Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai - Nguyễn Khắc Thái Sơn
MỤC LỤC
Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.3 VÀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI.3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC . 3
1.1.1. Một số vấn đề chung về quản lý hành chính nhà nước .3
1.1.2. Một số vấn đề cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước Việt Nam 10
1.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NUỚC VỀ ĐẤT ĐAI. 18
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai .18
1.2.2. Mục đích, yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai.21
1.2.3. Nguyên tắc của quản lý nhà nước về đất đai .21
1.2.4. Đối tượng của quản lý nhà nước về đất đai.22
1.2.5. Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai.26
1.2.6. Các công cụ quản lý nhà nước về đất đai .29
Chương 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA.32
2.1. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA
DƯỚI CHẾĐỘ CŨ. 32
2.1.1. Sơ lược về công tác quản lý nhà nước vềđất dai ở nước ta trong thời kỳ đầu lập
nước .32
2.1.2. Sơ lược về công tác quản lý nhà nước vềđất đai ở nước ta trong thời kỳ phong
kiến .32
2.1.3. Sơ lược về công tác quản lý nhà nước vềđất đai ở nước ta trong thời kỳ Pháp
thuộc .34
2.1.4. Sơ lược về công tác quản lý nhà nước vềđất dai ở miền Nam trong thời kỳ Mỹ -
Nguỵ tạm chiếm (1954 -1975) .36
2.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA TƯ NĂM 1945
ĐẾN NAY . 38
2.2.1. Những nội dung cơ bản của công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta từ
năm 1945 đến nay .38
2.2.2. Hệ thống cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta từ năm
1945 đến nay .58
Chương 3: NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI.90
3.1. BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, SỬ
DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC VĂN BẢN ĐÓ. 90
3.2. XÁC ĐỊNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH, LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA GIỚI
HÀNH CHÍNH, LẬP BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH . 94
dự kiến phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án. -Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của từng phương án phân bổ quỹ đất để lựa chọn phương án phù hợp nhất. Cụ thể: phân tích hiệu quả kinh tế bao gồm việc dự kiến các nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và chi phí cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư; phân tích ảnh hưởng xã hội bao gồm việc dự kiến số hộ dân phải di dời, số lao động mất việc làm do bị thu hồi đất, số việc làm mới được tạo ra từ việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất; đánh giá tác động môi trường của việc sử dụng đất theo mục đích sử dụng mới của phương án phân bổ quỹ đất. -Căn cứ vào kết quả phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trên để lựa chọn phương án phân bổ quỹ đất hợp lý; thể hiện phương án quy hoạch sử dụng đất được lựa chọn trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất; xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường cần phải áp dụng đối với từng loại đất, phù hợp với địa bàn quy hoạch. -Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất phù hợp với đặc điểm của địa bàn quy hoạch. Đối với lập quy hoạch chi tiết của xã, phường, thị trấn, khu công nghệ cao, khu kinh tế cần chú ý phương án quy hoạch sử dụng đất được lựa chọn phải được thể hiện trên bản đồ địa chính; trường hợp quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được xét duyệt thì phải thể hiện trên bản đồ địa chính. Mặt khác, khi lập quy hoạch chi tiết cần tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân bằng cách: -Dự thảo quy hoạch sử dụng đất chi tiết phải được giới thiệu đến từng tổ dân phố, thôn, xóm, buôn, ấp, làng, bản, phum, sóc và các điểm dân cư khác; đồng thời phải được niêm yết công khai tại trụ sởủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất; - Tổ chức tiếp nhận ý kiến đóng góp trực tiếp của nhân dân hoặc ý kiến đóng góp thông qua đại diện của điểm dân cư, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể ở địa phương; lấy ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Thời hạn lấy ý kiến đóng góp của nhân dân là 30 ngày. Cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết của xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân để hoàn chỉnh dự thảo quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Nội đung cơ bản cần thể hiện trong kế hoạch sử dụng đất của các cấp bao gồm: -Đánh giá, phân tích kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước gồm: kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đối với từng loại đất và chuyển đổi giữa các loại đất; kết quả khai hoang mở rộng diện tích đất để sử dụng vào các mục đích; kết quả về chất lượng việc thực hiện các chỉ tiêu trong kế hoạch sử dụng đất; việc thực hiện các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, các loại thuế liên quan đến đất đai và chi phí cho bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất. Kế hoạch thu hồi diện tích các loại đất để phân bổ cho nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển công nghiệp, dịch vụ; phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn; quốc phòng, an ninh; đối với các công trình, dự án đã có chủ đầu tư thì lập danh mục kèm theo quy mô sử dụng đất, địa điểm, dự kiến tiến độ thực hiện và tiến độ thu hồi đất. - Kế hoạch chuyển diện tích đất chuyên trồng lúa nước và đất có rừng sang sử dụng vào mục đích khác, xác định khu vực được chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong đất nông nghiệp. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích bao gồm việc xác định địa điểm, diện tích và tiến độ khai hoang đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp. -Dự kiến các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. -Xác định giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất bảo đảm thực hiện đúng tiến độ kế hoạch. Lập kế hoạch thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng phải được phân bổ chi tiết đến từng năm. Đối với lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết của xã, phường, thị trấn, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì cần chú ý phải gắn liền với thửa đất. Riêng việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh được quy định theo ngành dọc, tức là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh trình Chính phủ xét duyệt. Nội dung quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh bao gồm: đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh; xác định nhu cầu sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của Nhà nước; xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh giao lại cho địa phương để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội; các giải pháp để tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh. Nội dung kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh bao gồm: đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an' ninh của kỳ kế hoạch trước đó; xác định vị trí, diện tích đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh trong kế hoạch 5 năm và cụ thể hoá đến từng năm; xác định cụ thể vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh bàn giao lại cho địa phương quản lý trong 5 năm; các giải pháp để tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh. 3.4.2.6. Thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là rất quan trọng nhưng để phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được áp dụng thì cần phải được cấp có thẩm quyền quyết định xét duyệt. Thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định như sau: Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước do Chính phủ trình; Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp các phường, thị trấn và các xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị trong kỳ quy hoạch sử dụng đất; Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị trong kỳ quy hoạch sử dụng đất. Pháp luật đất đai không chỉ quy định thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà còn quy định hồ sơ khi trình để xét duyệt cần phải đảm bảo 4 loại tài liệu sau: tờ trình của cơ quan có thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bản đồ hiện trạng sử dụng đất; bản đồ quy hoạch sử dụng đất (đối với trường hợp xét duyệt quy hoạch sử dụng đất). 3.4.2.7. Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Cùng với sự phát triển của xã hội trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử đụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, xét duyệt chắc chắn không tránh khỏi những điểm chưa phù hợp, thậm chí không thể thực hiện được. Vì vậy, việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là việc làm không thể thiếu được trong nội dung "Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất". Tuy nhiên, nếu không quy định chặt chẽ sẽ dẫn đến việc các cấp, các ngành lợi dụng việc được phép điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà tuỳ tiện thay đổi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vì mục đích khác. Dự liệu được điều này nên Luật Đất đai 2003 đã quy định việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau đây: -Có sựđiều chỉnh mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt mà sự điều chỉnh đó làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất. -Do tác động của thiên tai, chiến tranh làm thay đổi mục đích, cơ cấu, vị trí, diện tích sử dụng đất. Có sựđiều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp làm ảnh hưởng tới quy hoạch sử dụng đất của cấp mình. Có sựđiều chỉnh địa giới hành chính của địa phương. Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện khi có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất hoặc có sự thay đổi về khả năng thực hiện kế hoạch sử dụng đất. Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất là một phần của nội dung quy hoạch sử dụng đất. Nội dung điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất là một phần của nội dung kế hoạch sử dụng đất. Pháp luật đất đai cũng quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp nào thì có thẩm quyền quyết định, xét duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp đó. Quy định như vậy là hết sức khoa học vì sẽ gắn trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền quyết định, xét duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với cơ quan có thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết gồm: -Bổ sung, điều chỉnh hoặc huỷ bỏ các công trình, dự án trong kỳ quy hoạch, kế hoạch. Thay đổi cơ cấu các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp; thay đổi vị trí, diện tích các khu đất đã khoanh định theo chức năng trong nhóm đất phi nông nghiệp; thay đổi chỉ tiêu đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng. Thay đổi tiến độ thực hiện kế hoạch nhanh hơn hoặc chậm hơn từ 3 năm trở lên so với kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt. Giải pháp tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hồ sơ xét duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất chi tiết
File đính kèm:
- Quản lý nhà nước & QL đất đai.pdf