Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 11, Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX (Tiếp theo) - Phạm Văn Tuấn

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:

 - Nước Mỹ chuyển lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

 - Tình hình và đặc điểm cụ thể của đế quốc Mỹ

 - Những đặc điểm nổi bật của CNĐQ.

2. Kỹ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng phân tích sự kiện để hiểu đặc điểm và vị trí lịch sử của CNĐQ.

 - Sưu tầm tài liệu, lập hồ sơ học tập về các nước đế quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

3. Thái độ :

 - Nhận thức rõ bản chất của CNĐQ, CNTB.

 - Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các thế lực gây chiến, bảo vệ hoà bình.

 

II. CHUẨN BỊ :

1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Tranh ảnh về tình hình phát triển nổi bật của các nước đế quốc

 - Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa của chúng đầu thế kỷ XX

 - Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động cá nhân/ nhóm

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Sưu tầm tư liệu lịch có liên quan bài học, quan sát bản đồ, tranh ảnh rút ra nhận xét.

 - Quan sát bản đồ, rút ra nhận xét, xây dựng bài mới.

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 3840 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 11, Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX (Tiếp theo) - Phạm Văn Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Ổn định tình hình lớp: (1ph) 
- Điểm danh học sinh:	
- Học sinh vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Câu hỏi: Nêu tình hình kinh tế các nước Anh, Pháp, Đức cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Nét nổi bật của kinh tế các nước này đầu thế kỷ XX là gì?
Dự kiến trả lời:
* Tình hình kinh tế:
Anh:
	- Từ vị trí dẫn dẫn đầu thế giới về công nghiệp, nhưng từ sau năm 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thú ba thê giới (sau Mỹ, Đức)
- Đứng đàu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.
Pháp:
	- Từ vị trí thứ hai thế giới về công nghiệp, nhưng sau năm 1870 tụt xuống thứ tư thế giới ( sau Mĩ, Đức, Anh)
	- Nhiều công ty độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng.
	Đức:
- Từ vị trí thứ ba thế giới về công nghiệp, sau năm 1871 phát triển nhanh chóng vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mĩ)
- Nhiều công ty độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép chi phối nền kinh tế Đức.
	* Nét nổi bật của kinh tế các nước này đầu thế kỷ XX
	Đầu thế kỷ XX ở các nước tư bản xuất hiện các công ty độc quyền
Giới thiệu bài: (1ph) 
Quá trình chuyển sang giai đoạn đế quốc ở Mỹ diễn ra như thế nào? đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc là gì ? ta sẽ nghiên cứu qua bài hôm nay. 
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
11’
* HOẠT ĐỘNG 1:
GV: Cho học sinh đọc mục 4 SGK 
(H): Cho biết tình hình phát triển kinh tế Mỹ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?
(H): Em có nhận xét gì về sự phát triển kinh tế của các nước tư bản?
(H): Vì sao kinh tế Mỹ phát triển vượt bậc?
GV: Treo lược đồ nước Mỹ cho hs quan sát : Lúc mới lập nước, Mỹ có 13 bang, sau đó Mỹ không ngừng mở rộng lãnh thổ về phía tây, đến đầu thế kỷ XX Mỹ vươn đến bờ Thái Bình Dương với diện tích là 9,1 triệu km2
(H): Nét nổi bậc trong nền kinh tế mỹ đầu thế kỷ XX là gì?
(H): Qua các ông “vua” công nghiệp Rốc-phe-lơ, Mooc-gann, Pho  em thấy tổ chức độc quyền tơ rớt ở Mỹ có gì khác với hình thức độc quyền Xanh-đi-ca ở Đức?
GV: đọc cho hs nghe một đoạn nói về công ty dầu lửa của Rôc-phe-lơ để thấy rằng để cạnh tranh và thôn tính các công ty khác Rôc-phe-lơ đã dùng nhiều thủ đoạn , cũng như thấy được vai trò to lớn của công ty độc quyền.
GV: Về hình thức độc quyền có sự khác nhau song đều tồn tại trên cơ sở bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động. 
(H): Tình hình chính trị Mỹ có gì khác và giống Anh 
(H): Về đối nội và đối ngoại, giới cầm quyền Mỹ đã thi hành chính sách gì?
GV Kết luận: Cũng giống các nước thực dân Tây Ââu, đế quốc Mỹ thể hiện tính chất thực dân tham lam tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa để làm giàu trong giai đoạn chuyển sang đế quốc chủ nghĩa. Năm 1898 Mỹ gây ra cuộc chiến tanh với Tây Ban Nha để chiếm Cuba và Philippin, Mỹ còn can thiệp vào Mỹ-la-tinh bằng sức mạnh của vũ lực và đồng Đôla.
* HOẠT ĐỘNG 1:
- Học sinh đọc sách giáo khoa mục 4.
- Mỹ phát triển mạnh nhất đặc biệt là công nghiệp, vươn lên đứng đầu thế giới. Nông nghiệp phát triển mạnh, Mỹ trở thành nước cung cấp lương thực cho châu Âu
- Kinh tế các nước tư bản phát triển không đều. Trong khi Anh, Pháp kinh tế phát triển chậm lại thì Đức và Mỹ lại phát triển mạnh mẽ. 
- Tài nguyên phong phú 
- Thị trường không ngừng mở rộng, thu hút hàng chục triệu nhân lực nhập cư của thế giới vào Mỹ. 
- Ứng dụng KHKT và hợp lý hoá sản xuất. 
- Lợi dụng nguồn đầu tư của châu Aâu và hoàn cảnh hoà bình lâu dài để phát triển kinh tế. 
- Hs quan sát lược đồ và nghe giảng.
- Kinh tế công nghiệp phát triển vượt bậc, hình thành các tổ chức độc quyền các ông “vua” công nghiệp lớn , có vai trò rất lớn trong nền kinh tế.
+ Xanh-đi-ca Đức: Độc quyền dựa trên cơ sở cạnh tranh tập trung thu hút, liên hiệp các công ty yếu --> hình thành công ty lớn kinh doanh theo sự chỉ đạo chung. 
+Tơ-rớt Mỹ: Độc quyền dựa trên cơ sở cạnh tranh, tiêu diệt các công ty khác buộc các công ty nhỏ phá sản, công ty lớn thì tồn tại, lớn mạnh. 
- HS chú ý nghe giảng.
- Chính trị: Tồn tại thể chế cộng hoà quyền lực tập trung trong tay tổng thống, do 2 đảng thay nhau cầm quyền ( cộng hoà – dân chủ ), thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản. 
- Ở Anh: tồn tại thể chế quân chủ lập hiến. Còn Mỹ theo chế độ cộng hoà. 
- Giống: do 2 đảng thay nhau cầm quyền phục vụ cho lợi của gia cấp tư sản. 
- Đối nội: Đàn áp phong trào công nhân, phân biệt chủng tộc.
- Đối ngoại: Đầu thế kỷ XX Mỹ cũng tiến hành chạy đua vũ trang và xâm lược thuộc địa.
- Ghi nhớ
4. Mĩ:
* Kinh tế: 
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng vươn lên đứng đầu thế giới về công nghiệp. Nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, Mỹ trở thành nước cung cấp lương thực cho châu Âu.
- Nhiều công ty độc quyền ở Mỹ ra đời như “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ, “vua thep” Mooc-gan, “vua ô tô” Pho chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ. Mĩ chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
* Chính trị: Mĩ theo chế dộ cộng hòa liên bang, đứng đầu là Tổng thống. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.
10’
* HOẠT ĐỘNG 2:
(H): Qua các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ. Em có nhận xét gì về sự chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế các nước đế quốc? 
GV: Trong giai đoạn đế quốc sản xuất công nghiệp ở các nước đế quốc phát triển mạnh mẽ, hiện tượng cạnh tranh và tập trung sản xuất diễn ra phổ biến, dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc quyền. Đây là chuyển biến quan trọng nhất trong đời sống kinh tế các nước đế quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Hiện tượng này trước 1870 trong giai đoạn TBCN tự do cạnh tranh không có.
GV: Cho học sinh quan sát hình 32 . Em hãy mô tả hình 32?
(H): Em có nhận xét gì về quyền lực của các công ty độc quyền?
GV: Sự xuất hiện các công ty độc quyền là dặc điển quan trọng đầu tiên của CNĐQ (gọi chủ nghĩa tư bản độc quyền ) CNĐQ là giai đoạn phát triển cao nhất và cuối cùng của CNTB.
* HOẠT ĐỘNG 2:
- Sản xuất công nghiệïp phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, hiện tượng cạnh tranh tập trung sản xuất trở thành phổ biến --> các tổ chức độc quyền hình thành 
- Lắng nghe
- Hình con mãng xà khổng lồ, đuôi dài quấn chặt lấy nhà trắng --> cơ quan quyền lực cao nhất của Mỹ đang há mồm, phùng mang chực nuốt người phụ nữ (tượng trưng cho tự do) --> mô tả quyền lực to lớn của các công ty độc quyền cấu kết với nhà nước tư bản để thống trị nhân dân, chi phối mọi đời sống xã hội nước Mỹ. 
- Chiến ưu thế và chi phối toàn bộ đời sống kinh tế ở các nước đế quốc. 
- Tác động, chi phối tình hình chính trị ở các nước này, phục vụ quyền lợi cho giai cấp đại tư sản 
- Tạo ra sự chuyển biến quan trọng trong sự phát triển của CNTB chuyển sang CNĐQ
- Lắng nghe
II. SỰ CHUYỂN BIẾN QUAN TRỌNG Ở CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC:
1. Sự hình thành các tổ chức độc quyền:
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc với việc xuất hiện các công ty độc quyền lũng đoạn nhà nước, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị.
- Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn phát triển cao nhất và cuối cùng của chủ nghĩa tư bản. 
10’
* HOẠT ĐỘNG 3:
(H): Tại sao các nước đếù quốc lại tăng cường xâm lược thuộc địa?
GV: Treo bản đồ thế giới lên bảng. 
(H): Em hãy điền tên các thuộc địa Anh, Pháp, Đức trên bản đồ. 
(H): Em có nhận xét gì về hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc vào đầu thế kỷ XX?
(H): Em có nhận xét gì về điều kiện tài nguyên môi trường các nước Á - Phi sau khi bị chiếm làm thuộc địa?
GV: Sự phát triển mạnh mẽ của nềøn kinh tế tư bản trong giai đoạn ĐQCN đặt ra đòi hỏi buộc các nước đế quốc phải tăng cường xâm lược thuộc địa để mở rộng thị trường. Sự phát triển không đều càng thúc đẩy quá trình xâm lược thuộc địa và thị trường diễn ra ráo riết mạnh mẽ hơn.
* HOẠT ĐỘNG 3:
- Do nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, xuất khẩu tư bản tăng nhiều.
- Học sinh quan sát bản đồ 
- Điền tên các thuộc địa của Anh, Pháp Đức 
- Hệ thống thuộc địa rộng lớn và đã được chia xong, nhưng đế quốc ít thuộc địa lại mâu thuẫn với đế quốc nhiều thuộc địa và các nước lại chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.
- Tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, đời sống nhân dân cực khổ vì sự bóc lột và tham lam của bọn đế quốc.
- Lắng nghe
2. Tăng cường xâm lược thuộc địa, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới:
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX các đế quốc tăng cường xâm lược thuộc địa và đã cơ bản phân chia xong thị trường thế giới 
- Các nước đế quốc trẻ mâu thuẩn với các nước đế quốc già và chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.
5’
* HOẠT ĐỘNG 4:
- Nêu những điểm nổi bật của kinh tế Mỹ cuối thế kỷ XIX đầu thế 

File đính kèm:

  • docT11-CAC NUOC ANH, PHAP, DUC, MI CUOI TK XIX-DAU TK XX(PHAN II).doc
Giáo án liên quan