Giỏo ỏn ngữ văn 9 - Trường THCS Cẩm Thịnh
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa
truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn
luyện theo gương Bác.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Tranh ảnh, bài viết về nơi ở, và nơi làm việc của Bác.
- Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác.
C. Tiến trình bài giảng:
* Hoạt động 1: Khởi động:
1-Tổ chức:
2-Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập cho môn học của học sinh.
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3-Bài mới: Giới thiệu bài:
sống quẩn quanh, bế tắc, nghèo khổ khiến làng quê ngày một tàn tạ, con người ngày một khổ sở, hèn kém và bất lương.Từ đó bộc lộ nỗi xót thương, bất lực và căm ghét xã hội lúc bấy giờ. Hoạt động 3 Củng cố dặn dò: 1.Giáo viên hệ thống toàn bộ nội dung vừa học. 2. Hướng dẫn học bài:Tìm hiểu tiếp:khi rời cố hương. Ngày soạn:8-12 Ngày dạy Tuần 16-Bài 15 -16 Tiết 78 Cố hương(T3) Lỗ Tấn A. Mục tiêu cần đạt: 1. Hướng dẫn học sinh đọc kể tóm tắt văn bản, tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh sáng tác, ngôi kể, bố cục của văn bản. Từ đó cảm nhận được nhân vật " tôi " trên đường trở về quê cũ,những ngày ở cố hương . Tinh thần phê phán xã hội cũ , nỗi buồn thương cho quê hương . 2. Tích hợp với Tiếng Việt và Tập làm văn ở bài Ôn tập. 3. Rèn kĩ năng đọc, kể , phân tích tâm trạng nhân vật. B. Chuẩn bị: -ảnh chân dung Lỗ Tấn. Tập "Tuyển tập truyện ngắn Lỗ Tấn" C. Tổ chức các hoạt động dạy và học. *Hoạt động 1: Khởi động 1. Tổ chức 2. Kiểm tra :Những ngày ở quê, nhận vật "tôi "gặp gỡ những ai? Cảm nhận về những nhân vật ấy như thế nào? 3. Bài mới *Hoạt động 2 Đọc hiểu văn bản (tiếp) ?Vì sao khi rời cố hương, nhân vật tôi lai cảm thấy lòng tôi không một chút lưu luyến và vô cùng ngột ngạt? Khi rời cố hương , nhân vật tôi mong ước điều gì? ?Trong niềm hi vọng của nhân vật tôi, xuất hiện một cảnh tượng như thế nào? ?Em hiểu ý nghĩ cuối cùng của nhân vật "Tôi " như thế nào? Ông mong muốn điều gì? 3. Khi rời cố hương: -Cố hương bây giờ chỉ còn là xơ xác nghèo hèn,xa lạ từ cảnh vật đến con người. -Mong cho thế hệ con cháu không bao giờ cách bức nhau, không phải chạy vạy như tôi, không phải khốn khổ mà đần độn như Nhuận Thổ, không phải khốn khổ mà tàn nhẫn như người khác. chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới. Đó là làng quê tươi đẹp, con người sống tử tế với nhau - Trong niềm hi vọng, xuất hiện cảnh tượng:Một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển,trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lửng một vừng trăng tròn vàng thắm.=>Đó là ước mong yên bình ấm no cho làng quê. *ý nghĩ cuối cùng của nhân vật "tôi": Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi. =>Hình ảnh ẩn dụ, cũng như những con đường trên mặt đất,mọi thứ trong cuộc sống này không tự có sẵn. Nhưng nếu muốn, bằng sự cố gắng và kiên trì con người sẽ có tất cả. -Tác giả muốn thức tỉnh người dân làng mình không cam chịu cuộc sống nghèo hèn, áp bức.Ông tin ở thế hệ con cháu sẽ mở đường đến ấm no hạnh phúc cho quê hương. III. Tổng kết Ghi nhớ SGK. *Hoạt động 3 Luyện tập (thảo luận nhóm) Trả lời các câu hỏi sau: 1. Đọc truyện Cố hương em cảm nhận được một bức tranh làng quê như thế nào? Từ đó tình cảm ,tư tưởng nào của người kể chuyện đối với làng quê và hiện thực xã hội lúc bấy giờ được bộc lộ? 2 .Em hiểu gì về Lỗ Tấn từ ước vọng đổi đời cho quê hương của ông?Ươc vọng đó có trở thành hiện thực trên đất nước của ông của ông hay không? 3. Em mong ước gì cho làng quê của mình? * Hoạt động 4 Củng cố dặn dò. -Hệ thống kiến thức toàn bài. -Hướng dẫn về nhà:Chuẩn bị bài Những đứa trẻ. Ngày soạn:9-12 Ngày dạy: Tiết 79 Ôn tập Tập làm văn (T1) A. Mục tiêu cần đạt: 1. Hệ thống hóa kiến thức về Tập làm văn đã học. 2. Tích hợp với Tiếng Việt và Văn. 3. Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức. B. Chuẩn bị: -Giáo viên :Hợp đồng học tập. -Học sinh:Chuẩn bị các câu hỏi và bài tập trong SGK. C. Tổ chức các hoạt động dạy và học: *Hoạt động 1 Khởi động 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra(Kết hợp trong giờ ) 3. Bài mới: * Hoạt động2:Ôn tập kiến thức. -Giáo viên giao hợp đồng học tập cho các nhóm. -Các nhóm thảo luận. -Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm. (Có 6 nhóm, mỗi nhóm một câu) -Các thành viên trong lớp lắng nghe và nhận xét. -Giáo viên kết luận, 1. Câu1:Các nội dung lớn và trọng tâm: a, Văn bản thuyết minh: Trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các yếu tố như nghị luận giải thích, miêu tả. b, Văn bản tự sự: - Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm nhân vật, giữa tự sự với nghị luận. -Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự, người kể chuyện và vai trò người kể chuyện trong văn bản tự sự. 2. Câu 2: Vai trò vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong văn bản thuyết minh: Thuyết minh là giúp cho người đọc, người nghe, hiểu biết về đối tượng, do đó: -Cần phải giải thích các thuật ngữ, các khái niệmcó liên quan đến tri thức về đối tượng, giúp cho người đọc, người nghe dễ dàng hiểu biết về đối tượng. -Cần phải miêu tả để giúp người nghe có hứng thú khi tìm hiểu về đối tượng, tránh gây sự khô khan nhàm chán. 3. Câu 3:Phân biệt văn thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với văn miêu tả ,tự sự. a, Văn bản thuyết minh: -Trung thành với đăc điểmcủa đối tượng một cách khách quan ,khoa học. -Cung cấp đầy đủ tri thứcvề đối tượng cho người nghe, người đọc. b,Văn bản lập luận giải thích: -Dùng vốn sống trực tiếp (do tuổi đời và hoàn cảnh sống quyết định) và vốn sống gián tiếp (học tập qua sách vở và qua các phương tiện thông tin) để giải thích một vấn đề nào đó ,giúp người nghe, người đọc hiểu vấn đề đó. -Giới thiệucho người nghe, người đọc một cách hiểu vấn đề theo một quan điểm, lập trường nhất định. c, Văn bản miêu tả: - Xây dựnghình tượngvề một đối tượng nào đó thông qua quan sát ,liên tưởng so sánh và cảm xúc chủ quan của người viết. -Mang đến cho người nghe, người đọc một cảm nhận mới về đối tượng. 4. Câu 4:Nội dung văn bản tự sự ở SGK Ngữ văn 9 tập I : Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoai và độc thoại, đọc thoại nội tâm, người kể chuyện trong văn bản tự sự. -Thấy rõ vai trò ,tác dụngcủa các yếu tố trên trong văn bản tự sự. -Kĩ năng kết hợpcác yếu tố trên trong một văn bản tự sự. 5. Câu 5: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm-Vai trò tác dụng và hình thức thể hiện trong văn bản tự sự.(SGK) 6.Câu 6:Tìm 2 đoạn văn tự sự (HS đọc đoạn văn đã chuẩn bị ở nhà) *Hoạt động3: Luyện tập. Hoạt động nhóm Mỗi dãy làm một bài tập. -Đọc trong nhóm . _Đại diện nhóm trình bày trước lớp. -Nhận xét của lớp và của giáo viên. 1. Viết đoạn văn có yếu tố miêu tả nội tâm. 2. Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận 3.Viết đoạn văn tự sự có sử dụng cả yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận. *Hoạt động4: Củng cố dặn dò: -Hệ thống kiến thức vừa ôn tập. -Hướng dẫn học bài: Chuấn bị tiếp các câu hỏi còn lại ở bài Ôn tập (tiếp) Ngày soạn:10-12 Ngày dạy: Tiết 80 Ôn tập Tập làm văn (T2) A. Mục tiêu cần đạt: 1. Hệ thống hóa kiến thức về Tập làm văn đã học. 2. Tích hợp với Tiếng Việt và Văn. 3. Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức. B. Chuẩn bị: -Giáo viên :Hợp đồng học tập. -Học sinh:Chuẩn bị các câu hỏi và bài tập trong SGK. C. Tổ chức các hoạt động dạy và học: *Hoạt động 1 Khởi động 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra(Kết hợp trong giờ ) 3. Bài mới: * Hoạt động2:Ôn tập kiến thức. 1. Giáo viên giao hợp đồng học tập cho học sinh. 2. Hoạt động nhóm- Các nhóm thảo luận , ghi kết quả vào giấy to sau đó dán lên bảng. 3. Các nhóm cử đại diện lên trình bày. 4. Học sinh nhận xét. 5. Giáo viên kết luận. *phân công các nhóm như sau: -Nhóm 1: Câu 7. -Nhóm 2: câu 8. Nhóm 3:câu 9. - Nhóm 4: câu 10 -Nhóm 5: câu 11. -Nhóm 6: câu 12. Học sinh viết đoạn văn sau đó đọc trước lớp. Ôn tập (tiếp) 7. Câu 7:So sánh sự giống và khác nhau a, Giống nhau: Văn bản tự sự phải có: -Nhân vật chính và một số nhân vật phụ. -Cốt truyện :Sự việc chính và một số sự kiện phụ. b, Khác nhau: Ơ lớp 9 có thêm: -Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm. -Sự kết hợp giữa tự sự vớicác yếu tố nghị luận. -Đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự. -Người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự. 8 .Câu 8:Nhận diện văn bản a, Gọi tên một văn bản ,người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó. Ví dụ: -Phương thức tái tạo hiện thực bằng cảm xúc chủ quan: Văn bản miêu tả. -Phương thức lập luận: Văn bản nghị luận. -Phương thức tác động vào cảm xúc: Văn biểu cảm. -Phương thức tái tạo hiện thực bằng nhân vật và cốt truyện: Văn bản tự sự. (Không nên tuyệt đối hóa ranh giới giữa các phương thức) b, Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự vì các yếu tố ấy chỉ có ý nghĩa bổ trợ cho phương thức chính là "Kể lại hiện thực bằng con người và sự việc ". c, Trong thực tế , ít gặp hoặc không có văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất. 9 Câu 9:Khả năng kết hợp a, Tự sự + Miêu tả +Nghị luận +Biểu cảm + Thuyết minh. b, Miêu tả +Tự sự +Biểu cảm +Thuyết minh. c,Nghị luận+Miêu tả +Biểu cảm +Thuyết minh. d, Biểu cảm +Tự sự +Miêu tả +Nghị luận. 10,Câu 10 :Giải thích a, bố cục ba phần là bố cục mang tính qui phạm đối với học sinh khi viết bài Tập làm văn. Nó giúp cho học sinh bước đầu làm quen với tư duy cấu trúc khi xây dựng văn bản. b, Một số tác phẩm tự sự đã được học không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần nói trên vì các nhà văn quan tâm đén vấn đề tài năng và cá tính sáng tạo. 11. Câu 11 Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn đã soi sáng thêm rất nhiều cho việc đọc -hiểu văn bản,tác phẩm văn học tương ứng trong sách giáo khoa. Ví dụ: -Khi học về đối thoại và đọc thoại nội tâm trong văn bản tự sự ,các kiến thức về Tập làm văn đã giúp cho người họchiểu sâu sắc hơn về các nhân vật trong Truyên Kiều. 12. Câu 12 Những kiến thức và kĩ năng về tác phẩm tự sự của phần Đọc hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng đã cung cấp cho học sinh những tri thức cần thiết để làm bài văn tự sự. Đó là những gợi ý, hướng dẫn bổ ích về nhân vật, ngôi kể ,sự việc ,các yếu tố nghị luạn, miêu tả … Ví dụ: Từ các bài: Lão Hạc, Chiếc lược ngà, Lặng lẽ Sa Pa…học sinh học tập được cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng Tôi,ngôi thứ ba,về cách kết hợp tự sự, biểu cảm và nghị luận với miêu tả… *Luyện tập: Viết đoạn văn ngắn với nội dung tự chọn về một cuộc đối thoại giữa hai người. *Hoạt động 3:Củng cố dặn dò: - Hệ thống toàn bài. -Hướng dẫn về nhà: Ôn tập lại toàn bộ nội
File đính kèm:
- giao an van 9 du.doc