Giới thiệu cách xác định-Cách vẽ biểu đồ trong bài tập địa lý lớp 9-THCS

Trong quá trình hội nhập nền kinh tế ngày nay, giáo dục được coi là một lĩnh vực rất quan trọng và luôn đi trước một bước trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy vấn đề chất lượng dạy - học nói chung và dạy học Địa lý nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà sư phạm cũng như các nhà quản lý giáo dục và xã hội. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Điều đó được thể hiện trong các Nghị quyết của Trung ương.

 

doc14 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2307 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu cách xác định-Cách vẽ biểu đồ trong bài tập địa lý lớp 9-THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h.
+ Là người hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các phương tiện học tập Địa lý khác nhau như bản đồ, biểu đồ, quả địa cầu, tranh ảnh, băng hình, phần mềm dạy học Địa lý…
+ Là người biết khuyến khích, động viên thành tích học tập của học sinh.
* Đối với học sinh là:
+ Học sinh có nhu cầu, húng thú học tập Địa lý
+ Học sinh chủ động, huy động các chức năng tâm lí ở mức cao trong việc chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng Địa lý.
+ Học sinh thích thể hiện và biết cách thể hiện những hiểu biết của mình về Địa lý trong các hoạt động học tập.
+ Học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập của mình và của bạn.
Trong các môn học ở nhà trường THCS đều vận dụng rất nhiều các bài tập, bài thực hành. Mỗi môn học có một số dạng bài tập với đặc thù riêng, đối với môn Địa lý cũng vậy. ở đây tôi chỉ xin đưa ra một phần trong tổng hợp phần bài tập Địa lý đó là dạng bài tập biểu đồ.
Bài thực hành vẽ biểu đồ giúp cho học sinh trong quá trình học tập tiếp thu được kiến thức từ đơn giản đến phức tạp. Cũng qua đó mà học sinh bồi dưỡng thêm năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn.
Rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh ở các môn học là một quá trình phối hợp nhiều mặt, thể hiện trong chương trình, nội dung của các môn học trong đó có môn Địa lý. Song để rèn luyện được kĩ năng đó học sinh cần nhận bếit được yêu cầu bài ra, xác định hướng, cách làm bài sau khi đọc kĩ bài
Để giúp học sinh nhận biết nhanh và vận dụng đúng các bài tập thực hành Địa lý bản thân tôi có một sáng kiến nhỏ mong góp phần củng cố thêm kĩ năng, khả năng nhận biết để vẽ biểu đồ.
3- Mục đích:
Giúp học sinh nhận biết, xác định được cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giảng dạy các bài hành và các bài tập trong chương trình sách giáo khoa Địa lý lớp 9.
a- Đối với giáo viên:
Hệ thống các loại biểu đồ, phân loại các dạng bài tập biểu đồ. Qua đó tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng giảng dạy bài thực hành và hướng dẫn học sinh làm bài tập Địa lý lớp 9.
b- Đối với học sinh:
- Học sinh nhận thức được các loại biểu đồ: dạng cột, tròn, đường, miền…
- Xác định được kiểu biểu đồ khi đọc bất kì một bài tập thực hành.
IiI- quá trình thực hiện đề tài
Khảo sát thực tế
Trước khi tiến hành việc vận dụng cách vẽ và xác định biểu đồ cho học sinh trong chương trình Địa lý kinh tế-xã hội Việt Nam lớp 9, chúng tôi đã tiến hành khảo sát.
1- Thực trạng thực tế khi chưa khảo sát:
Học sinh không xác định được yêu cầu của đề bài
Học sinh không xác định được kiểu biểu đồ sẽ vẽ là gì.
Học sinh chưa vẽ được biểu đồ thích hợp và đúng với yêu cầu đề bài
Kỹ năng vẽ biểu đồ của học sinh còn lúng túng
Học sinh chưa nắm được các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ.
Từ đó tỉ lệ học sinh đọc và phân tích bảng số liệu, xác định loại biểu đồ thích hợp đối với bài yêu cầu thấp, số lượng học sinh xác định ngay được cách vẽ biểu đồ đúng chiếm tỉ lệ không cao.
2- Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
(Đối tượng điều tra học sinh khối 9 trường THCS Hợp Thịnh)
Lớp
T/số học sinh
Biết xác định và vẽ đúng
Chưa biết cách xác định
9A
34
3
31
9B
31
5
26
Vì vậy mà kết quả bài tập trong quá trình điều tra chưa cao
Lớp
T/số học sinh
Điểm giỏi, khá
Điểm TB
Điểm yếu
9A
34
3
10
21
9B
31
5
13
13
Tổng HS
65
8
23
34
Tỷ lệ %
100
12,3
35,4
52,3
3- Biện pháp thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Giới thiệu cách vẽ-xác định biều đồ Địa lý lớp 9
Để xác định được yêu cầu bài ra và tiến hành vẽ biểu đồ, học sinh cần hiểu khái niệm biểu đồ.
I- Khái niệm:
Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của một hiện tượng (như quá trình phát triển kinh tế qua các năm…), mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng (so sánh sản lượng thủy sản giữa các vùng kinh tế…) hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể (cơ cấu ngành của nền kinh tế)
Các loại biểu đồ rất phong phú, đa dạng. Mỗi loại biểu đồ thể hiện nhiều chủ thể khác nhau, nên khi vẽ biểu đồ cần đọc kĩ yêu cầu đề ra, xác định chủ thể thể hiện trên biểu đồ (động thái phát triển, so sánh tương quan độ lớn, hay thể hiện cơ cấu) chọn biểu đồ thích hợp nhất.
II- Các loại biểu đồ
- Các loại biểu đồ bao gồm:
+ Biểu đồ hình cột (cột đơn, cột kép, cột chồng, thang ngang)
+ Biều đồ hình tròn (hoặc hình vuông)
+ Đồ thị (đường biểu diễn)
+ Biểu đồ kết hợp (cột+đường)
+ Biểu đồ miền
1- Biểu đồ hình cột (thang ngang)
- Sử dụng biểu hiện trạng thái phát triển so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể.
- Biểu đồ hình cột sử dụng để thể hiện tượng quan về độ lớn giữa các đại lượng.
* Yêu cầu:
+ Chọn kích thước biểu đồ phù hợp với khổ giấy
+ Các cột khác nhau về độ cao (tùy theo số liệu đề tài), còn bề ngang phải bằng nhau.
+ Tên biểu đồ.
2- Biểu đồ hình tròn (hình vuông).
- Biểu đồ hình tròn (vuông) thường được dùng để thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể.
Đối với biểu đồ hình tròn: nếu đề bài cho số liệu tương đối thì không cần xử lý mà tiến hành các bước vẽ luôn. Song nếu số liệu là tuyệt đối (thô) thì cần xử lí số liệu về tương đối trước khi vẽ.
- Yêu cầu:
+ Đọc bảng số liệu, xử lý số liệu (nếu cho số liệu tuyệt đối), nếu là số liệu tương đối thì tiến hành các bước vẽ.
+ Chú ý tỉ lệ đường tròn (nếu bài cho số liệu tuyệt đối)
- Nếu bài cho số liệu tương đối thì vẽ các đường tròn có kích thước bằng nhau. Nếu bài cho số liệu tuyệt đối thì phải tính tỉ lệ đường trong (R-r). Nhưng, đối với cấp học THCS tỉ lệ đường tròn chỉ yêu cầu ở mức độ tương đối, vì vậy chỉ cần đường tròn sau to hơn đường tròn trước một chút (nếu số liệu cho là tăng) hoặc nhỏ hơn (nếu số liệu cho là giảm).
+ Để chia các đại lượng chính xác theo tỉ lệ cần lấy tỉ lệ x 3,60 để tính góc ở tâm.
+ Chọn ký hiệu thích hợp để thể hiện trên biểu đồ.
+ Tên biểu đồ
3- Vẽ đồ thị (đường biểu diễn)
- Được dùng để thể hiện tiến trình động thái phát triển của một hiện tượng qua thời gian
Đường biểu diễn được vẽ trên hệ trục toạ độ vuông góc mà trục đứng thể hiện độ lớn của đại lượng (số người, sản lượng hay tỉ lệ %...) trục ngang thể hiện năm.
- Yêu cầu:
+ Hệ trục toạ độ: trục đứng thể hiện đơn vị sản lượng.
+ Trục ngang thể hiện năm.
- Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục sao cho biểu đồ phù hợp với khổ giấy (cân đối)
+ Xác định khoảng cách cân đối phù hợp
- Với biểu đồ này nếu bài ra có 2 đại lượng khác nhau (đơn vị tính khác nhau) thì vẽ 2 trục đứng.
+ Hai đại lượng khác nhau thì vẽ 2 trục đứng: trục biểu hiện đơn vị A, trục biểu hiện đơn vị B.
- Cũng có thể bài ra yêu cầu có nhiều đại lượng cùng đơn vị tính (%) thì cần biểu hiện rõ đường biểu diễn (ký hiện) tránh từng ký hiệu.
+ Ký hiệu đường biểu diễn cần được phân biệt:
- Màu sắc (đen, xanh, đỏ…)
- Ký tự riêng (thường được dùng nhiều)
4- Biểu đồ kết hợp cột và đường.
- Dùng để thể hiện động lực phát triển và mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng.
- Biểu đồ kết hợp : kết hợp đề mục 1 và 3 trong phần II của bài. Cần chú ý thể hiện rõ nhất mối tương qua giữa 2 loại biểu đồ được vẽ kết hợp.
- Yêu cầu :
+ Kết hợp yêu cầu của biểu đồ hình cột và đường biểu diễn.
5- Biểu đồ miền :
- Dùng để thể hioện cả hai mặt cơ cấu và động thái phát triển của đối tượng.
- Ranh giới của biểu đồ miền là đường biểu diễn
- Giá trị đại lượng trên trục đúng là %.
Nếu bài ra cho số liệu đơn vị tuyệt đối thì cần phải xử lý số liệu từ đơn vị tuyệt đối sang số liệu đơn vị tương đối.
III- Đọc kĩ yêu cầu
Có nhiều loại biểu đồ. Để vẽ biểu đồ, học sinh cần đọc kĩ bài ra vẽ biểu về quá trình gia tăng dân số, cơ cấu lao động, tình hình sản xuất lương thực ở một vùng kinh tế hay của Việt Nam.
- Để chọn biểu đồ thích hợp :
+ Biểu đồ cột (thanh ngang)
+ Biều đồ tròn (vuông)
+ Đồ thị (đườngbiểu diễn)
+ Biểu đồ kết hợp (cột+đường)
+ Biểu đồ miền.
IV- Các bước tiến hành vẽ biểu đồ.
- Xử lý số liệu (từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối) đơn vị % nếu yêu cầu bài ra vẽ biểu đồ hình tròn hoặc miền.
- Xác định tỉ lệ đường tròn
- Vẽ biểu đồ
+Vẽ
+ Ghi bảng chú giải (kí hiệu)
+ Tên bản đồ (tên chung nếu là biểu đồ so sánh).
V- Một số lưu ý khi vẽ biểu đồ.
- Đọc kĩ số liệu bài ra
- Tuyệt đối không dùng màu để tô, kí hiệu trên bản đồ.
- Nếu là biểu đồ tròn: khi vẽ đường tròn, vẽ 1 bán kính trùng với phương kim đồng hồ chỉ 12 giờ và chia theo chiều kim đồng hồ.
- Bất cứ một biểu đồ nào cũng cần chú giải và tên bản đồ.
VI- Giới thiệu các bài tập thực hành.
- Phần giới thiệu bài tập thực hành, giáo viên cho học sinh đọc đề bài, xác định yêu cầu: dạng biểu đồ và bài tham khảo mẫu.
- Bài tập 1- Bài tập2
- Bài tập3- Bài tập 4- Bài tập 5
Bài tập 1: Biểu đồ hình cột:
* Dạng 1:
Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tình hình sản xuất lúa gạo ở nước ta trong thời kỳ 1990-2002 dựa vào bảng số liệu sau:
Năm
Sản lượng (triệu tấn)
1980
11,6
1985
15,9
1990
19,2
1995
24,9
2002
34,4
Biểu đồ thể hiện sản lượng lúa gạo ở nước ta từ năm 1980 đến 2002.
Dạng 2: (Bài tập 2-trang 33 sách giáo khoa Địa lý lớp 9).
Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%).
Năm
Tổng số
Gia súc
Gia cầm
Sản phẩm trứng, sữa
Phụ phẩm chăn nuôi
1990
100,0
63,9
19,3
12,9
3,9
2002
100,0
62,8
17,5
17,3
2,4
Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (1990-2002)
Bài tập 2: Biểu đồ hình tròn:
* Dạng 1: Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu sử dụng lao động theo ngành năm 2003 theo số liệu dưới đây.
Năm
Lao động %
203
Nông, lâm, ngư nghiệp
59,6
Công nghiệp xây dựng
16,4
Dịch vụ
24,0
Biểu đồ cơ cấu sử dụng lao động theo ngành năm 2003
* Dạng 2: Bài 1 - trang 38 sách giáo khoa Địa lý 9.
Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm ở nước ta năm 1990 và 2002 theo bảng số liệu sau đây:
Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (nghìn ha)
Năm
Các nhóm cây
1990
2002
Cây lương thực
9040,0
12831,4
Cây công nghiệp
6474,6
8320,3
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
1366,1
2173,8
Các bước tiến hành
Xử lý số liệu (đơn vị %)
Năm
Các nhóm cây
1990
2002

File đính kèm:

  • doccach ve bieu do.doc