Kế hoạch bài học tuần 3

I. MỤC TIÊU:

 Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật trong tình huống kịch. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm trong bài.

 Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai (HS khá giỏi).

 Hiểu nội dung : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Tranh, bảng phụ.

- HS: Đọc trước vở kịch.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

 

doc31 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bài học tuần 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HỌC 	Môn : TẬP ĐỌC Tuần : 3 
 ò Ngày soạn : 	24/08/2013	 Tiết : 6
 ò Ngày dạy : 	28/08/2013	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy : LÒNG DÂN ( Tiếp theo )
I. MỤC TIÊU:
Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm. Biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp tính cách từng nhân vật.
HS khá, giỏi đọc phân vai, diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật. HS trả lời được câu hỏi 3 theo gợi ý của GV.
Hiểu: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa bọn giặc, cứu cán bộ cách mạng. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK. 
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên : tranh, bảng phụ, đồ dùng cho HS đóng kịch.
HS : đọc trước phần hai vở kịch
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Khởi động - Ổn định :
 - Kiểm tra kiến thức cũ : 
 + Phân vai đọc vở kịch.
 + GV nhận xét, ghi điểm.
 - Bài mới: 
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
 ND 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
 + Cho 1 HS giỏi đọc phần 2 của vở kịch 
 + GV cho HS xem tranh. 
 + Chia lớp thành những tốp HS (3HS)
 + GV lưu ý HS đọc những tiếng địa phương: tía, mầy, hổng, chỉ, nè, hiểm, miễn cưỡng, ngượng ngập.
 + Gợi ý HS chia đoạn: 3 đoạn
 Đoạn 1: Từ đầu … chú cán bộ (để tôi đi lấy cho).
 Đoạn 2: Tiếp theo … Thôi trói nó lại dẫn đi.
 Đoạn 3: Phần còn lại.
 + Cho HS luyện đọc theo cặp.
 + GV đọc diễn cảm phần 2 của vở kịch
ND 2: Tìm hiểu bài
 + An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?
 + Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?
 + Vì sao vở kịch được đặt tên là “Lòng dân”?
 + GV nhận xét, bổ sung.
ND 3 : Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn một tốp HS đọc diễn cảm một đoạn kịch theo cách phân vai: mỗi HS đọc theo một vai, 1 HS làm người dẫn chuyện.
- Cho các nhóm đọc phân vai.
- Tổ chức HS thi đọc diễn cảm theo cách phân vai. 
* Hoạt động 3 : Củng cố: 
- Cho một HS nêu nội dung đoạn kịch .
- Trắc nghiệm: 
1. Dì Năm đặt tên cho anh CB là: 
A. Lê Văn Nên B. Lâm Văn Nên C. Lâm Văn Nhân
- Hát
LÒNG DÂN (PHẦN 1)
- Thực hiện 
LÒNG DÂN (TT)
- Một HS giỏi đọc phần 2 của vở kịch.
- Quan sát tranh để biết những nhân vật trong phần 2 vở kịch.
- Tiếp nối nhau đọc phần tiếp của vở kịch. HS khác nhận xét.
- Từng cặp đọc.
- HS đọc từng đoạn trả lời câu hỏi.
+ …An giải thích em gọi bằng ba chứ không gọi bằng tía.
+ Dì vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào…, dì nói to tên chồng, ba chồng…
 + Thể hiện tấm lòng của dân đối với cách mạng.
- 6 HS đọc.
- Nhận xét.
- Đọc phân vai theo nhóm.
- Thực hiện. Nhận xét.
- 2 HS nêu. 
-HS dùng thẻ a, b, c, để trả lời trắc nghiệm.
2. Trong vở kịch, có chi tiết An làm cho bọn địch mừng hụt ? A. Đúng B. Sai ( Nêu lại ) 
 * Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học–Tuyên dương .Dặn dò: Đọc lại bài. Chuẩn bị bài: Những con sếu bằng giấy.
 	KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : TOÁN 	 Tuần : 3 
 ò Ngày soạn : 24/08/2013 Tiết: 13 
 ò Ngày dạy : 28/08/2013 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. MỤC TIÊU:
Biết cộng, trừ phân số, hỗn số.
Biết chuyển các số đo có hai tên đơn vị thành số đo là hỗn số với một tên đơn vị đo. Giải bài toán tìm một số biết giá trị một phân số của số đó.
Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng phụ
Học sinh: Bảng con, phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định: Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ:.
+ Kiểm tra 2 HS : 
Viết số đo sau dưới dạng hỗn số :
2m 5cm=…. m
3dm 4mm=… dm
+ Nhận xét, ghi điểm.
- Bài mới: 
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
ND 1: Ôn về cộng trừ phân số.
+ Hỏi HS về quy tắc cộng trừ hai phân số.
+ Chốt ý.
ND 2: Cho HS thực hành tính.
Bài 1:Tính: 
(Khuyến khích HS khá giỏi bài c)
+ Nhận xét, đánh giá.
Bài 2:Tính:
(Khuyến khích HS khá giỏi bài c)
+ Nhận xét.
Bài 4: Viết số đo độ dài theo đơn vị lớn:
9m5dm ; 8đm9cm ; 12cm5mm
Bài 5: Cho quãng đường AB dài 12km , tính quãng đường AB? 
+ GV chấm vở và nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố : 
Trò chơi: Tính đúng, tính nhanh
x +=	
+ 2 đội: mỗi đội 1 HS. Tìm x?
+ Nhận xét, tuyên dương. 
“Luyện tập chung”
- 2 HS thực hiện, lớp nhận xét.
“Luyện tập chung”
+ HS nêu cách cộng trừ hai PS, nhận xét, bổ sung 
+ Làm bảng con 
1a); 1b)
+ HS nhận xét, bổ sung.
+ HS làm vào vở: 
2a); 2b)
+ HS sửa bài trên bảng lớp. Nhận xét.
+ HS thực hiện 3 nhóm, thảo luận, viết và trình bày: (bỏ bài b)
; .
+ HS tính ở vở và trình bày lời giải.
12 : 3 = 4 (km) ; 4 x 10= 40 (km)
+ HS sửa bài.
- 2 đội thực hiện. 
- Lớp nhận xét.
 x . x = .
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét, tuyên dương- Bài tập về nhà:VBT- Chuẩn bị tiết sau: Xem “Luyện tập chung”
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: TẬP LÀM VĂN Tuần: 3 
 ò Ngày soạn : 24/08/2013 Tiết : 5
 ò Ngày dạy : 28/08/2013 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (MỘT HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN)
I. MỤC TIÊU:
Học sinh tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa, tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài văn Mưa rào; cách quan sát bằng các giác quan. Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa. 
HS khá, giỏi lập được dàn ý chi tiết bài văn miêu tả cơn mưa với những quan sát riêng của mình. HS yếu lập được dàn ý chi tiết bài văn miêu tả cơn mưa theo gợi ý của GV.
Có rung động trước những cơn mưa.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bút lông, 3 tờ giấy khổ to, Bảng ghi BT trắc nghiệm.
Học sinh: Những ghi chép khi quan sát một cơn mưa, Thẻ a, b, c.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
* Hoạt động 1: Khởi động- Ổn định: Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ: Kiểm tra bảng thống kê tiết trước và chấm điểm 3 vở. Nhận xét chung.
- Bài mới: 
* Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
ND 1: Luyện tập miệu tả một trong những hiện tượng thiên nhiên đó là: Mưa.
 BT1: Đọc bài Mưa rào và trả lời 4 câu hỏi trong SGK :
1/ Những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến : 
+ Mây: bay về; mây lớn nặng, đặc xịt, lổm nhổm đầy trời; mây tản ra rồi san đều trên nền đen.
+ Gió: thổi giật, đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước, rồi điên đảo trên cành cây.
 2/ Những TN tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc:
+ Tiếng mưa: lẹt đẹt, lách tách, rào rào, sầm sập, đồm độp, đùng đùng, ồ ồ,… 
+ Hạt mưa: những giọt nước lăn tăn, mấy giọt tuôn rào rào, mưa xiên xuống, lao xuống, lao vào bụi cây, mưa giọt ngã, giọt bay,.. 
KL: Nhờ có khả năng quan sát tinh tế, tác giả đã viết được một bài văn tả cơn mưa rào rất hay. Qua đó ta thấy được nghệ thuật quan sát và miêu tả tài tình của tác giả.
ND 2: Chuyển những gì quan sát thành dàn ý chi tiết.
 BT2: Dựa vào những gì quan sát một cơn mưa chuyển thành dàn ý chi tiết.
+ Kiểm tra việc CB của HS, phát giấy và bút cho các nhóm, cho HS làm bài.
- GV nhận xét và khen những HS làm đúng làm hay.
* Hoạt động 3: Củng cố: 
Câu nào sau đây tả cảnh trước cơn mưa ?
a.Mặt trời ló ra,chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
b. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước toả trắng xoá.
c. Gió bỗng đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước.
HỌC SINH
Luyện tập làm báo cáo thồng kê.
- Cả lớp để vở ra cho GV kiểm tra.
Luyện tập tả cảnh
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm yêu cầu của BT 1.
- Cả lớp đọc thầm kĩ lại bài Mưa rào.
- HS làm việc theo nhóm đôi, một số nhóm phát biểu.Lớp nhận xét.
- HS dùng viết chì gạch dưới những từ ngữ, chi tiết GV vừa chốt.
3/ Những TN, chi tiết miêu tả cây cối con vật trong và sau cơn mưa:
+Trong cơn mưa: lá đào, lá na, lá sói, vẫy tay run rẫy. Con gà sống lướt thướt.
+Sau cơn mưa: trời rạng dần, chào mào hót râm ran, trời trong vắt, mặt trời ló ra,..
4/ Tác giả quan sát bằng: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm yêu cầu của BT 2.
-1 HS đọc bài quan sát về cơn mưa của mình.
- Làm việc theo nhóm 6, 3 nhóm dán bài lên bảng, các nhóm còn lại làm vào giấy nhỏ. Đại diện 3 nhóm lên trình bày
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời bằng thẻ a, b, c và giải thích lý do chọn.
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét – Tuyên dương. Dặn dò : Về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý. CB: Luyện tập tả cảnh (một hiện tượng thiên nhiên) chuyển thân bài è đoạn văn. 	 
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : KHOA HỌC 	Tuần : 3
	ò Ngày soạn	 : 	24/08/2013 Tiết : 6
	ò Ngày dạy	 : 	28/08/2013 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
	ò Tên bài dạy : TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ
I. MỤC TIÊU : Giúp hs :
Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
Hiểu được tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người .
II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên : Hình vẽ 1, 2, 3 trang 14 photo và cắt rời từng hình; 3 tấm thẻ cắt rời. Giấy khổ to, bút dạ.
Học sinh : Sưu tầm các tấm ảnh của bản thân hoặc trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :	
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Khởi động
- Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
 + Phụ nữ có thai cần làm gì để mình và thai nhi khoẻ mạnh ? 
 + Chăm sóc sức khoẻ của người mẹ và thai nhi là trách nhiệm của ai ? 
 + Cần phải làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ ?
 - Nhận xét, bổ sung và ghi điểm .
- Bài mới :
* Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới
ND 1: Sưu tầm và giới thiệu ảnh 
 - Yêu cầu hs giới thiệu về bức ảnh mà mình mang đến lớp theo gợi ý sau : 
 + “ Đây là ai ? 
 + Ảnh chụp lúc mấy tuổi ? 
 + Khi đó đã biết làm gì hoặc có những hoạt động đáng yêu nào ? ”
 - Nhận xét, khen ngợi những hs giới thiệu hay, giọng rõ ràng, lưu loát 
ND 2: Các giai đoạn phát triển từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
 - Phổ biến cách chơi và luật chơi 
 - Nêu đáp án đúng, tuyên dương nhóm thắng cuộc . 
 - Kết luận : Như mục “ Bạn cần biết ”. 
ND 3: Đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi người 
 + Tuổi dậy thì xuất hiện khi nào ?
+ Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người ? 
 - Kết luận : Như mục “ Bạn cần biết ”. 
* Hoạt động 3: Củng cố
 - Yêu cầu hs trả lời nhanh các câu hỏi về nội dung vừa học . 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Cả lớp . 
CẦN LÀM … MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE ?
3 hs lần lượt trả lời.
Hs khác nhận xét, b

File đính kèm:

  • docLOP 5 DU MON TDS TUAN 3.doc
Giáo án liên quan