Đề thi học sinh giỏi Khối 10 môn Hóa học - Năm học 2007-2008 - Trường THPT Trần Hưng Đạo

Câu 1 (3,75 điểm): Cân bằng các phương trình phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron: Cl2 + HBr  HCl + Br2

FeS + HNO3  Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O

KCl + MnO2 + H2SO4  K2SO4 + MnSO4 + Cl2 + H2O

Hãy cho biết vai trò của axit trong các phương trình phản ứng trên.

Câu 2 (4,0 điểm): Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình minh họa khi cho từ từ tới dư khí: a) SO2 vào dung dịch nước brom b) Cl2 vào dung dịch KI

Câu 3 (4,0 điểm): Bằng phương pháp hóa học hãy:

- Loại khí O3 ra khỏi hỗn hợp O2 và O3.

- Tách riêng từng khí ra khỏi hỗn hợp O2, SO2 và HCl.

Viết các phương trình hóa học xảy ra.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Khối 10 môn Hóa học - Năm học 2007-2008 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 10
Năm học 2007- 2008
Thời gian: 90 phút
---------***----------
Câu 1 (3,75 điểm): Cân bằng các phương trình phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron:	Cl2 + HBr ® HCl + Br2
FeS + HNO3 ® Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O
KCl + MnO2 + H2SO4 ® K2SO4 + MnSO4 + Cl2 + H2O
Hãy cho biết vai trò của axit trong các phương trình phản ứng trên.
Câu 2 (4,0 điểm): Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình minh họa khi cho từ từ tới dư khí: a) SO2 vào dung dịch nước brom	b) Cl2 vào dung dịch KI
Câu 3 (4,0 điểm): Bằng phương pháp hóa học hãy:
- Loại khí O3 ra khỏi hỗn hợp O2 và O3.
- Tách riêng từng khí ra khỏi hỗn hợp O2, SO2 và HCl.
Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Câu 4 (3,0 điểm): Hòa tan 7,8 gam hỗn hợp 2 kim loại hóa trị II và hóa trị III vào 800 ml dung dịch HCl 2M, sau phản ứng thu được 8,96 lit khí H2 (đktc).
a) Hãy chứng tỏ dung dịch sau phản ứng còn dư axit.
b) Tính khối lượng muối thu được sau khi cô cạn dung dịch.
Câu 5 (3,5 điểm): Hợp chất A có công thức R2X, trong đó R chiếm 74,19% về khối lượng. Trong hạt nhân của R có số hạt nơtron nhiều hơn số hạt proton là 1 hạt. Trong hạt nhân X có số hạt proton bằng số hạt nơtron. Tổng số proton trong phân tử R2X là 30. Tìm công thức phân tử của R2X.
Câu 6 (1,75 điểm): Nung 28,4 gam hỗn hợp A gồm KCl, KClO3, MnO2 đến khối lượng không đổi thu được 23,6 gam chất rắn B. Hòa tan B vào nước được dung dịch C và 1,25 gam chất rắn D. Tính thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp A.
(Biết , , , , , 
Cl = 35,5 ; Mn = 55)
THPT TRẦN HƯNG ĐẠO	(Đề của Duyên ra)
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 10
Năm học 2007- 2008
Thời gian: 90 phút
---------***----------
Câu 1:
Viết các phương trình phản ứng biểu diễn sự biến đổi số oxi hóa của nguyên tố lưu huỳnh trong các chất như sau: → → → → → .
Câu 2: 
Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch: HCl, H2SO4, BaCl2, Na2CO3. Phân biệt 4 dung dịch trên mà không dùng thêm thuốc thử nào khác.
Câu 3: 
Nung 28,4 gam hỗn hợp A gồm KCl, KClO3, MnO2 đến khối lượng không đổi thu được 23,6 gam chất rắn B. Hòa tan B vào nước được dung dịch C. Dung dịch C phản ứng với dung dịch AgNO3 dư tạo ra 28,7 gam kết tủa. Tính thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp A.
Câu 4: 
Hòa tan 7,52 gam hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ liên tiếp nhau vào 200ml dung dịch HCl 1M thấy thoát ra 1,792 lit khí (đktc) và dung dịch Y.
a) Dung dịch Y có môi trường axit hay bazơ?
b) Xác định tên 2 kim loại kiềm thổ trên.
c) Nếu lấy 27,92 gam hỗn hợp Z cũng gồm 2 muối cacbonat trên hòa tan vào 1 lit dung dịch HCl 0,8M, sau đó cho tiếp dung dịch natri hiđrocacbonat vào thì có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích.
Cho: O (16); Cl (35,5); K (39); Mn (55); Ag (108)
Mg (24); Ca (40); Sr (88); Ba (137)

File đính kèm:

  • docDe HSG10.doc