Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học 10 - Chương trình nâng cao

A. Chuẩn kiến thức kĩ năng

Kiến thức

Hiểu được:

- Định nghĩa phản ứng thuận nghịch và nêu thí dụ.

- Định nghĩa về cân bằng hoá học và đại lượng đặc trưng là hằng số cân bằng (biểu

thức và ý nghĩa) trong hệ đồng thể và hệ dị thể.

- Định nghĩa về sự chuyển dịch cân bằng hoá học và các yếu tố ảnh hưởng

- Nội dung nguyên lí Lơ sa- tơ- liê và vận dụng trong mỗi trường hợp cụ thể.

Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm rút ra được nhận xét về phản ứng thuận nghịch và cân bằng hoá

học.

- Dự đoán được chiều chuyển dịch cân bằng hoá học trong những điều kiện cụ thể.

- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học, đề xuất cách tăng hiệu

suất phản ứng trong trường hợp cụ thể.

Giải được bài tập: Tính hằng số cân bằng K ở nhiệt độ nhất định của phản ứng thuận

nghịch biết nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng và ngược lại, bài tập khác có nội dung

liên quan.

B. Trọng tâm

- Cân bằng hóa học và hằng số cân bằng (biểu thức về hằng số cân bằng).

- Sự chuyển dịch cân bằng hóa học và các yếu tố ảnh hưởng.

C. Hướng dẫn thực hiện

GV hướng dẫn HS :

- Biểu diễn được một phản ứng thuận nghịch bằng PTHH.

- Nêu khái niệm cân bằng hóa học và lấy được thí dụ minh họa.

- Phân tích thí dụ cụ thể rút ra biểu thức tính hằng số cân bằng tổng quát trong hệ đồng

thể, trong hệ dị thể.

- Phân tích hiện tượng thí nghiệm rút ra định nghĩa về sự chuyển dịch cân bằng hóa

học

pdf27 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học 10 - Chương trình nâng cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à oxit. 
+ Phản ứng oxi hoá- khử trong môi trường axit. 
C. Hướng dẫn thực hiện 
GV hướng dẫn HS thực hành theo nhóm, theo đúng chuẩn kiến thức kỹ năng, nhưng có 
một số thay đổi như SGK để các thí nghiệm cụ thể thành công, an toàn: 
+ Phản ứng giữa kẽm và H2SO4 loãng: Có bọt khí thoát ra, kẽm tan dần. 
+ Phản ứng giữa kim loại Fe và dung dịch muối CuSO4: Có kim loại màu đỏ bám ngoài 
đinh sắt. 
+ Phản ứng oxi hoá- khử giữa kim loại và oxit (Mg và CO2): Mg cháy sáng trong khí 
CO2. 
 13 
+ Phản ứng oxi hoá- khử trong môi trường axit: FeSO4 với KMnO4 trong môi trường 
H2SO4: Màu tím nhạt dần hoặc mất màu tạo thành dung dịch màu vàng nâu, 
HS quan sát, mô tả đúng hiện tượng, giải thích và viết PTHH, chỉ rõ sự thay đổi số oxi 
hóa của các nguyên tố, chất khử, chất oxi hóa. 
CHƯƠNG 5. NHÓM HALOGEN 
Bài 29. KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN 
A. Chuẩn kiến thức kĩ năng 
Kiến thức 
Hiểu được: 
- Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn. 
- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử, năng lượng ion hoá thứ nhất và một số 
tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm. 
- Cấu hình electron nguyên tử và cấu tạo phân tử của những nguyên tố trong nhóm 
halogen. Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh 
- Sự biến đổi tính chất oxi hoá của các đơn chất trong nhóm halogen. 
Kĩ năng 
- Viết được cấu hình lớp electron ngoài cùng dạng ô lượng tử của nguyên tử F, Cl, Br, I 
ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích. 
- Dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của đơn chất halogen là tính oxi hóa mạnh 
dựa vào cấu hình lớp electron ngoài cùng và một số tính chất khác. 
- Viết được các PTHH chứng minh tính chất oxi hoá mạnh của các nguyên tố halogen, 
quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm. 
- Giải được bài tập: Tính % thể tích hoặc khối lượng của halogen hoặc hợp chất của 
chúng trong hỗn hợp; bài tập khác có nội dung liên quan. 
B. Trọng tâm 
- Cấu hình electron nguyên tử và cấu tạo phân tử. 
- Tính chất hóa học và các quy luật biến đổi 
C. Hướng dẫn thực hiện 
GV hướng dẫn để HS: 
Xác lập được mối liên hệ giữa: 
- Vị trí  cấu hình electron nguyên tử và cấu tạo phân tử ? Tính chất hóa học cơ bản 
là tính oxi hóa mạnh của các halogen. Dẫn ra thí dụ minh họa. 
- Sự biến đổi của: cấu hình electron, bán kính nguyên tử, bán kính ion, năng lượng liên 
kết , độ âm điện với sự biến thiên tính chất oxi hóa từ flo đến iot, dẫn ra số liệu cụ thể để 
minh họa. 
 Nêu được thí dụ minh họa về tính oxi hóa mạnh, sự biến thiên tính oxi hóa từ flo đến 
iot và viết được các PTHH chứng minh. 
 Giải thích được số oxi hóa + 1, +3, +5, +7 trong một số hợp chất của halogen dựa vào 
cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử halogen ở trạng thái kích thích. 
- Vận dụng để giải bài tập có nội dung liên quan: Tính lượng halogen tham gia phản 
ứng... 
Bài 30. CLO 
A. Chuẩn kiến thức kĩ năng 
Kiến thức 
Biết được: 
 14 
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo 
trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. 
Hiểu được: Tính chất hoá học cơ bản của clo là tính oxi hoá mạnh (tác dụng với: kim 
loại, hiđro, muối của các halogen khác, hợp chất có tính khử); clo còn có tính khử . 
Kĩ năng 
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học cơ bản của clo. 
- Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét về tính chất, điều 
chế clo. 
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học và điều chế clo. 
- Giải được bài tập: Tính khối lượng nguyên liệu cần thiết để điều chế thể tích khí clo ở 
đktc cần dùng; bài tập khác có nội dung liên quan 
B. Trọng tâm 
- Tính chất của clo 
- ứng dụng và phương pháp điều chế khí clo trong PTN và trong công nghiệp. 
C. Hướng dẫn thực hiện 
GV hướng dẫn HS: 
*Suy đoán tính chất hóa học cơ bản của clo và dẫn ra thí dụ minh họa: 
- Cấu hình electron lớp ngoài cùng ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích, độ âm 
điện lớn ? Dễ thu thêm 1e hoặc có khả năng tham gia liên kết cộng hóa trị, có số oxi hóa âm 
-1 trong hợp chất. Clo là phi kim rất hoạt động, là chất oxi hóa mạnh. 
- Độ âm điện nhỏ hơn F, O ? Tạo hợp chất có số oxi hóa dương +1, +3, +5, +7. 
Clo cũng thể hiện tính khử trong một số phản ứng. 
- Clo là phi kim hoạt động mạnh hơn brom, iot nhưng yếu hơn flo. 
*Nêu một số ứng dụng quan trọng của clo và dẫn ra các PTHH minh họa (nếu có). 
- Nêu được nguyên tắc chung điều chế khí clo, cách điều chế và thu khí clo trong PTN 
và, PP sản xuất khí clo trong công nghiệp và viết được các PTHH minh họa. 
*Vận dụng giải một số bài tập: 
- Tính toán lượng nguyên liệu để điều chế một lượng xác định khí clo. 
- Phân biệt khí clo với một số khí khác. 
- Xác định % thể tích khí clo trong hỗn hợp. 
- Khử chất thải là khí clo sau thí nghiệm để bảo vệ môi trường. 
Bài 31. HIĐRO CLORUA - AXIT CLOHIĐRIC 
A. Chuẩn kiến thức kĩ năng 
Kiến thức 
Biết được: 
- Tính chất vật lí của hiđro clorua; hiđro clorua tan rất nhiều trong nước tạo thành dung 
dịch axit clohiđric. 
- Phương pháp điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. 
- Tính chất vật lí, ứng dụng của một số muối clorua, phản ứng đặc trưng của ion clorua. 
Hiểu được: 
- Cấu tạo phân tử HCl 
- Dung dịch HCl là một axit mạnh, HCl có tính khử. 
Kĩ năng 
- Dự đoán, kiểm tra dự đoán, kết luận được về tính chất của axit HCl. 
- Viết được các PTHH chứng minh tính chất hoá học của axit HCl. 
- Phân biệt được dung dịch HCl và muối clorua với dung dịch axit và muối khác. 
- Giải được một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan đến tính chất, ứng dụng và 
điều chế HCl. 
B. Trọng tâm 
 15 
- Cấu tạo phân tử , tính chất, ứng dụng, điều chế khí HCl và axit HCl. 
- Nhận biết ion clorua. 
C. Hướng dẫn thực hiện 
GV hướng dẫn để HS: 
- Dự đoán tính chất của khí HCl và viết các PTHH minh họa: 
Liên kết hóa học trong khí H-Cl là liên kết cộng hoá trị phân cực, số oxi hóa của clo 
trong phân tử là -1? HCl có tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa MnO2, K2Cr2O7. 
- Nêu và giải thích được HCl có tính chất axit mạnh và viết PTHH minh họa. 
- Nêu một số phương pháp điều chế và sản xuất HCl trong phòng thí nghiệm (từ NaCl 
rắn và H2SO4 đặc) và trong công nghiệp, viết PTHH minh họa (nếu có). 
- Nêu được phản ứng hóa học đặc trưng của ion Cl- với AgNO3 và ứng dụng để phân 
biệt dung dịch HCl và dung dịch muối clorua với một số axit và muối khác (thí dụ axit 
HNO3 và muối nitrat). 
- Vận dụng giải một số bài tập: Phân biệt các chất trong lọ không nhãn, tính thể tích 
dung dịch HCl có nồng độ xác định điều chế được, tính % khối lượng chất trong hỗn hợp, 
khử tạp chất để thu được chất tinh khiết, khử chất thải HCl sau phản ứng để bảo vệ môi 
trường... 
Bài 32. HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO 
A. Chuẩn kiến thức kĩ năng 
Kiến thức 
Biết được: 
- Các oxit và các axit có oxi của clo, sự biến đổi tính bền, tính axit và khả năng oxi hoá 
của các axit có oxi của clo. 
- Thành phần hóa học, ứng dụng, nguyên tắc sản xuất một số muối có oxi của clo. 
Hiểu được: 
- Tính oxi hóa mạnh của một số hợp chất có oxi của clo (nước Gia-ven, clorua vôi, 
muối clorat). 
Kĩ năng 
- Viết được các PTHH minh hoạ tính chất hóa học và điều chế nước Giaven, clorua vôi, 
muối clorat. 
- Sử dụng có hiệu quả, an toàn nước Gia-ven, clorua vôi trong thực tế. 
- Giải được một số bài tập hoá học có nội dung liên quan đến tính chất, ứng dụng và 
điều chế. 
B. Trọng tâm 
- Sơ lược các oxit, axit có oxi của clo. 
- Nước Giaven. clorua vôi, muối clora 
C. Hướng dẫn thực hiện 
GV hướng dẫn HS 
Nêu được: 
- Clo không trực tiếp tác dụng với oxi để tạo thành oxit. 
- Trong các oxit và axit có oxi, clo có số oxi hóa dương + 1, +3, +5, +7, thí dụ minh 
họa. 
- Từ HClO đến HClO4 tính bền và tính axit tăng nhưng khả năng oxi hóa giảm. 
- Thành phần hóa học, phương pháp điều chế và PTHH, tính chất cơ bản là tính oxi hóa 
mạnh, PTHH và giải thích, ứng dụng của nước Giaven, clorua vôi, muối clorat. 
Vận dụng giải bài tập: 
- Tính lượng nguyên liệu ban đầu để điều chế lượng xác định nước Giaven, clorua vôi, 
muối clorat. 
 16 
- Phân biệt các chất rắn, các dung dịch trong lọ không dán nhãn. 
Bài 34, Bài 35 và Bài 36. FLO, BROM, IOT 
A. Chuẩn kiến thức kĩ năng 
Kiến thức 
Biết được: 
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của flo, brom, iot. 
- Thành phân phân tử, tên gọi, tính chất cơ bản, một số ứng dụng, điều chế một số hợp 
chất của flo, brom, iot. 
Hiểu được: 
- Tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hoá mạnh và giảm dần 
từ F2 đến Cl2, Br2, I2. Nguyên nhân tính oxi hoá giảm dần từ flo đến iot. 
Kĩ năng 
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot. 
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh...rút ra được nhận xét về tính chất hoá học. 
- Viết được các PTHH chứng minh tính chất hoá học của flo, brom, iot và tính oxi hóa 
giảm dần từ flo đến iot. 
- Giải được một số bài tập có nội dung liên quan đến tính chất, ứng dụng. 
B. Trọng tâm 
Tính chất hóa học cơ bản của flo, brom, iot. 
C. Hướng dẫn thực hiện 
* Flo và hợp chất của flo. 
GV hướng dẫn để HS: 
- Nêu và giải thích được flo là phi kim hoạt động mạnh nhất: oxi hóa được cả Au, Pt, 
tác dụng trực tiếp với hầu hết phi kim trừ O2, N2. 
- Nêu và giải thích phương pháp điều chế F2, HF, OF2 và một số tính chất: HF là axit 
yếu, muối florua tan nhiều trong nước; OF2 là chất oxi hóa mạnh, khí độc, mùi đặc biệt. 
* Brom và hợp chất của brom. 
GV hướng dẫn để HS: 
- Nêu và giải thích được brom là phi kim hoạt động mạnh nhưng kém clo và mạnh 
hơn iot, brom còn thể hiện tính khử. Viết PTHH của brom với hiđro, NaI, H2O, Cl2 trong 
H2O. 
- Nêu phương pháp điều chế khí HBr và axit HBr, tính chất của HBr: HBr có tính axit 
và tính khử mạnh hơn axit HCl; muối AgBr tan trong nướcvà phân hủy khi gặp ánh sáng. 
Viết được PTHH điều chế HBr từ PH3, của HBr tác dụng với H2SO4 đặc, với O2, PTHH 
phân hủy AgBr dưới tác dụng của ánh sáng. 
 - Nêu phương pháp và viết PTHH

File đính kèm:

  • pdfTai lieu chuan Hoa 10 NC.pdf