Kế hoạch chuyên môn năm học 2014-2015 - THCS Quảng Trường
2. Khó khăn.
- Đội ngũ GV đa số vừa mới vào nghề kinh nghiệm giảng dạy và các hoạt động khác còn non. Số GV có kinh nghiệm lại thiếu sức khoẻ.
- Chất lượng học sinh chưa cao, ý thức học tập chưa tốt.
- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình.
II. VỀ SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG
1. Đội ngũ giáo viên:
*Tình hình đội ngũ CBQL, GV, NV:
- Trường hiện tại có 19 CB- GV- NV,trong đó:
+Cán bộ quản lý: 2 đ/c biên chế 2 đ/c
+Giáo viên Tổng phụ trách đội: 1 .
+Nhân viên: 5 đ/c; biên chế: 03;ngoài biên chế 02 đ/c
cho các đồng chí giáo viên theo học chương trình Đại học. - Đưa yêu cầu sử dụng CNTT vào đánh giá giờ dạy, đánh giá thi đua để cán bộ giáo viên tự học Tin học và Ngoại ngữ. - Đổi mơí sinh hoạt tổ chuyên môn, tập trung vào việc triển khai các chuyên đề đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá. - Tổ chức thao giảng, thực tập để trao đổi học hỏi kinh nghiệm: - Thao giảng, thực tập: 2 tiết/năm/1 giáo viên. *Thi GV giỏi cấp trường vào đợt 20/11.Xếp giải và cấp chứng chỉ GV giỏi cấp trường. - Dự giờ đảm bảo mỗi giáo viên 1 tiết/ tuần, sữ dụng công nghệ thông tin phù hợp. - Quản lý: Thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra giáo viên thường xuyên để đánh giá, góp ý nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. *Hai lãnh đạo kiểm tra đột xuất mỗi tháng 06 GV.Lãnh đạo tổ kiểm tra đột xuất mỗi tháng 04 GV. - Tổ chức cho giáo viên đăng ký tham gia thi giáo viên giỏi đồng thời các tổ chuyên môn xây dựng điển hình giáo viên dạy tốt để có kế hoạch giúp đỡ. - Tổ chức tốt các hội thao cấp trường, cấp cụm để chọn giáo viên giỏi tham gia thi huyện. 3.2.2. Đối với học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh và đầu tư mũi nhọn. Chỉ tiêu: Chất lượng năm học 2014-2015 LỚP Tổng số HS Hạnh kiểm Tốt Khá TB Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 6 39 27 69 15 35,71 2 0,00 0,00 7 42 29 69 13 31 0 0,00 0,00 8 52 30 57,7 20 38,5 2 3,8 0,00 9 37 22 59,5 14 37,4 1 2,7 0,00 Toàn cấp 170 108 63,5 62 36,5 5 2,9 0 0,00 LỚP Tổng số HS Học lực TBTL Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 6 39 6 15,3 18 46,2 13 35,9 2 5,1 0 0,00 38 94,9 7 42 8 19,05 19 45,24 15 35,71 0,00 0,00 42 100,00 8 52 8 15,38 21 40,4 21 40,38 2 3,8 0,00 50 96,2 9 37 5 13,51 17 45,9 14 37,84 1 2,70 0,00 36 97,3 Toàn cấp 170 27 15,9 75 44,1 63 37,1 5 2,9 0 0,00 165 97,05 - Lên lớp 100% trong đó đợt 1: 95,6% - Thi tuyển vào THPT xếp thứ 5,5 ( Môn N.Văn > 6,2; Toán >6,0 ; môn thứ 3 > 5,5). + Hoàn thành chương trình THCS : Trên 100% + Tỷ lệ học sinh dự tuyển vào THPT 80% trở lên - Tham gia đủ các kỳ thi HSG huyện, tỉnh (Cả văn hoá và năng khiếu): - Học sinh đạt giải cấp Tỉnh: 2 ( Văn hoá 1, năng khiếu 1) - Học sinh đạt giải cấp Huyện: 4 ( Văn hoá 2, năng khiếu 2) Các hoạt động: *Về giáo dục đạo đức - Xây dựng nội quy và các quy định, các quy tắc ứng xử đối với học sinh, các tiêu chí thi đua để đánh giá học sinh, lớp hàng tuần, hàng tháng. - Lồng ghép các nội dung giáo dục pháp luật vào các giờ học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu quả. - Tổ chức cho học sinh, gia đình ký cam kết thực hiện nội quy, quy định, thực hiện pháp luật với nhà trường. - Phối hợp chặt chẽ việc giáo dục học sinh giữa nhà trường, gia đình và xã hội. - Tăng cường hoạt động của giáo viên trực ban, đội cờ đỏ. * Về giáo dục văn hóa - Phân loại đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học. - Thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả. Tập trung dạy học bám sát đối tượng học sinh qua từng giờ học. - Tổ chức bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém từ khối 6 đến khối 9, tập trung 3 môn Toán, Văn: 26 buổi/môn/năm;Anh k6,8,9 dạy 13 buổi/năm. - Phối hợp với các ban ngành đoàn thể địa phương thực hiện tốt việc kiểm tra chất lượng học ban đêm của học sinh. - Kiểm tra việc học tập ban đêm của học sinh do Hiệu trưởng làm trưởng ban. - Tổ chức dạy và học trong năm học đạt chỉ tiêu chất lượng đã đề ra. - Có chương trình hướng dẫn tự ôn tập, rèn luyện trong hè đối với học sinh, tổ chức ôn tập cuối hè để nâng cao tỷ lệ học sinh lên lớp sau khi thi lại. - Dạy học môn tự chọn tin học cho toàn trường và chủ đề tự chọn Toán, Ngữ văn theo chủ đề bám sát nhằm nâng cao chất lượng đại trà. -Tổ chức ôn tập, bổ trợ kiến thức cho học sinh khối 9 để nâng cao chất lượng học lực. - Dạy nghề Điện dân dụng cho khối 8. - Giáo dục hướng nghiệp để phân luồng sau TNTHCS. - Dạy học có hiệu quả môn Thể dục. - Quy định đồng phục lễ hội, mùa đông, thể dục. - Thực hiện việc kiểm tra vệ sinh cá nhân hàng ngày, tổ chức vệ sinh khuôn viên trường lớp thường xuyên. - Tổ chức lao động 1 buổi/ tuần. Thông qua đó giáo dục ý thức lao động có tổ chức, có kỷ luật, có kỷ thuật, có năng suất cao. * Về mũi nhọn: - Tổ chức phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ lớp 6 đối với các môn Văn,Toán (GV dạy phát hiện HS và tự BD bằng cách cho các em các bài tập nâng cao về nhà và có sự hướng dẫn và kiểm tra động viên các em) - Chọn đội tuyển và tổ chức bồi dưỡng tập trung các môn từ học kỳ II lớp 8, tăng cường bồi dưỡng đội tuyển ngay từ tuần đầu tháng 8. - Tính tiết cho giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi k8,9.(3 tiết/tuần) *Phần thưởng: Quy định mức thưởng cụ thể cho giáo viên và học sinh có giải (theo quy chế chi tiêu nội bộ):Ngoài ra nhà trường trích quỹ Khuyến Học của các nhà tài trợ thưởng cho các GV và HS đạt giải như sau:Nhất tỉnh 01 triệu đồng;Nhì 500 ngàn đồng;Ba 300.000đ;khuyến khích 200.000đ.Nhất huyện 500.000đ;nhì 300.000đ;Giải ba 200.000đ;khuyến khích 100.000đ.GV bồi dưỡng,GV đi thi được tính như HS. - Chọn giáo viên có kinh nghiệm giúp đỡ học sinh yếu kém, bồi dưỡng nâng cao cho học sinh khá giỏi vào dạy các lớp 9. - Làm tốt công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh, động viên đối tượng học sinh học yếu tham gia học nghề. 4- Xây dựng môi trường giáo dục: 4.1- Yêu cầu: - Phải xây dựng được một môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ, lành mạnh, vui tươi, an toàn, đảm bảo vệ sinh học đường. 4.2- Chỉ tiêu: - 100% lớp học sạch sẽ, vệ sinh đảm bảo an toàn cho học sinh về sức khoẻ. - Không có những hiện tượng quan hệ thầy trò mất dân chủ. GV xúc phạm thân thể, nhân phẩm của học sinh và ngược lại. - Không có hiện tượng GV, HS vi phạm trật tự an toàn giao thông khi đi dạy, đi học. - HS tham gia tích cực, có chất lượng vào các HĐ văn hoá, văn nghệ, TDTT do nhà trường và đoàn đội tổ chức. 4.3- Biện pháp thực hiện: - Thực hiện tốt hai cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo ”, “ Xây dựng nhà trường thân thiện- học sinh tích cực ”. Lấy sự xanh, sạch, vệ sinh làm trọng tâm cho công tác xây dựng trường học thân thiện. - GVCN tổ chức cho HS làm vệ sinh thường xuyên lớp học và khuôn viên xung quanh lớp học. Thực hiện vào cuối mỗi buổi học, sau khi học sinh đã ra về HS được phân công làm vệ sinh mới thực hiện, để đảm bảo vệ sinh chung. - Đội cờ đỏ thực hiện hiệu quả, chính xác việc theo dõi các nền nếp chung và công tác vệ sinh học đường nói riêng. - Đội TNTP Hồ Chí Minh thực hiện tốt việc tuyên truyền về an toàn giao thông và phòng chống ma tuý học đường. - Giao cho đoàn- đội thường xuyên tổ chức các hoạt động bề nổi (thi viết thư UPU, thi văn nghệ-TDTT, thi hiểu biết kiến thức xã hội) phong phú, đa dạng để bổ trợ cho HĐ dạy và học. - Báo cáo chính quyền các cấp ở địa phương, nhận chăm sóc, dọn vệ sinh môi trường di tích lịch sử . 5– Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn – nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên 5.1- Yêu cầu: - Đây là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Bởi nhân tố con người là khâu then chốt quyết định sự thành thành bại của hoạt động chuyên môn. Vì vậy bên cạnh việc bồi dưỡng về phẩm chất chính trị cần tăng cường bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ để: GV có năng lực CM đồng đều và vững vàng, tiếp cận nhanh nhạy với nội dung chương trình và phương pháp mới; Đội ngũ GV luôn luôn có tính kế thừa và kế cận tốt trong hoạt động giảng dạy ở một trường luôn có sự biến động do việc thuyên chuyển công tác và về hưu. 5.2 – Chỉ tiêu phấn đấu: - 100% GVcó hồ sơ CM đạt loại khá - tốt - 100% GV có giờ dạy đạt từ TB trở lên. Trong đó 70%- 80 khá giỏi. - GV đạt danh hiệu GV giỏi cấp trường: 5- 7 Đ/C. - GV đạt danh hiệu GV giỏi cấp huyện: 2 Đ/C. - GV đạt danh hiệu GV giỏi cấp Tỉnh: 01 đ/c - ĐDDH đạt giải cấp huyện: 1 ĐD.(Mỗi GV phải có 01 đồ dùng dạy học có giá trị trên năm học) - 100% đ/c có đề tài khoa học – SKKN: 5.3 – Biện pháp thực hiện: - CB – GV tự giác, tích cực tự học tự bồi dưỡng, tham gia dự giờ – kiến thực tập để không ngừng nâng cao tay nghề. + GV chưa hết thời gian thử việc: phải dự giờ 2 tiết/ tuần. + GV hết tập sự nên dự giờ ít nhất: 1 tiết/ tuần. - Hai tổ chuyên môn phát huy có hiệu quả việc quản lý, kiểm tra, xếp loại, phân loại tổ viên để có kế hoạch bồi dưỡng. Tổ CM có nhiệm vụ bồi dưỡng theo chuyên đề, góp ý giờ dạy theo kế hoạch sinh hoạt định kỳ hàng tuần, hàng tháng. - CM thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học tự bồi dưỡng của CB – GV, thông qua kiểm tra hồ sơ tự học, tích luỹ kiến thức và thực hiện giảng dạy trên lớp. -Hai tổ chuyên môn chủ động xây dựng các chủ đề về BD chuyên môn nghiệp vụ trong năm học, tham mưu với lãnh đạo nhà trường để thống nhất và triển khai trong GV. - CM tích cực tham mưu cho nhà trường tăng cường trang bị các ĐDDH, tài liệu để GV sử dụng trong giảng dạy và học tập. - Hai tổ chuyên môn chủ động xây dựng các tiết bài dạy mẫu để GV dự giờ và góp ý rút kinh nghiệm về nội dung và phương pháp. Mỗi tuần 1 tiết / tổ CM. - Tổ chức phát động phong trào làm ĐDDH, viết SKKN thường xuyên trong năm học để phục vụ cho công tác dạy – học tại nhà trường. - Tạo điều kiện cho 3 giáo viên học trên chuẩn (Đại học): Danh sách giáo viên học trên chuẩn 6- Công tác xây dựng và phát huy vai trò hoạt động của hai tổ chuyên môn trong nhà trường 6.1- Xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ CM: - Dựa vào chuyên môn được đào tạo của đội ngũ GV, đặc điểm tình hình cụ thể của nhà trường, năm học 2014 – 2015 xây dựng 2 tổ chuyên môn để quản lý và thực hiện nhiệm vụ CM của năm học. Cơ cấu như sau: 6.2- Phân công chức năng tổ chuyên môn - Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt 2 lần/ tháng định kỳ theo qui định của Bộ GD&ĐT.Cụ thể như sau: * Sinh hoạt lần 1: Thứ hai - tuần 2 của tháng.
File đính kèm:
- Ke hoach chuyen mon Truong 20142015.doc