung ôn luyện cụ thể ở từng lớp cần được trao đổi trong tổ hoặc nhóm chuyên môn tập trung vào những kiến thức, kĩ năng đã học trong chương trình theo từng tuần học.
	Tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch giảng dạy cần chú ý thay đổi luân phiên các phân môn theo nội dung học tập trong tuần. Chẳng hạn: tiết Ôn luyện TV đầu tiên trong tuần có thể lập kế hoạch như sau: Tuần 1 ôn luyện Tập đọc, tuần 2 Ôn luyện Chính tả, tiết Chính tả của tuần 2 có thể tập trung ôn luyện những kiến thức và kĩ năng cơ bản về chính tả đã được học ở cả 2 tuần 1&2…
	Các tổ chuyên môn phân công GV tham khảo tài liệu, chọn lọc nội dung dạy học cụ thể, phù hợp với điều kiện dạy học, không vượt quá yêu cầu cơ bản về kiến thức. kĩ năng…
	c. Nội dung tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
	Nội dung HĐGDNGLL được lồng ghép trong các tiết Mĩ thuật, Âm nhạc, Thủ công, Kĩ thuật, theo hướng dẫn của PPCT.
	Ngoài ra Thời khóa biểu của các ,khối lớp mỗi tuần có 2 tiết dành cho nội dung này, trong đó có 1 tiết giáo dục về truyền thống địa phương, 1 tiết dành cho GV rèn chữ viết cho học sinh, về ATGT, Biến đổi khí hậu, Biển đảo ,
d. Các tiết chính khóa:
	Do Thời khóa biểu buổi sáng chỉ được dạy 20 tiết nên có một số tiết như Mĩ thuật- Âm nhạc phải chuyển học buổi chiều, GV soạn bài và giảng dạy đảm bảo mục tiêu, nội dung, chương trình.
 	e. Tự học:
	Mỗi tuần có một số lớp có tiết tự học, nội dung tự học có thể là:
	+ Tự giải các bài tập làm thêm.
	+ Chuẩn bị bài ngày mai...
4.5. Một số điểm cần lưu ý:
	- GV dạy buổi thứ hai phải có giáo án soạn bài riêng cho các môn học buổi thứ hai, chú ý soạn bài cũng cần áp dụng nội dung chương trình chính khóa, theo dõi đánh giá học sinh một cách chính xác, đúng theo qui định.
	- GVCN cũng như các GV dạy bộ môn các lớp có kế hoạch sử dụng các thiết bị nghe nhìn (Tivi, đầu đĩa, máy casset, máy chiếu) vào việc giảng dạy và việc tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục toàn diện học sinh.( GV phải báo cáo để nhà trường chuẩn bị máy điện)
	- Học sinh các lớp có vở học các môn buổi thứ hai riêng.
* Cần tạo mọi điều kiện để HS hoàn thành bài học tại lớp, không giao bài tập cho học sinh làm thêm ở nhà .
- Từng học kỳ g

File đính kèm:

  • docke hoach 2buoi-ngay 14-15.doc
Giáo án liên quan