Kế hoạch hoạt động giáo dục lao động hướng nghiệp lớp 9 năm học 2014-2015

I . NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM.

1. Tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.

Tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông để triển khai đầy đủ nghiêm túc và có hiệu quả những quy định về công tác giáo dục lao động hướng nghiệp trong nhà trường và địa phương phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và góp phần phân luồng học sinh cuối cấp một cách hợp lý.

2. Thực hiện đầy đủ và có chất lượng hoạt động sinh hoạt lao động hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.

Nghiêm túc triển khai thực hiện sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình và tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, có bổ sung những đặc thù của địa phương.

Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giáo dục hướng nghiệp đối với học sinh lớp 9 để góp phần phân luồng và chuẩn bị cho học sinh để giúp học sinh có lựa chọn hướng đi phù hợp với điều kiện của bản thân và yêu cầu đào tạo nhân lực của địa phương và cả nước.

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 5090 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch hoạt động giáo dục lao động hướng nghiệp lớp 9 năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN BÌNH THẠNH
TRƯỜNG THCS CÙ CHÍNH LAN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TPHCM, ngày 15 tháng 9 năm 2014
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LAO ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP LỚP 9
NĂM HỌC 2014-2015
I . NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM.
1. Tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.
Tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông để triển khai đầy đủ nghiêm túc và có hiệu quả những quy định về công tác giáo dục lao động hướng nghiệp  trong nhà trường và địa phương phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và góp phần phân luồng học sinh cuối cấp một cách hợp lý.
2. Thực hiện đầy đủ và có chất lượng hoạt động sinh hoạt lao động hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.
Nghiêm túc triển khai thực hiện sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình và tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, có bổ sung những đặc thù của địa phương.
Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giáo dục hướng nghiệp đối với học sinh lớp 9 để góp phần phân luồng và chuẩn bị cho học sinh để giúp học sinh có lựa chọn hướng đi phù hợp với điều kiện của bản thân và yêu cầu đào tạo nhân lực của địa phương và cả nước.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP .
A- Mục tiêu:
Nhằm giúp học sinh hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề. Học sinh nắm được  một số định hướng cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương. Tìm hiểu một số thông tin về nghề địa phương. Thông qua đó học sinh hiểu hơn về năng lực bản thân và truyền thống nghề nghiệp của gia đình.
Nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho học sinh cả về tâm thế và kỹ năng để các em có thể sãn sàng đi vào lao động hoặc tự tạo việc làm ở các ngành nghề mà xã hội cần phát triển, đồng thời phù hợp với hứng thú, năng lực cá nhân cũng như hoàn cảnh gia đình.
Giúp các em tự đánh giá bản thân và biết lựa chọn nghề một cách có ý thức, góp phần vào việc phân luồng học sinh sau bậc học THCS
B- Nội dung:
CHỦ ĐỀ 1. Ý nghĩa, tầm quan trọng  của việc chọn nghề có cơ sở khoa học và các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS
- Giúp học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề nói chung và quyết định hướng đi sau tốt nghiệp nói riêng dựa trên cơ sở năng lực, điều kiện .... của bản thân
-  Bước đầu hiểu được lợi ích của sự phù hợp nghề của từng con người cụ thể trong tương lai
- Học sinh bước đầu thấy được một cách khái quát các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS
- Giới thiệu và tổ chức tìm hiểu, so sánh qua thực tế về sự phù hợp và không phù hợp nghề của từng con người cụ thể, tìm hiểu và dự đoán nguyên nhân.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận, hình dung bước đầu các hướng đi, sự thay đổi hình thức học tập hoặc làm việc sau khi tốt nghiệp THCS   
CHỦ ĐỀ 2. Định hướng phát triển kinh tế -  xã hội của đất nước và địa phương
- Giúp cho học sinh có được một số nét khái quát về sự khác nhau giữa nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp với nền kinh tế thị trường, hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương trong thời gian tới.
- Bước đầu tiếp cận với các khái niệm việc làm, nghề nghiệp, thị trường lao động, một số đặc điểm về thị trường lao động và việc làm  ở nông thôn, thành phố
- Nghe giới thiệu về sự thay đổi và định hướng phát triển của nền kinh tế - xã hội của đất nước
- Tiến hành làm trắc nghiệm về sự hiểu biết của học sinh về những đặc trưng của nền kinh tế thị trường
- Qua việc giảng bài và ví dụ thực tế cho học sinh hiểu một số khái niệm: việc làm, nghề nghiệp, thị trường lao động trong nền kinh tế thị trường
CHỦ ĐỀ 3.  Thế giới nghề nghiệp quanh em
- Giúp học sinh biết cách phân tích, tìm  hiểu một số nghề qua hoạ đồ nghề và tìm hiểu một số nghề cụ thể, gần gũi với các em trong cuộc sống hàng ngày( nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, lĩnh vực nông nghiệp, một số nghề thợ...)
CHỦ ĐỀ 4. Giới thiệu các nghành nghề ở địa phương.     
CHỦ ĐỀ 5. Thị trường lao động.
CHỦ ĐỀ 6. Tìm hiểu năng lực  bản thân
- Giúp cho học sinh tự tìm hiểu về bản thân một cách khách quan, qua đó các em  xác định được điểm mạnh điểm  yếu của mình, liên hệ với các tình huống làm việc ở trường và ở nhà. Bước đầu có thể giải thích được các đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến lòng tự tin và việc thực hiện công việc.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghề nghiệp thông qua các nguồn: họa đồ nghề và một số phương pháp  khác như điều tra, phỏng vấn...
- Giảng giải kết hợp với dùng các phiếu trắc nghiệm giúp học sinh tự xác định và hiểu được các điểm mạnh, điểm yếu trong học tập và công việc ở trường, ở nhà, yếu tố giới tính có ảnh hưởng đến hứng thú, lòng tự tin, năng suất lao động
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghề qua đồ hoạ nghề. Tìm hiểu mô tả nghĩa vụ và quyền lợi, điều kiện làm việc của một số nghề mà các em biết.
CHỦ ĐỀ 7. Tìm hiểu hệ thống đào tạo nghề của địa phương (Tuyển sinh trình độ THCS)
- Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề thị xã Sơn Tây.
- Trường Cao đẳng kỹ thuật Việt Hung.
CHỦ ĐỀ 8. Hội thảo theo chuyên đề “Các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS”
- Giúp học sinh bước đầu có được một số hướng chọn lựa sau khi tốt nghiệp THCS (kể cả việc chọn trường PTTH phù hợp).
- Tổ chức hoạt động theo chuyên đề “Sự lựa chọn cho tương lai”.
- Động viên, khích lệ học sinh tham gia thảo luận, nói về những ước mơ của mình trong tương lai.
- Học sinh xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định hướng nghề nghiệp của mình
- Giúp học sinh sử lý  thông tin, xác định mục tiêu cơ bản cho quyết định hướng nghề nghiệp sau THCS
CHỦ ĐỀ 9. Tư vấn học tập, tư vấn nghề
- Giúp học sinh xác định được hướng học tập hoặc học nghề sau khi tốt nghiệp THCS, dựa trên kết quả học tập và kết quả tự đánh giá bản thân. Toạ đàm, Tư vấn cá nhân
III. Kế hoạch giảng dạy môn hướng nghiệp lớp 9
Thực hiện các hướng dẫn về tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp đối với học sinh lớp 9 năm học 2014-2015. 
Tổ chức hướng nghiệp cho học sinh lớp 9: 3 tiết/tháng.
Thời gian dạy 9 buổi /năm vào tất cả các tháng. Mỗi buổi dạy 1 tiết theo PPCT và TKB vào buổi chiều địa điểm tại lớp 9
Tài liệu dạy: SGV GDHN lớp 9 do NXB Bộ GD&ĐT phát hành tháng 3 năm 2005.
Giáo viên dạy: Nguyễn Hữu Tuấn
CHƯƠNG TRÌNH THỜI KHÓA BIỂU
 DẠY CỤ THỂ CÁC BUỔI NHƯ SAU
Tháng
Nội dung
Số tiết
Số lớp
GV dạy
9 / 2014
Bài 1 Ý nghĩa tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học
1
5
Nguyễn Hữu Tuấn
10/2014
Bài 2 Định hướng phát triển kinh tế của đất nước, địa phương.
1
5
Nguyễn Hữu Tuấn
11/2014
Bài 3 Thế giới nghề nghiệp quanh ta.
1
5
Nguyễn Hữu Tuấn
12/2014
Bài 4 Tìm hiểu thông tin về một số nghề ở địa phương.
1
5
Nguyễn Hữu Tuấn
01/2015
Bài 5 Thông tin về thị trường lao động
1
5
Nguyễn Hữu Tuấn
02/2015
Bài 6 Tìm hiểu năm lực bản thân và truyền thống gia đình
1
5
Nguyễn Hữu Tuấn
3/2015
Bài 7 Hệ thống giáo dục THCN và đào tạo nghề của trung ương, Địa phương
1
5
Nguyễn Hữu Tuấn
4/2015
Bài 8 Các hướng đi sau khối tốt nghiệp THCS
1
5
Nguyễn Hữu Tuấn
5/ 2015
Bài 9 Tư vấn hướng nghiệp
1
5
Nguyễn Hữu Tuấn
* Ghi chú:
Giáo viên soạn bài, ký sổ đầu bài theo quy chế.
Trong khi thực hiện có thể thay đổi đột xuất nhà trường xẽ thông báo trên KH tuần
Thứ 3 tuần 1 trong tháng dạy lớp 9A1
Thứ 3 tuần 2 trong tháng dạy lớp 9A2
Thứ 3 tuần 3 trong tháng dạy lớp 9A3
Thứ 6 tuần 2 trong tháng dạy lớp 9A4
Thứ 6 tuần 4 trong tháng dạy lớp 9A5
IV. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Với Ban giám hiệu:
- Quan tâm chỉ đạo sát sao, có hiệu quả nội dung chương trình của công tác hướng nghiệp .
- Cử giáo viên có đủ điều kiện phù hợp đi dự các lớp tập huấn hướng nghiệp - dạy nghề.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác hướng nghiềp .
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân và cha mẹ học sinh về công tác hướng nghiệp để làm tốt việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS chọn nghề và hướng đi phù hợp với điều kiện hoàn cảnh riêng.
- Tham mưu với địa phương và TTGDKT TH- HN để củng cố và chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng cho công tác hướng nghiệp .
2. Với giáo viên dạy hướng nghiệp:
Sinh hoạt hướng nghiệp là một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện công tác hướng nghiệp cho học sinh. Sinh hoạt hướng nghiệp cung cấp cho học sinh về tình hình phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương, về thị trường lao động, về .... nghề nghiệp và nơi đào tạo nghề giúp học sinh tự đánh giá bản thân và quyết định chọn nghề một cách có ý thức.
3. Với học sinh
- Chuẩn bị đầy đủ SGK, tài liệu, vở ghi
- Tham gia nghiêm  túc các buối học hướng nghiệp
- Có nhận thức đúng đắn về môn hướng nghiệp. Chuẩn bị tâm thế các điều kiện cần thiết để chọn một nghề phù hợp
4. Trang thiết bị: Tranh, ảnh. sách, tài liệu và giáo án điện tử.
Nơi nhận
    - PGD : để b/c
    - GVCN: để thực hiện
    - GV dạy HN: để thực hiện
    - Lưu VP
GIÁO VIÊN
NGUYỄN HỮU TUẤN 

File đính kèm:

  • docke hoach day huong nghiep.doc