Hướng dẫn sử dụng tài liệu tích hợp học tập nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy cấp THCS

1.MỤC ĐÍCH TÍCH HỢP GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH.

Trang bị cho HS những hiểu biết cần thiết cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh trên cơ sơ đó các em có được nhận thức, thái độ hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ CHí Minh.

- Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của học sinh.

- Phát triển kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Góp phần giáo dục cho học sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm đối với đất nước.

2. NGUYÊN TẮC TÍCH HỢP GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH.

Việc thực hiện giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:

- Nội dung giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải trở nội dung bắt buộc trong chương trình của một số môn và hoạt động, phải được thực hiện trong kế hoạch dạy học, giáo dục của nhà trường.

- Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các cấp, bậc học phải phù hợp với mục tiêu giáo dục của các cấp, bậc học tương ứng, góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông nói chung.

 

doc6 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn sử dụng tài liệu tích hợp học tập nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy cấp THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ồ CHÍ MINH
VÀO GIẢNG DẠY CẤP THCS 
1.MỤC ĐÍCH TÍCH HỢP GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH.
Trang bị cho HS những hiểu biết cần thiết cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh trên cơ sơ đó các em có được nhận thức, thái độ hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ CHí Minh.
- Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của học sinh.
- Phát triển kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Góp phần giáo dục cho học sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm đối với đất nước.
2. NGUYÊN TẮC TÍCH HỢP GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH.
Việc thực hiện giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
-           Nội dung giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải trở nội dung bắt buộc trong chương trình của một số môn và hoạt động, phải được thực hiện trong kế hoạch dạy học, giáo dục của nhà trường.
- Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các cấp, bậc học phải phù hợp với mục tiêu giáo dục của các cấp, bậc học tương ứng, góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông nói chung.
- Giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi , được triển khai theo hướng tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục chính khoá, hoạt động ngoại khoá, phù hợp với đặc trưng cảu bộ môn, không làm thay đổi mục tiêu và nội dung của môn học, đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng, tránh gây nặng nề, ngược lại góp phần vào việc tạo nên sự gắn bó nội dung học tập với thực tiễn.
3. CHỦ ĐỀ TÍCH GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH.
- Giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho HS cần tập chung vào các điểm chủ yếu sau:
            Tấm gương trọn đời phấn đấu, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, gIải phóng giai cấp, giải phóng con người.
            Tấm gương của ý chí nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách khó khăn để đạt mục đích.
            Tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.
            Tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, kkhoan dung, nhân hậu hết mực yêu thương con người.
            Tấm gương cần kiệm,liêm, chính chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
            Tuy nhiên tuỳ theo lứa tuổi HS các lớp, các nội dung này được cung cấp cho học sinh ở các mứa độ khác nhau.
4. MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
            Tuỳ theo nội dung, đặc điểm và khả năng thực hiện tích hợp giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của môn học để lựa chọn mức độ tích hợp thích hợp, liên hệ (Chỉ khai thác nội dung bài học và liên hệ với kiến thức về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mức độ hạn chế nhất)., tích  hợp bộ phần( Chỉ một phần của bài học, hoạt động thực hiện nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mức độ trung bình) đến tích hợp toàn phần( Cả một bài có nôi dung trùng khớp với nội dung giáo dục về tấm gương  đạo đức Hồ Chí Minh, mức độ cao nhất).
HƯỚNG DẪN TÍCH HỢP NỘI DUNG 
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
MÔN LỊCH SỬ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
TT
Lớp
Tên bài tích hợp
Chủ đề tích hợp
Mức độ tích hợp
Nội dung tích hợp
1
8
Bài 30- Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
Giáo dục lòng yêu nước quyết tâm đi tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam của Hồ Chí Minh
Từng phần: Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917
Hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu  nước
2
9
Bài 15 – Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1919 -1926 )
Tinh thần đấu tranh, ý thức trách nhiệm đối với đất nước.
Liên hệ
- Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới  đến cách mạng Việt Nam .
-  Phong trào yêu nước và phong trào công nhân (1919-1925).
3
9
Bài 16 : Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài (1919-1925)
Giáo dục tinh thần vượt qua mọi khó khăn gian khổ  quyết tâm tìm đường cứu nước.
Liên hệ
Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc.
4
9
Bài 18: Đảng cộng sản ra đời.
Ý thức trách nhiệm đối với đất nước
Từng phần: Mục Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
- Vai trò, công lao của Nguyễn Ái Quốc  đối với việc thống nhất ba tổ chức  cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam .
- Nguyễn Ái Quốc soạn thảo bản Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt đề ra đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam .
5
9
Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1935
Giáo dục tinh thần đấu tranh giai cấp của công nhân và nông dân chống đế quốc, phong kiến giành độc lập dân tộc.
Liên hệ
Trong những năm 1930-1931, ở Việt Nam diễn ra một phong trào đấu tranh của giai cấp công-nông dưới sự lãnh đạo của Đảng.
6
9
Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939-1945
Liên hệ thấy được tinh thần và quyết tâm đấu tranh của Hồ Chí Minh.
Liên hệ
Chiến tranh thé giới thứ hai bùng nổ, quân phiệt Nhật vào Đông Dương , hàng loạt các cuộc  khởi nghĩa vũ trang nổ ra. Khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, Binh biến Đô Lương, báo hiệu một thời kì đấu tranh mới của dân tộc.
7
9
Bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945
Ý thức  trách nhiệm đối với đất nước
Liên hệ
- Ngày 28.1.1941 Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh dạo cách mạng Việt Nam, triệu tập Hội nghị TƯ 8 tại Pác pó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19.5.1945.
- Chủ trương mới của Đảng:
+ Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
+ Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ , chia ruộng đất cho dân cày”.
+Thành lập Mặt trận Việt Minh.
- Sự phát triển lực lượng:
+ Lực lượng chính trị: Mặt trận Việt Minh 
8
9
Bài 23  Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 và sự thành lập nước Việt nam dân chủ cộng hòa.
Giáo dục công lao to lớn của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945.
 Liên hệ
- Trước thời cơ cách mạng đã chín muồi Hồ Chí Minh đã chủ trì: Hội nghị toàn quốc (14,14/8/1945), quyết định tổng khời nghĩa trong cả nước.
- Đại hội  quốc dân Tân trào họp(16/8) tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân, nhất trí tán thành quyết dịnh khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, lập ra ủy ban giải phóng dân tộc Việt nam, quyết định quốc kì, quốc ca.
- Khi cách mạng thắng lợi Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước việt Nam dân chủ cộng hòa.tại Quảng trường Ba Đình (2.9.1945).
9
9
Bài 24: Cuộc đấu tranh bào về và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân
Giáo dục tinh thần yêu nước , những sách lược khôn khéo mềm dẻo của Hồ Chí Minh trong việc đối phó với thù trong giặc ngoài, kí các Hiệp định sơ bộ(6.3.1946), Tạm ước (14.9.1946) hòa hoãn với Pháp nhưng vẫn giữ vững được độc lập.
Liên hệ
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Hồ Chí mInh, nhân dân ta đã tiến hành đấu tranh chống giặc đói, dôt, giải quyết khó khăn về tài chính và giặc ngoại xâm.
10
9
Bài 25: những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp(1946-1950)
Giáo dục tinh thần yêu nước quyết tâm chống Pháp của Người.
Liên hệ
Khi Pháp quyết tâm xâm lược nước ta một lãn nữa Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến , thể hiện quyết  tâm và đường lối kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. 
11
9
Bài 26: Bước phát  triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp
Giáo dục tinh thần yêu nước quyết tâm chống Pháp của Người.
Liên hệ
Dưới sự lãnh dạo của Đảng, chính phủ đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, đã đưa cuộc kháng chiến chống Pháp phát triển. Với các sự kiện Hồ Chí Minh trực tiếp ra trận địa ở chiến dịch Biên giới thu đông 1950, bác tham gia chủ trì Đại hội toàn quốc lần thứ 2 của Đảng(2-1951).. giáo dục tinh thần không sợ hy sinh gian khổ trực tiếp tham gia chiến dịch , xây dựng đường lối cho cách mạng Việt Nam trong Đại hội lần thứ II.
12
9
Bài 27: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược thắng lợi.
Giáo dục tấm gương tận tụy với cách mạng của Người.
Liên hệ
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ngày càng phát triển, quân và dân ta mở các cuộc tiến công chiến lược trong Đông – Xuân 1953-1954 đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ góp phần kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh Hồ Chí Minh cùng Bộ chính trị bàn ké hoạch đánh Điện Biên Phủ.
13
9
Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam (1954-1965)
Liên hệ với tấm gương Bác Hồ. Giáo dục tinh thần lao động, chiến đấu cho học sinh.
Liên hệ
Trong những năm 1954-1965,nhân dân hai miền thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau, miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng CNXH, miền Nam đấu tranh chống Mĩ và tay sai giành nhiều thắng lợi.
14
9
Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965-1973).
Liên hệ với tấm gương Bác Hồ. Giáo dục tinh thần lao động, chiến đấu cho học sinh
Liên hệ
Trong những năm 1965-1973, nhân dân ta vừa trực tiếp chống Mĩ ở miền Nam đánh bại các chiến lược chiến tranh cục bộ, Việt nam hóa chiến tranh vừa sản xuất.
15
9
Bài 30 Hoàn thành giải phóng miền Nam , thống nhất đất nước(1973-1975).
Liên hệ với tấm gương Bác Hồ. Giáo dục tinh thần lao động, chiến đấu, thực hiện di chúc thiêng liêng của Người.
Liên hệ
Cả nước tập trung cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
16
9
Bài 31  Việt Nam trong những năm đầu sau Đại thắng mùa xuân 1975
Giáo dục tinh thần đoàn kết của Hồ Chí Minh
Liên hệ
Thông qua sự kiện thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
17
9
Bài 32  Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc(1976-1985).
Giáo dục tinh thần lao động và bảo vệ nền độc lập thiêng liêng của tổ quốc.
Liên hệ
Những thành tựu trong công cuộc xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc.
18
9
Bài 33 Việt nam trên đường đổi mới đi lên CNXH từ năm (1986-2000)
Giáo dụ

File đính kèm:

  • docHƯỚNG DẪN TÍCH HỢP NỘI DUNG.doc